Bạn đang xem bài viết Soạn bài Ôn tập trang 120 – Chân trời sáng tạo 7 Ngữ văn lớp 7 trang 120 sách Chân trời sáng tạo tập 1 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhằm giúp học sinh ôn tập, Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 7: Ôn tập trang 120, thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 1.
Mời các bạn học sinh lớp 7 tham khảo khi chuẩn bị bài. Nội dung chi tiết được đăng tải ngay sau đây.
Soạn bài Ôn tập trang 120 – Mẫu 1
Câu 1. Điền các thông tin thích hợp từ các văn bản thông tin đã học trong bài vào các ô, cột để hoàn thành bảng dưới đây (làm vào vở):
Tên văn bản thông tin |
Mục đích viết |
Thông tin cơ bản |
Thông tin chi tiết (ví dụ) |
Chúng ta có thể đọc nhanh hơn? |
Cung cấp phương pháp đọc nhanh hơn. |
Phương pháp đọc nhanh |
– Sử dụng một cây bút chì làm vật dẫn đường. – Tìm kiếm những ý chính và từ khóa. – Mở rộng tầm mắt để đọc được 5 – 7 chữ cùng lúc. – Tập nghe nhạc nhịp độ nhanh trong lúc đọc… – Đọc phần tóm tắt cuối chương trước. – Liên tục thúc đẩy và thử thách khả năng của bạn. |
Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học |
Cung cấp phương pháp ghi chép để nắm chắc nội dung bài học. |
Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học |
Lập ra quy tắc ghi chép: chia rõ các phần. – Học cách tìm nội dung chính. – Phân tích và đối chiếu: Thiết lập mối liên hệ giữa các trọng tâm bài học. |
Phòng tránh đuối nước |
Cung cấp kiến thức để phòng tránh đuối nước. |
Cách phòng tránh đuối nước |
– Bảo đảm an toàn ở những nơi có nước sâu, nguy hiểm. – Học bơi. – Kiểm tra an toàn trước khi xuống nước… – Tuân thủ quy tắc an toàn khi bơi lội. |
Câu 2. Khi đọc hiểu một văn bản giới thiệu về một quy tắc hay luật lệ của một hoạt động, em cần nắm vững những đặc điểm nào của kiểu văn bản này?
- Xác định được đối tượng, mục đích của văn bản.
- Nhan đề, đề mục rõ ràng, cụ thể.
- Thông tin chính xác, độ tin cậy cao…
Câu 3. Khi viết một bài văn thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của hoạt động, em cần lưu ý đến những điểm gì?
- Xác định được đề tài của bài viết.
- Thu thập tư liệu đầy đủ, chính xác.
- Giới thiệu được quy tắc, luật lệ của hoạt động một cách cụ thể, rõ ràng.
- Kiểm tra và chỉnh sửa
Câu 4. Tóm tắt nội dung chính của các bước chuẩn bị và trình bày bài nói giải thích một quy tắc hay luật lệ của một hoạt động.
– Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian, thời gian nói.
- Có thể sử dụng đề tài trong bài viết.
- Xác định rõ người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.
– Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý.
Sử dụng các ý chính trong bài thuyết minh về một quy tắc hay một luật lệ hoạt động.
– Bước 3: Luyện tập và trình bày
- Lựa chọn từ ngữ sao cho phù hợp.
- Dùng những câu phù hợp văn nói để khích lệ người nghe thực hiện trò chơi hay hoạt động được giới thiệu.
- Chuẩn bị phần mở đầu, kết thúc cho hấp dẫn.
– Bước 4: Trao đổi, đánh giá
- Lắng nghe ý kiến, câu hỏi của người nghe.
- Trả lời, giải thích rõ ràng câu hỏi, ý kiến của người nghe.
- Tiếp tục trao đổi với người nghe những điều còn thắc mắc…
Câu 5. Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp niềm hứng thú của em sau khi đọc một cuốn sách hay. Lưu ý sử dụng một số thuật ngữ trong khi nói.
Gợi ý: Cảm thấy cuốn sách rất thú vị, hấp dẫn…
Câu 6. Theo em, việc khám phá và hoàn thiện bản thân có ý nghĩa như thế nào và có thể thực hiện bằng cách nào?
