Bạn đang xem bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 113 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8 trang 113 sách Kết nối tri thức tập 1 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tài liệu Soạn văn 8: Thực hành tiếng Việt trang 113, sẽ được Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn giới thiệu với những kiến thức hữu ích.
Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn học sinh lớp 8 trong quá trình chuẩn bị bài cho môn Ngữ văn.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 113
Câu 1. Đặt trong ngữ cảnh cuộc đối thoại được thể hiện ở bài ca dao số 2, nghĩa hàm ẩn của câu “Chú chuột đi chợ đường xa/Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo” là gì?
Nghĩa hàm ẩn: chuột đã chạy thoát rồi, mèo không thể bắt được.
Câu 2. Theo em, qua câu ca dao “Cưới em ba chum mật ong/ Mười thúng mỡ muỗi ba nong quýt đầy…”, anh học trò thực sự muốn nói điều gì?
Anh học trò muốn nói rằng gia đình của cô gái thách cưới quá nặng, không thể đáp ứng được.
Câu 3. Cho biết nghĩa hàm ẩn của những câu in đậm trong các trường hợp sau:
a. Chập chập rồi lại chang chang
Con gà sống lớn để riêng cho thầy.
b. Ông Giuốc-đanh: – Thế này là thế nào? Bác may hoa ngược mất rồi.
Phó may: – Ngài có bảo là ngài muốn may xuôi hoa đâu.
Ông Giuốc-đanh: – Lại còn phải bảo cái đó à?
Phó may: – Vâng, phải bảo chứ. Vì tất cả những người quý phái đều mặc như thế này cả.
Gợi ý:
a. Nghĩa hàm ẩn: lễ vật phải nhiều mới vừa lòng thầy cúng, từ đó phê phán thầy cúng tham lam, bịp bợm.
b. Nghĩa hàm ẩm là muốn trở thành người quý phái thì hãy mặc áo hoa ngược, từ đó phê phán thói học đòi của ông Giuốc-đanh.
Câu 4. Xác định nghĩa hàm ẩn của các câu tục ngữ dưới đây:
a. Có tật giật mình.
b. Đời người có một gang tay
Ai hay ngủ ngày, còn có nửa gang.
c. Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước, hôm sau người Cười.
d. Lời nói gói vàng.
e. Lưỡi sắc hơn gươm.
Gợi ý:
a. Người làm điều sai trái thường cảm thấy sợ hãi, lo lắng
b. Phê phán những người lười biếng, sống vô ích
c. Khuyên nhủ con người phải biết tôn trọng người khác, ai cũng có điểm tốt, xấu.
d. Lời nói rất quý giá, giữ gìn hòa khí người với người
e. Lời nói xấu xa, độc địa có thể làm hại người khác
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 113 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8 trang 113 sách Kết nối tri thức tập 1 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.