Bạn đang xem bài viết Soạn bài Trong lòng mẹ – Cánh Diều 6 Ngữ văn lớp 6 trang 51 sách Cánh Diều tập 1 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Văn bản Trong lòng mẹ trích trong Những ngày thơ ấu của nhà văn Nguyên Hồng. Tác phẩm sẽ được học trong chương trình môn Ngữ văn lớp 6.
Hôm nay, Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn Soạn văn 6: Trong lòng mẹ, thuộc bộ sách Cánh Diều. Với tài liệu này, các bạn học sinh sẽ thể chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn.
Kiến thức Ngữ văn
1. Kí
– Kí là một loại văn xuôi thường ghi lại sự việc và con người một cách xác thực.
– Hồi kí là một thể của kí dùng để ghi chép lại những sự việc, những quan sát, nhận xét và tâm trạng có thực mà tác giả đã trải qua.
– Du kí là một thể của kí dùng để ghi lại những điều đã chứng kiến trong một chuyến đi diễn ra chưa lâu của bản thân tới một miền đất khác.
– Tính chất xác thực của sự việc mà kí ghi chép được thể hiện qua một hoặc nhiều yếu tố cụ thể như thời gian (ngày, tháng, năm…); địa điểm diễn ra sự việc; sự có mặt của người khác như người thân trong gia đình, bạn bè… cùng tham gia vào một sự việc. Người kể trong kí thường kể theo ngôi thứ nhất.
2. Người kể ngôi thứ nhất và người kể ngôi thứ ba
– Người kể ngôi thứ nhất trong truyện hoặc kí thường xưng “tôi”, trực tiếp kể lại những gì đã chứng kiến, trải qua; trực tiếp thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của mình…
Ví dụ: “Tôi đã bỏ cái khăn tang bằng vải màn ở trên đầu đi rồi. Không phải đoạn tang thầy tôi mà vì tôi mới mua được cái mũ trắng quấn băng đen”. (Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng)
– Người kể ngôi thứ ba là người ngoài cuộc, không tham gia câu chuyện nhưng biết hết mọi việc, vì vậy có thể kể lại một cách tự do, linh hoạt toàn bộ những gì đã diễn ra. Ví dụ: “Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước”. (Sự tích Hồ Gươm)
3. Từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn
– Từ đa nghĩa là từ có hai nghĩa trở lên. Ví dụ, từ ăn có hơn 10 nghĩa, trong đó có các nghĩa như;
a. đưa thức ăn vào cơ thể qua miệng (ăn cơm)
b. ăn uống nhân dịp gì đó (ăn Tết)
c. máy móc, phương tiện giao thông tiếp nhận nhiên liệu (tàu ăn than)…
– Từ đồng âm là những từ có cách phát âm và viết chữ giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau.
Ví dụ: đường với nghĩa chất kết tinh có vị ngọt (ngọt như đường) đồng âm với đường có nghĩa là lối đi được tạo ra để nối các nơi (đường đến trường). Trong câu, mỗi từ thường chỉ được dùng với một nghĩa.
– Để hiểu đúng nghĩa của từ trong câu, cần dựa vào các từ ngữ xung quanh nó. Tuy nhiên trong một số trường hợp, người nói người viết có thể cố ý dùng một từ theo hai nghĩa như một cách chơi chữ.
Ví dụ: Trong bài ca dao sau, tác giả đã có ý dùng từ lợi theo hai nghĩa:
Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.
– Từ mượn là những từ mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm… mà tiếng Việt chưa có từ ngữ thích hợp để biểu thị.
