Bạn đang xem bài viết Soạn Sinh 8 Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng Giải SGK Sinh học 8 trang 83 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Soạn Sinh 8 Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững được kiến thức về tiêu hóa ở khoang miệng, nước và đẩy thức ăn qua thực quản. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh học 8 chương 5 trang 83.
Việc giải bài tập Sinh 8 bài 25 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài.
Lý thuyết Tiêu hóa ở khoang miệng
I. Tiêu hóa ở khoang miệng
1. Cấu tạo khoang miệng
– Các cơ quan tiêu hóa trong khoang miệng:
- Răng: nghiền nhỏ thức ăn
- Lưỡi: đảo trộn thức ăn
- Tuyến nước bọt: tiết nước bọt
2. Tiêu hóa ở khoang miệng
– Các hoạt động khi thức ăn được đưa vào trong khoang miệng gồm:
+ Biên đổi lí học: nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt thực hiện các hoạt động tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn: làm mềm thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt, tạo viên vừa để nuốt.
+ Biến đổi hóa học: hoạt động của enzim amilaza trong hóa học: biến đổi một phần tinh bột (chín) trong thức ăn thành đường mantozo.
II. Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản
– Khi viên thức ăn được tạo ra và thu gọn trên mặt lưỡi thì phản xạ nuốt bắt đầu.
– Đầu tiên lưỡi nâng cao lên viên thức ăn chạm vòm họng rồi hơi rụt lại một chút để viên thức ăn được chuyển xuống họng, vào thực quản.
– Khi nuốt, lúc lưỡi nâng lên đồng thời kéo nắp thanh quản đóng kín lỗ khí quản (tránh cho thức ăn bị lọt vào đường hô hấp), khẩu cái miệng nâng lên đóng kín 2 lỗ thông lên mũi (tránh cho thức ăn lọt lên mũi).
– Khi thức ăn lọt vào thực quản, các cơ vòng ở thực quản lần lượt co đẩy dần viên thức ăn xuống dạ dày.
* Kết luận:
Thức ăn được nuốt xuống thực quản nhờ họat động chủ yếu của lưỡi và được đẩy qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của các cơ thực quản.
Giải bài tập Sinh học 8 Bài 25 trang 83
Bài 1 (trang 83 SGK Sinh học 8)
Thực chất biến đổi lí học của thức ăn trong khoang miệng là gì ?
Gợi ý đáp án
Thực chất biến đổi lí học của thức ăn trong khoang miệng như sau:
Nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt làm cho thức ăn đưa vào khoang miệng trở thành viên thức ăn mềm, nhuyễn, thấm đẫm nước bọt và dễ nuốt.
Bài 2 (trang 83 SGK Sinh học 8)
Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ ” Nhai kĩ no lâu”.
Gợi ý đáp án
Giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ ” Nhai kĩ no lâu” như sau:
Về mặt sinh học: khi nhai kĩ, thức ăn được nghiền nát thành những mảnh nhỏ, sẽ dễ thấm dịch vị và enzyme, dẫn tới hiệu quả tiêu hóa thức ăn cao, bổ sung nhiều năng lượng cho cơ thể nên no được lâu. Ngoài ra, thức ăn được nghiền nhỏ ở miệng sẽ góp phần giảm gánh nặng cho dạ dày, cơ thể đỡ tiêu tốn năng lượng cho hoạt động tiêu hóa cơ học ở dạ dày.
Nhai kỹ no lâu là hiện tượng thức ăn khi được vài miệng lúc ăn,cơ thể chúng ta sẽ tiết ra một loại enzim (nước bọt),tiêu hoá thức ăn trước khi đy xuống dạ dày
Nhai kỹ khiến cho dễ phân hủy các chất tinh bột ->glucozo, dễ hấp thụ tại ruột non, khi thức ăn dc vận chuyển xuống dạ dày thì dạ dày lại tiết ra một chất enzim nữa,tạo cho ta một cảm giác đói,muốn ăn. Ăn lâu thì dạ dày hok tiết chất enzim này nữa, khiến cho ta có cảm giác no,đầy bụng->no lâu
Bài 3 (trang 83 SGK Sinh học 8)
Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì còn lại những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp ?
Gợi ý đáp án
Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì những chất trong thức ăn vẫn cần được tiêu hóa tiếp là : gluxit, lipit, prôtêin.
Bài 4 (trang 83 SGK Sinh học 8)
Khi ta ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này có thể được biến đổi trong khoang miệng như thế nào ?
Gợi ý đáp án
Khi ta ăn cháo hay uống sữa, sự biến đổi các loại thức ăn này trong khoang miệng bao gồm :
- Với cháo : thấm một ít nước bọt, một phần tinh bột trong cháo bị enzim amilaza phân giải thành mantôzơ .
- Với sữa: thấm một ít nước bọt, sự tiêu hóa hóa học không diễn ra ở khoang miệng do thành phần hóa học của sữa là prôtêin và đường đôi hoặc đường đơn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn Sinh 8 Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng Giải SGK Sinh học 8 trang 83 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.