Bạn đang xem bài viết Soạn bài Trợ từ, thán từ Soạn văn 8 tập 1 bài 6 (trang 69) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trợ từ, thán từ là một trong những từ loại tiếng Việt. Trong chương trình Ngữ Văn lớp 8, học sinh sẽ được tìm hiểu kiền thức tiếng Việt về trợ từ, thán từ.
Hôm nay, Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Trợ từ, thán từ, vô cùng hữu ích. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Soạn bài Trợ từ, thán từ – Mẫu 1
I. Trợ từ
1. Nghĩa của các câu dưới đây có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?
– Sự khác nhau:
- Nó ăn hai bát cơm: Giới thiệu hành động ăn hai bát cơm.
- Nó ăn những hai bát cơm: Nhấn mạnh vào việc ăn nhiều, tới hai bát.
- Nó ăn có hai bát cơm: Nhấn mạnh vào việc ăn ít, chỉ hai bát.
– Lý do: Sự khác nhau đó là do việc sử dụng từ “những”, “có” làm thay đổi sắc thái của câu.
2. Các từ “những và có” trong các câu ở mục 1 đi kèm từ ngữ nào trong câu và biểu thị thái độ gì của người nói đối với sự việc.
– Các từ “những”, “có” đi kèm với các số từ, danh từ.
– Từ “những”, “có” biểu thị thái độ đánh giá của người nói.
Tổng kết:
– Trợ từ là những từ dùng để nhấn mạnh, hoặc biểu thị, thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
– Ví dụ: những, có, chính, đích, ngay, này…
II. Thán từ
1. Các từ này, a và vâng trong những đoạn trích ở SGK biểu thị điều gì?
– Từ “này” dùng để gọi một người nào đó.
– Từ “a” dùng để bộc lộ thái độ tức giận.
– Từ “vâng” dùng để trả lời sự đồng ý hoặc biểu hiện sự lễ phép với người lớn hơn.
2. Nhận xét về cách dùng từ này, a và vâng bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng trong các câu ở SGK.
Đáp án đúng:
a, Các từ ấy có thể làm thành một câu độc lập.
d, Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu.
Tổng kết:
– Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
– Thán từ thường được đứng ở đầu câu, có khi được tách riêng thành một câu đặc biệt.
– Thán từ gồm hai loại chính:
- Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: ôi, a, than ôi, trời ôi…
- Thán từ gọi đáp: này, dạ, vâng, ừ…
III. Luyện tập
Câu 1. Trong các câu ở SGK, từ nào (trong các từ in đậm) là trợ từ, từ nào không phải trợ từ?
– Các trường hợp từ in đậm là trợ từ:
- Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này.
- Anh phải nói ngay điều này cho cô giáo biết.
- Cô ấy đẹp ơi là đẹp.
- Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên.
– Các trường hợp không phải là trợ từ
- Chị Dậu là nhân vật chính của tác phẩm “Tắt đèn”
- Ngay tôi cũng không biết đến việc này.
- Cha tôi là công nhân.
- Tôi nhớ mãi những kỉ niệm thời niên thiếu.
Câu 2. Giải thích nghĩa của các từ in đậm trong các câu ở SGK:
a. Trợ từ “lấy” có tác dụng nhấn mạnh vào sự sự ít ỏi, chỉ những việc đã lâu không làm.
b.
– Từ “nguyên” biểu thị sự toàn vẹn, hoàn thiện.
– Từ “đến” biểu thị mức độ nhiều, làm người khác ngạc nhiên.
c. Từ “cả” biểu thị so sánh toàn bộ.
d. Từ “cứ” biểu thị sự khẳng định, không thay đổi.
Câu 3. Chỉ ra thán từ trong các câu (trích từ tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao).
a. Các từ là: này, ạ, à
b. Các thán từ: chứ, ấy,
c. Các thán từ: vâng
d. Các thán từ: chao ôi,
e. Các thán từ: hỡi ơi
Câu 4. Các thán từ in đậm trong những câu ở SGK bộc lộ cảm xúc gì?
a.
– Từ “Ha ha” bộc lộ cảm xúc sung sướng khi lũ chuột tìm được đồ ăn.
– Từ “ái ái” bộc lộ sự đau đớn (tiếng kêu).
b. Từ “than ôi” bộc lộ sự nuối tiếc, đau đớn và buồn bã.
Câu 5. Đặt năm câu với năm thán từ khác nhau.
– A! Bố đã đi làm về rồi!
– Chao ôi, bông hoa mới đẹp làm sao!
– Chà! Con chó này hung dữ ghê.