Ví dụ:
- Từ mượn tiếng Hán (tiếng Trung Quốc): tác phẩm, văn học, sứ giả, hòa bình…
- Từ mượn tiếng Pháp: (nhà) ga, xà phòng, mùi soa, pa nô, áp phích…
- Từ mượn tiếng Anh: mít tinh, ti vi…
Các từ đã được Việt hóa thì viết như tiếng Việt. Còn thuật ngữ khoa học thì cần viết theo nguyên dạng để dễ tra cứu khi cần thiết, ví dụ: acid, oxygen, hydro… Mượn từ là một cách làm giàu cho ngôn ngữ dân tộc. Tuy nhiên để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, chỉ nên mượn từ khi thật sự cần thiết và đã mượn thì phải tìm hiểu kĩ để sử dụng cho đúng.
Soạn bài Trong lòng mẹ – Mẫu 1
1. Chuẩn bị
– Tác giả viết về nhân vật Hồng, về sự việc đó là cuộc trò chuyện giữa Hồng và bà cô, việc Hồng gặp lại mẹ. Mục đích của tác giả khắc họa chân thực những cay đắng, tủi cực của nhà văn khi còn thơ ấu. Đồng thời tác giả cũng muốn khẳng định tình yêu thương sâu nặng với người mẹ bất hạnh.
– Những yếu tố của văn bản cho biết tính xác thực của điều được kể:
- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể xưng tôi.
- Nhân vật trong truyện tên là Hồng – giống với tên nhà văn.
- Hôn nhân của bố mẹ Nguyên Hồng là cuộc hôn nhân không có tình yêu. Bất chấp mọi thành kiến độc ác của xã hội và của những người trong gia đình về mẹ, cậu bé Hồng sớm hiểu và cảm thông với nỗi đau khổ của người mẹ, hai mẹ con luôn giữ tình mẫu tử sâu sắc.
– Cảm xúc, thái độ của người kể chuyện đối với sự việc và các nhân vật:
- Hồng với bà cô: căm ghét, thù hận vì những lời nói xấu xa của bà cô.
- Hồng dành cho mẹ: tình cảm yêu thương, nhớ mong và tôn trọng mẹ.
2. Đọc hiểu
Câu 1. Phần (1) cho biết hoàn cảnh của nhân vật “tôi” như thế nào?
Hoàn cảnh của nhân vật “tôi”: Cha mất sớm, người mẹ phải đi tha hương cầu thực. Hồng phải sống cùng với người cô độc ác.
Câu 2. Phản ứng của nhân vật “tôi” trước lời kể của người cô như thế nào?
Phản ứng của nhân vật “tôi” trước lời kể của người cô:
- Nghĩ đến hình ảnh người mẹ đã định trả lời rằng “có”.
- Nhưng hiểu được ý định của bà cô: “muốn gieo giắc những hoài nghi để tôi khinh miệt…” nên đã cười đáp lại rằng “Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về”.
Câu 3. Phần 3 kể về việc gì? Đây có phải là nội dung chính của văn bản không? Có liên quan gì đến nhan đề văn bản?
- Phần 3 kể về việc: Hồng gặp lại mẹ sau nhiều ngày xa cách, được ngồi vào lòng mẹ.
- Đây là nội dung chính, liên quan đến nhan đề của văn bản. Bởi khi gặp lại mẹ, Hồng đã ngồi khóc trong lòng của mẹ, hình ảnh này cũng thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng của mẹ con Hồng.
Câu 4. Tìm các từ ngữ tả hành động và cảm xúc của nhân vật tôi khi bất ngờ gặp lại mẹ.
Các từ ngữ tả hành động và cảm xúc bất ngờ của nhân vật “tôi” khi bất ngờ gặp lại mẹ:
- Chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống giống mẹ, tôi liền đuổi theo gọi bối rối: “Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!”…
- Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi chúng nó khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên hè.
- Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và, khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại.
- “… tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở”.
Câu 5. Người mẹ hiện lên trong cái nhìn của “tôi” như thế nào?
Người mẹ hiện lên trong cái nhìn của “tôi”:
- Không còm cõi xơ xác quá như lời cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi nói.
- Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong, và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má.
- Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
Câu 6. Tranh minh họa gợi suy nghĩ gì về tình mẫu tử?
