Bạn đang xem bài viết Soạn bài Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 8 trang 62 sách Chân trời sáng tạo tập 1 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 8.
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.
Soạn bài Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu
Chuẩn bị đọc
Ghi lại một vài cảm nhận của em khi đọc bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh (Ngữ văn 7, tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo) trước khi đọc bài văn này.
Gợi ý:
Với “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh, người đọc đã cảm nhận được những chuyến biển đầy tinh tế của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên lúc vào thu. Những sự vật trong bài thơ đã được tác giả thổi vào đó những hành động của con người. Từ đó, thiên nhiên dường như cũng có xúc cảm, tâm hồn. Sang thu, nhịp sống dường như chậm lại, tất cả trở nên thư thái, nhẹ nhàng hơn. Nếu hai khổ thơ đầu là xúc cảm của nhà thơ trước vẻ đẹp thiên nhiên thì đến khổ thơ cuối, dòng cảm xúc ấy chuyển sang suy tư, triết lý. Thông qua cảnh sắc thiên nhiên đất trời khoảnh khắc giao mùa, nhà thơ đã bày tỏ những suy nghĩ về triết lý nhân sinh. Khi bước sang nửa bên kia con dốc cuộc đời, con người ta sẽ trở nên bản lĩnh hơn, bình tĩnh hơn trước những biến cố, bất ngờ của cuộc sống. Những hiện tượng thiên nhiên như “nắng”, “mưa”, “sấm” là biểu tượng cho những biến cố xảy đến với con người trong cuộc sống. “Hàng cây đứng tuổi” chính là hình ảnh của những con người đã từng trải, đã bước qua thời tuổi trẻ. Bài thơ là một trong những tác phẩm đặc sắc viết về mùa thu.
Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1. Việc nêu ba câu hỏi liên tiếp có tác dụng gì?
Việc nêu ba câu hỏi liên tiếp có tác dụng nhấn mạnh sự bất ngờ, đột ngột.
Câu 2. Em hiểu thế nào về nhận xét “khổ thơ thứ ba là cái gốc của cây thơ đó”?
Khổ thơ thứ ba gửi gắm tình cảm, tư tưởng của tác giả.
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản.
– Luận điểm 1: Mùa thu đến đột ngột, bất ngờ và không hẹn trước.
– Lí lẽ và bằng chứng 1:
- Bắt đầu là hương ổi thơm nao nức
- Gió thu hào phóng đem chia hương mùa thu
- Sương đang “chùng chình qua ngõ”
– Luận điểm 2: Cảm giác sang thu có đích thực hay chỉ là ảo giác
– Lí lẽ và bằng chứng:
- Thiên nhiên được quan sát ở không gian rộng hơn
- Dòng sông êm ả, dềnh dàng…
- Sự vội vã của chim
- Đám mây chuyển mình
– Luận điểm 3: Cái gốc trong khổ thơ thứ ba
– Lí lẽ và bằng chứng 3:
- Mùa thu được khẳng định bằng đoán nhận, kinh nghiệm
- Sự khác thường của mưa, nắng, sấm, chớp…
- Thiên nhiên, con người lắng lại, chừng mực.
Câu 2. Nêu luận đề của văn bản. Dựa trên cơ sở nào em xác định như vậy?
- Luận đề: Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu.
- Dựa trên cơ sở: Nhan đề của văn bản, Luận đề đã thể hiện được nội dung chính của văn bản.
Câu 3. Tìm câu văn thể hiện bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn văn sau:
Với các thi nhân, mùa thu lưu dấu ấn của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng trong trẻo: Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh. Nguyễn Đình Thi,… đều có những câu thơ, bài thơ tuyệt đẹp. Đến lượt mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới.
Câu 4. Em có đồng ý với nhận định: “Nhan đề Sang Thu vừa bao trùm lại vừa thấm vào từng từ ngữ, cảnh vật” hay không? Vì sao?
– Ý kiến: đồng tình
– Giải thích:
Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ, nếu đúng theo ngữ pháp phải là “Thu sang”. Từ đó, nhan đề này đã nhấn mạnh hơn vào khoảnh khắc biến chuyển của đất trời, đó là mùa thu đã đến với những tín hiệu đặc biệt. Nhan đề đã bao trùm được toàn bộ nội dung của bài thơ, thấm vào từng từ ngữ, cảnh vật.
Câu 5. Viết từ bốn đến năm câu để trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên lúc giao mùa.
Gợi ý:
Thiên nhiên lúc giao mùa đem đến cho con người nhiều cảm xúc đẹp đẽ. Đối với tôi, khoảnh khắc chuyển giao từ hạ sang thu gây ấn tượng hơn cả. Chẳng biết từ lúc nào, ánh nắng đã không còn chói chang như ngày hè. Thời tiết cũng dần trở nên dễ chịu hơn, thỉnh thoảng lại có những đợt gió se lạnh. Bầu trời xanh hơn và cao hơn, những đám mây làm biếng trôi chậm chạp. Những chiếc lá cũng dần ngả vàng, hương hoa sữa mới thoảng qua các con phố. Thu sang, nhịp sống dường như cũng chậm hơn, bớt đi cái hối hả và gấp gáp. Chẳng bởi vậy mà nhiều người cho rằng mùa thu là mùa đẹp nhất, thơ nhất trong năm.
Xem thêm: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên lúc giao mùa
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 8 trang 62 sách Chân trời sáng tạo tập 1 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.