– Kìa, sao anh không vào nhà chơi?
– Này, sao cậu không làm bài tập?
Câu 6. Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng.
Gợi ý:
– Gọi dạ, bảo vâng: hành động của con người khi có ai đó hỏi han, chỉ bảo.
– Câu tục ngữ: khuyên con người phải biết lễ phép, kính trọng với những người lớn tuổi.
IV. Bài tập ôn luyện
Câu 1. Xác định từ loại cho các từ in đậm trong các câu sau:
– Chị ơi, bán cho tôi con cá.
– Cậu ấy có tận ba chiếc điện thoại.
– Hoa à, cậu được mấy điểm?
– Tôi mới mua chiếc xe này hôm qua.
– Trời ơi, chiếc áo kia đẹp quá!
– Dạ, hôm qua con mới lên chơi ạ!
– Trời mưa to rồi, mát thật!
– Có khi, nó khóc những mấy tiếng liền.
Câu 2. Đặt câu với những thán từ sau: bớ người ta, eo ôi, úi chà, à.
Gợi ý:
Câu 1.
– Các câu có từ in đậm là thán từ:
- Chị ơi, bán cho tôi con cá.
- Hoa à, cậu được mấy điểm?
- Trời ơi, chiếc áo kia đẹp quá!
- Dạ, hôm qua con mới lên chơi ạ!
– Các câu có từ in đậm là trợ từ:
- Cậu ấy có tận ba chiếc điện thoại.
- Tôi mới mua chiếc xe này hôm qua.
- Trời mưa to rồi, mát thật!
- Có khi, nó khóc những mấy tiếng liền.
Câu 2.
– Bớ người ta, nhà tôi có trộm!
– Eo ôi, con sâu này trông thật đáng sợ!
– Úi chà, anh đã đi chơi về rồi đấy à?
– À! Mẹ quên không mua cho con cặp sách rồi.
Soạn bài Trợ từ, thán từ – Mẫu 2
I. Luyện tập
Câu 1. Trong các câu ở SGK, từ nào (trong các từ in đậm) là trợ từ, từ nào không phải trợ từ?
– Các trường hợp từ in đậm là trợ từ:
- Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này.
- Anh phải nói ngay điều này cho cô giáo biết.
- Cô ấy đẹp ơi là đẹp.
- Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên.
– Các trường hợp không phải là trợ từ
- Chị Dậu là nhân vật chính của tác phẩm “Tắt đèn”
- Ngay tôi cũng không biết đến việc này.
- Cha tôi là công nhân.
- Tôi nhớ mãi những kỉ niệm thời niên thiếu.
Câu 2. Giải thích nghĩa của các từ in đậm trong các câu ở SGK:
a. Từ “lấy” có tác dụng nhấn mạnh vào sự sự ít ỏi, chỉ những việc đã lâu không làm.
b.
– Từ “nguyên” biểu thị sự toàn vẹn, hoàn thiện.
– Từ “đến” biểu thị mức độ nhiều, làm người khác ngạc nhiên.
c. Từ “cả” biểu thị so sánh toàn bộ.
d. Từ “cứ” biểu thị sự khẳng định, không thay đổi.
Câu 3. Chỉ ra thán từ trong các câu (trích từ tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao).
a. Các từ là: này, ạ, à
b. Các thán từ: chứ, ấy,
c. Các thán từ: vâng
d. Các thán từ: chao ôi,
e. Các thán từ: hỡi ơi
Câu 4. Các thán từ in đậm trong những câu ở SGK bộc lộ cảm xúc gì?
a.
– Từ “Ha ha” bộc lộ cảm xúc sung sướng khi lũ chuột tìm được đồ ăn.
– Từ “ái ái” bộc lộ sự đau đớn (tiếng kêu).
b. Từ “than ôi” bộc lộ sự nuối tiếc, đau đớn và buồn bã.
Câu 5. Đặt năm câu với năm thán từ khác nhau.
- Ôi, cậu đã về đấy à?
- A, mẹ đã về nhà rồi!
- Khiếp! Anh ta thật đáng sợ!
- À, câu trả lời hóa ra lại như vậy!
- Ồ, bác đã đến rồi đấy ư?
Câu 6. Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng.
- Gọi dạ, bảo vâng: hành động của con người khi có ai đó hỏi han, chỉ bảo.
- Câu tục ngữ: khuyên con người phải biết lễ phép, kính trọng với những người lớn tuổi.
II. Bài tập ôn luyện
Câu 1. Tìm thán từ trong đoạn văn sau:
Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại. Tôi vui vẻ bảo:
– Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước.
– Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác?…
– Việc gì còn phải chờ khi khác?… Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại. Cụ cứ ngồi xuống đây! Tôi làm nhanh lắm…
– Đã biết, nhưng tôi còn muốn nhờ ông một việc…
Mặt lão nghiêm trang lại…
– Việc gì thế, cụ?
– Ông giáo để tôi nói… Nó hơi dài dòng một tí.
– Vâng, cụ nói.
– Nó thế này, ông giáo ạ!
(Lão Hạc, Nam Cao)
Các thán từ lá: vâng, ạ.
Câu 2. Đặt câu với các trợ từ: những, có
- Chiếc xe những hai mươi triệu cơ à?
- Tôi có mỗi hai cái áo này.
Soạn bài Trợ từ, thán từ – Mẫu 3
I. Trợ từ
1. Nghĩa của các câu dưới đây có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?
– Khác nhau:
- Nó ăn hai bát cơm: Cung cấp thông tin đơn thuần.
- Nó ăn những hai bát cơm: Thể hiện thái độ đánh giá nó ăn hai bát cơm là nhiều.
- Nó ăn có hai bát cơm: Thể hiện thái độ đánh giá nó ăn hai bát cơm là ít.
– Lý do: Sử dụng các từ “những”, “có” làm thay đổi sắc thái của câu.
2. Các từ “những và có” trong các câu ở mục 1 đi kèm từ ngữ nào trong câu và biểu thị thái độ gì của người nói đối với sự việc.
- Các từ “những”, “có” đi kèm với các số từ, danh từ.
- Từ “những”, “có” biểu thị thái độ đánh giá của người nói.
Tổng kết:
– Trợ từ là những từ dùng để nhấn mạnh, hoặc biểu thị, thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
– Ví dụ: những, có, chính, đích, ngay, này…
II. Thán từ
1. Các từ này, a và vâng trong những đoạn trích ở SGK biểu thị điều gì?
- “này”: gọi ông giáo
- “a”: bộc lộ thái độ tức giận
- “vâng”: thể hiện sự đồng ý.
2. Nhận xét về cách dùng từ này, a và vâng bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng trong các câu ở SGK.
a. Các từ ấy có thể làm thành một câu độc lập.
b. Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu.
Tổng kết:
– Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
– Thán từ thường được đứng ở đầu câu, có khi được tách riêng thành một câu đặc biệt.
– Thán từ gồm hai loại chính:
- Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: ôi, a, than ôi, trời ôi…
- Thán từ gọi đáp: này, dạ, vâng, ừ…
III. Luyện tập
Câu 1. Trong các câu ở SGK, từ nào (trong các từ in đậm) là trợ từ, từ nào không phải trợ từ?
– Các trường hợp từ in đậm là trợ từ: a, d, g, i
– Các trường hợp không phải là trợ từ: b, c, e, h
Câu 2. Giải thích nghĩa của các từ in đậm trong các câu ở SGK:
a. Trợ từ “lấy” có tác dụng nhấn mạnh vào sự sự ít ỏi, chỉ những việc đã lâu không làm.
b.
- Từ “nguyên” biểu thị sự toàn vẹn, hoàn thiện.
- Từ “đến” biểu thị mức độ nhiều, làm người khác ngạc nhiên.
c. Từ “cả” biểu thị so sánh toàn bộ.
d. Từ “cứ” biểu thị sự khẳng định, không thay đổi.
Câu 3. Chỉ ra thán từ trong các câu (trích từ tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao).
a. Các từ là: này, ạ, à
b. Các thán từ: chứ, ấy,
c. Các thán từ: vâng
d. Các thán từ: chao ôi,
e. Các thán từ: hỡi ơi
Câu 4. Các thán từ in đậm trong những câu ở SGK bộc lộ cảm xúc gì?
a.
- “ha ha” bộc lộ cảm xúc sung sướng
- “ái ái” bộc lộ sự đau đớn (tiếng kêu).
b. Từ “than ôi” bộc lộ sự nuối tiếc, đau đớn và buồn bã.
Câu 5. Đặt năm câu với năm thán từ khác nhau.
– Ôi chao! Cô ấy mới xinh đẹp làm sao!
– A, mẹ đã về rồi!
– Á, mày dám nói chuyện thế với bà à?
– Ái chà, bác cũng biết chuyện rồi sao?
– Than ôi, tôi khổ thế không biết!
Câu 6. Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng.
Gợi ý:
Câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng khuyên con người phải biết lễ phép, kính trọng với những người lớn tuổi.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Trợ từ, thán từ Soạn văn 8 tập 1 bài 6 (trang 69) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.