Tranh minh họa gợi suy nghĩ về tình mẫu tử: Ấm áp, thiêng liêng không có gì sánh được.
Câu 7. Tình mẫu tử thể hiện như thế nào qua cử chỉ, hành động và cảm xúc của “tôi”?
Tình mẫu tử thể hiện như thế nào qua cử chỉ, hành động và cảm xúc của “tôi”:
- Cử chỉ, hành động: ngồi trên đệm xe, đùi áp vào đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi…
- Cảm xúc: thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt…
Câu 8. Vì sao “câu nói ấy bị chìm ngay đi”?
Câu nói ấy chìm ngay đi bởi chính tình yêu thương của người mẹ đã khiến cho mọi tủi nhục trước đây biến mất.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Sự việc chính mà tác giả kể lại ở đoạn trích Trong lòng mẹ là gì? Sự việc ấy được tập trung thể hiện ở phần nào của văn bản?
– Sự việc chính mà tác giả kể lại ở đoạn trích Trong lòng mẹ: Cuộc gặp gỡ cảm động của Hồng và mẹ.
– Sự việc ấy được tập trung thể hiện ở phần cuối của văn bản.
Câu 2. Hình ảnh người mẹ qua lời kể của người cô và trong suy nghĩ, tình cảm của nhân vật “tôi” có gì khác nhau?
– Hình ảnh mẹ qua lời kể của bà cô: một người đàn bà góa chồng, nợ nần cùng túng và phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực.
– Hình ảnh người mẹ trong suy nghĩ, tình cảm của nhân vật “tôi”: một người phụ nữ bất hạnh, phải chịu mọi những gièm pha, khinh bỉ của xã hội nhưng vẫn dành tình yêu thương và lòng kính mến cho mẹ.
Câu 3. Dẫn ra một số câu văn thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi” khi gặp lại mẹ. Từ đó, hãy nêu nhận xét về nhân vật này.
– Một số câu văn thể hiện cảm xúc:
- Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.
- Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người miệng, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.
- Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì.
=> Sự ngạc nhiên xen lẫn cảm xúc vui mừng, cuối cùng sau bao nhiêu ngày xa cách Hồng cũng được gặp lại mẹ.
=> Hồng là một cậu bé nhạy cảm, giàu tình yêu thương.
Câu 4. Chỉ ra một số biểu hiện của đặc điểm thể loại hồi kí trong đoạn trích.
– Người kể trong đoạn trích tên là Hồng (xưng tôi).
– Những sự kiện trong đoạn trích giống với cuộc đời của tác giả: Hôn nhân của bố mẹ Nguyên Hồng là cuộc hôn nhân không có tình yêu. Bất chấp mọi thành kiến độc ác của xã hội và của những người trong gia đình về mẹ, cậu bé Hồng sớm hiểu và cảm thông với nỗi đau khổ của người mẹ, hai mẹ con luôn giữ tình mẫu tử sâu sắc.
Câu 5. Viết khoảng 4 – 5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng.
– Gợi ý:
- Nội dung: Đoạn trích khắc họa chân thực những cay đắng, tủi cực của nhà văn khi còn thơ ấu. Đồng thời tác giả cũng muốn khẳng định tình yêu thương sâu nặng với người mẹ bất hạnh.
- Nghệ thuật: Hình ảnh chân thực, lời văn nhẹ nhàng, kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm…
- Cảm nhận: Đồng cảm trước tâm trạng của nhân vật tôi, cảm động trước tình mẫu tử thiêng liêng…
– Đoạn văn mẫu:
Đoạn trích “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng đã đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc. Cậu bé Hồng hiện lên thật đáng thương. Cha mất sớm, mẹ phải đi làm ăn xa và nguyên một năm không gửi lấy mộ đồng qua hay một lời hỏi thăm. Hồng phải sống với người cô độc ác. Lúc nào, cô của Hồng cũng muốn gieo vào đầu cậu những ý nghĩa xấu xa về mẹ. Dù vậy, Hồng vân dành cho mẹ tình yêu tha thiết. Cậu bênh vực người mẹ trước những hủ tục: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quá vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”. Lời văn cũng chính là tiếng nói bênh vực dành cho người phụ nữ trong xã hội xưa của nhà văn Thạch Lam. Đặc biệt nhất là đoạn miêu tả cảnh Hồng gặp lại. Câu văn khiến chúng ta cảm thấy ấn tượng nhất có lẽ là: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người miệng, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Từ đó, người đọc nhận ra tầm quan trọng của tình mẫu tử. Có thể khẳng định rằng “Trong lòng mẹ” đã đem đến một bài học lớn về tình cảm gia đình.
