Bạn đang xem bài viết Soạn bài Quan thanh tra Cánh diều Ngữ văn lớp 12 trang 50 sách Cánh diều tập 1 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tài liệu Soạn văn 12: Quan thanh tra, được Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn giới thiệu đến bạn đọc với nội dung vô cùng hữu ích.
Hãy cùng tham khảo chi tiết của tài liệu ngay sau đây để có thể chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn.
Soạn bài Quan thanh tra
1. Chuẩn bị
– N.V. Gô-gôn sinh năm 1809, mất năm 1852.
– Ông là một nhà văn hiện thực lớn của nước Nga và của toàn thế giới thế kỷ XIX.
2. Đọc hiểu
Câu 1. Điều gì được thông báo? Vì sao chủ sự bưu vụ có được thông tin đó?
Hướng dẫn giải:
- Điều được thông báo: Klét-xta-cốp không phải quan thanh tra
- Nguyên nhân: chủ sự bưu vụ có được thông tin từ một bức thư do Klét-xta-cốp viết
Câu 2. Thị trưởng phản ứng như thế nào trước khi bức thư được đọc?
Hướng dẫn giải:
Thị trưởng phản ứng: ngạc nhiên, tức giận
Câu 3. Thông tin về thị trưởng được nhắc mấy lần?
Hướng dẫn giải:
Thông tin về thị trưởng được nhắc lại hai lần.
Câu 4. Chỉ ra các lời thoại có màu sắc độc thoại, bàng thoại trong lời đối thoại của thị trưởng?
Hướng dẫn giải:
– Các lời thoại có màu sắc độc thoại: “Không, tôi chỉ là một thằng gì ngu xuẩn….”; “ Hừ thằng to đầu mà dại kia… vỗ tay hoan hô nó !”
– Các lời thoại có màu sắc bàng thoại : “Trông này, trông này…thằng thị trưởng bị lừa này” ; “ Các ngài cười gì? Các ngài tự giễu mình đấy!”
Câu 5. Hình dung hành động và tâm trạng của các nhân vật trên sân khấu qua lời chỉ dẫn.
Hướng dẫn giải:
- Hành động: đập tay lên trán, tự trách
- Tâm trạng: bất ngờ, không tin vào sự thật
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Liệt kê ít nhất năm lời chỉ dẫn sân khấu và nêu tác dụng của các chỉ dẫn đó trong việc thể hiện bối cảnh, xung đột, hành động và tâm trạng của nhân vật.
Hướng dẫn giải:
Năm chỉ dẫn sân khấu:
– Các vai trên thêm chủ sự bưu vụ chạy vào, hớt hơ hớt hải chạy vào, tay cầm lá thư
– Đeo kính và đọc
– Sững sờ, dang tay ra
– Đập đập tay lên trán
– Nắm tay tự dấm dứ vào mặt mình
=> Tác dụng: giúp diễn tả cụ thể hành động của nhân vật, giúp diễn viên nhập vai dễ dàng hơn
Câu 2. Nêu tình huống và xung đột trong đoạn trích Quan thanh tra.
Hướng dẫn giải:
– Tình huống: các nhân vật đều nghĩ Khlét- xta-cốp là quan thanh tra, đến khi chủ sự bưu mang tới bức thư của Khlét-xta-cốp viết, mọi người mới nhận ra mình bị lừa.
– Xung đột giữa quan chức địa phương với Khlét-xta-cốp, nhưng thực chất là muốn nói về nạn tham nhũng, ngu dốt của quan chức địa phương với người dân
Câu 3. Hãy làm rõ đặc điểm của nhân vật hài kịch hiện lên trong đoạn trích như thế nào? Em ấn tượng nhất với nhân vật nào? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
– Các nhân vật được khắc họa với vẻ hợm hĩnh, hài hước
- Thị trưởng “ngu như một con ngựa thiến lông xám”
- Chủ sự bưu vụ “giống thằng Mi-khê-ép… chắc cũng chè rượu và bần tiện như thế”
- Ác-tê-mi Phi-líp-pô-vích: “Thằng viện trưởng viện tế bần là một con lợn chính cống đội mũ nồi”
- Lu-ca Lu-kích: “Thằng kiểm học, người sặc mùi hành”
- An-mốt phi-ô-đo-rô-vích: “Thằng chánh án…thật hết sức mô-ve-ông”
– Nhân vật ấn tượng nhất là thị trưởng, đại diện cho một thành phố nhưng lại là kẻ ngu dốt, không biết gì.
Câu 4. Nhân vật tích cực của đoạn trích Quan thanh tra chính là tiếng cười. Hãy nêu ý kiến của em về quan điểm đó.
Câu 5. Thông điệp của đoạn trích là gì? Thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hôm nay?
Câu 6. Hãy chọn một lời thoại mà em ấn tượng nhất. Nhập vai thể hiện lời thoại đó trước lớp.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Quan thanh tra Cánh diều Ngữ văn lớp 12 trang 50 sách Cánh diều tập 1 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.