Bạn đang xem bài viết Soạn Sinh 8 Bài 2: Cấu tạo cơ thể người Giải SGK Sinh học 8 trang 10 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải Sinh 8 Bài 2: Cấu tạo cơ thể người là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần câu hỏi và bài tập được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Giải Sinh học 8 Bài 2 trang 10 giúp các em hiểu được cấu tạo, sự phối hợp hoạt động của các cơ quan. Giải Sinh 8 bài 2 Cấu tạo cơ thể người được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải Sinh 8: Cấu tạo cơ thể người mời các bạn cùng tải tại đây.
Lý thuyết Cấu tạo cơ thể người
I. Cấu tạo
1. Các phần cơ thể
– Cơ thể người chia làm 3 phần: đầu, thân và chi.
– Các khoang của cơ thể: khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách với nhau bằng cơ hoành.
2. Các hệ cơ quan
– Hệ cơ quan gồm các cơ quan cùng phối hợp hoạt động thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể.
– Cơ thể chúng ta gồm nhiều hệ cơ quan như: hệ vận động, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết và hệ thần kinh.
-Ngoài các hệ cơ quan trên, cơ thể còn có: lớp da bao bọc và bảo vệ cơ thể, các giác quan, hệ nội tiết và hệ sinh dục.
II. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan
⇒ Các cơ quan trong cơ thể là một khối thống nhất, có sự phối hợp với nhau, cùng thực hiện chức năng sống. Sự phối hợp này được thực hiện nhờ cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch (dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn mang theo hoocmon do tuyến nội tiết tiết ra)
Trả lời câu hỏi nội dung bài học Sinh 8 bài 2
Trả lời câu hỏi trang 8
Quan sát hình 2 – 1 và 2 – 2, kết hợp với tự tìm hiểu bản thân, hãy trả lời các câu hỏi sau:
– Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần đó.
– Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào?
– Những cơ quan nào nằm trên khoang ngực?
– Những cơ quan nào nằm trên khoang bụng?
Gợi ý đáp án
– Cơ thể người có 3 phần: đầu, thân và tay chân. Cơ thể người được bao bọc bởi da.
– Có 2 khoang cơ thể lớn nhất là khoang ngực và khoang bụng. 2 khoang này nằm ở phần thân và ngăn cách nhau bởi cơ hoành.
– Khoang cơ thể chứa các cơ quan nội tạng:
- Khoang ngực chứa: tim, phổi, khí quản, thực quản.
- Khoang bụng chứa: dạ dày, ruột, gan, túi mật, tuy, lách, thận, bóng đái, cơ quan sinh dục.
Trả lời câu hỏi trang 9
Hãy ghi tên các cơ quan có trong thành phần của mỗi hệ cơ quan và chức năng chính của mỗi hệ cơ quan vào bảng 2.
Trả lời:
Hệ cơ quan | Các cơ quan trong từng hệ cơ quan | Chức năng của hệ cơ quan |
Hệ vận động | Cơ và xương | Giúp cơ thể vận động |
Hệ tiêu hóa | Miệng, ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá | Giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng |
Hệ tuần hoàn | Tim và hệ mạch | Tuần hoàn máu, lưu thông bạch huyết, đổi mới nước mô ; Vận chuyển các chất trong cơ thể tới nơi cần thiết, giúp cho sự trao đổi chất ở tế bào |
Hệ hô hấp | Mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi | Giúp cơ thể trao đổi khí (02 và C02) |
Hệ bài tiết | Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái |
-Lọc máu. -Bài tiết nước tiểu. Duy trì tính ổn định của môi trường trong. |
Hệ thần kinh | Não, tuỷ sống, dây thần kinh và hạch thần kinh | Điều khiển, điều hoà và phối hợp mọi hoạt động của cơ thể bằng xung thần kinh. |
Giải bài tập Sinh học lớp 8 Bài 2
Bài 1 (trang 10 SGK Sinh học 8)
Cơ thể người gồm mấy phần, là những phần nào ? Phần thân chứa những cơ quan nào ?
Gợi ý đáp án
– Cơ thể người gồm 3 phần: phần đầu, phần thân và phần chi (tay, chân).
– Phần thân gồm khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách bởi cơ hoành.
- Khoang ngực chứa tim, phổi.
- Khoang bụng chứa gan, ruột, dạ dày, thận, bóng đái và cơ quan sinh sản.
Bài 2 (trang 10 SGK Sinh học 8)
Bằng một ví dụ, em hãy phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể.
Gợi ý đáp án
Ví dụ về vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể như sau:
Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Cùng lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động: nhịp tim tăng, mạch máu giãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi tiết nhiều… Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn Sinh 8 Bài 2: Cấu tạo cơ thể người Giải SGK Sinh học 8 trang 10 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.