Xem thêm tại Tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ
Soạn bài Trong lòng mẹ – Mẫu 2
1. Tác giả
– Nguyên Hồng (1918 – 1982), tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định.
– Tuổi thơ của Nguyên Hồng phải trải qua nhiều cay đắng, bất hạnh: thiếu thốn không chỉ về vật chất mà còn về tình cảm gia đình.
– Trước cách mạng, ông sống chủ yếu ở Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo.
– Ngay từ tác phẩm đầu tay, ông đã hướng ngòi bút của mình vào những con người nghèo khổ. Ông được nhận định rằng ông là nhà văn của phụ nữ và trẻ em.
– Sau cách mạng, ông tiếp tục sáng tác bền bỉ. Các tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại khác nhau: tiểu thuyết, kí, thơ và nổi bật nhất là tiểu thuyết sử thi nhiều tập.
– Một số tác phẩm tiêu biểu:
- Tiểu thuyết: Bỉ vỏ (1938), Cuộc sống (1942), Sóng gầm (1961), Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976)…
- Truyện: Hai dòng sữa (truyện ngắn, 1943), Vực thẳm (truyện vừa, 1944), Miếng bánh (truyện ngắn, 1945)…
- Hồi ký: Những ngày thơ ấu (đăng báo lần đầu năm 1938, xuất bản năm 1940), Một tuổi thơ văn (1973), Những nhân vật ấy đã sống với tôi (1978)…
- Bộ tiểu thuyết lịch sử: Núi rừng Yên Thế (gồm nhiều tập, đang được nhà văn viết dở).
2. Tác phẩm
– Hoàn cảnh sáng tác: Đoạn trích “Trong lòng mẹ” được rút từ chương IV của cuốn hồi ký “Những ngày thơ ấu”. Tác phẩm gồm 9 chương, được đăng báo lần đầu năm 1938, được in thành sách năm 1940.
– Bố cục:
- Phần 1. Từ đầu đến “và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?”. Cuộc đối thoại giữa Hồng và bà cô.
- Phần 2. Còn lại. Cuộc gặp gỡ cảm động của Hồng và mẹ.
– Tóm tắt: Sau khi bố mất, mẹ phải đi làm ăn xa tận Thanh Hóa, Hồng phải sống cùng bà cô độc ác. Một hôm, bà cô gọi Hồng lại và hỏi cậu có muốn được đi thăm mẹ. Hiểu được bà cô muốn gieo rắc vào đầu mình những hoài nghi để rồi “ruồng rẫy, căm ghét mẹ”, Hồng từ chối. Mặc dù vậy, bà cô vẫn tiếp tục kể cho cậu nghe về chuyện có người nhìn thấy mẹ Hồng ở Thanh Hóa và đã có em bé. Điều đó khiến cậu cảm thấy xót xa và căm ghét những hủ tục đã khiến mẹ phải xa rời anh em mình. Đến ngày giỗ đầu của bố, mẹ Hồng trở về khiến cậu vô cùng hạnh phúc khi được ngồi trong lòng mẹ, cảm nhận hơi thở quen thuộc của mẹ.
Xem thêm Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Trong lòng mẹ – Cánh Diều 6 Ngữ văn lớp 6 trang 51 sách Cánh Diều tập 1 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.