- Việc khám phá và hoàn thiện bản thân có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người.
- Thực hiện: Rèn luyện các kĩ năng cần thiết; Tích lũy kiến thức…
Soạn bài Ôn tập trang 120 – Mẫu 2
Câu 1. Điền các thông tin thích hợp từ các văn bản thông tin đã học trong bài vào các ô, cột để hoàn thành bảng dưới đây (làm vào vở):
Tên văn bản thông tin |
Mục đích viết |
Thông tin cơ bản |
Thông tin chi tiết (ví dụ) |
Chúng ta có thể đọc nhanh hơn? |
Đưa ra những phương pháp đọc nhanh. |
Phương pháp đọc nhanh |
– Sử dụng một cây bút chì làm vật dẫn đường. – Tìm kiếm những ý chính và từ khóa. – Mở rộng tầm mắt để đọc được 5 – 7 chữ cùng lúc. – Tập nghe nhạc nhịp độ nhanh trong lúc đọc… – Đọc phần tóm tắt cuối chương trước. – Liên tục thúc đẩy và thử thách khả năng của bạn. |
Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học |
Đưa ra phương pháp ghi chép để nắm chắc nội dung bài học. |
Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học |
Lập ra quy tắc ghi chép: chia rõ các phần. – Học cách tìm nội dung chính. – Phân tích và đối chiếu: Thiết lập mối liên hệ giữa các trọng tâm bài học. |
Phòng tránh đuối nước |
Đưa ra những kiến thức để phòng tránh đuối nước. |
Cách phòng tránh đuối nước |
– Bảo đảm an toàn ở những nơi có nước sâu, nguy hiểm. – Học bơi. – Kiểm tra an toàn trước khi xuống nước… – Tuân thủ quy tắc an toàn khi bơi lội. |
Câu 2. Khi đọc hiểu một văn bản giới thiệu về một quy tắc hay luật lệ của một hoạt động, em cần nắm vững những đặc điểm nào của kiểu văn bản này?
Khi đọc hiểu một văn bản giới thiệu về một quy tắc hay luật lệ của một hoạt động, em cần nắm vững những đặc điểm:
- Đối tượng, mục đích của văn bản.
- Nhan đề, đề mục.
- Thông tin chính xác
Câu 3. Khi viết một bài văn thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của hoạt động, em cần lưu ý đến những điểm gì?
Khi viết một bài văn thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của hoạt động, em cần lưu ý:
- Xác định đề tài
- Thu thập tư liệu đầy đủ, chính xác.
- Giới thiệu được quy tắc, luật lệ của hoạt động một cách cụ thể, rõ ràng.
- Kiểm tra và chỉnh sửa
Câu 4. Tóm tắt nội dung chính của các bước chuẩn bị và trình bày bài nói giải thích một quy tắc hay luật lệ của một hoạt động.
- Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian, thời gian nói.
- Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý.
- Bước 3: Luyện tập và trình bày
- Bước 4: Trao đổi, đánh giá
Câu 5. Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp niềm hứng thú của em sau khi đọc một cuốn sách hay. Lưu ý sử dụng một số thuật ngữ trong khi nói.
Sách giống như một trong người bạn trong cuộc sống của con người. Một trong những cuốn sách mà tôi yêu thích nhất là “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Cuốn sách đã đem lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc về tình cảm gia đình.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn nổi tiếng của Việt Nam chuyên viết cho tuổi mới lớn. Các tác phẩm của ông với giọng văn nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng cũng ẩn chứa những bài học sâu sắc về cuộc sống. Và “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là một cuốn tiểu thuyết như vậy của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên tại Việt Nam ngày 9 tháng 12 năm 2010. Đây là một trong các truyện dài của ông, ra đời sau “Đảo mộng mơ” và “Lá nằm trong lá”.
Truyện là những dòng nhật ký xoay quanh cuộc sống thường ngày và tâm tư của cậu bé Thiều – mười ba tuổi. Thiều sống ở một vùng quê nghèo, cùng với một người em trai tên Tường – một cậu bé dễ thương, hiền lành, bao dung. Trong khi đó Thiều vốn là một người hướng ngoại, khá tinh quái, trong thâm tâm mình cậu rất thương em mình và là một người hào hiệp. Truyện cũng mở ra mối quan hệ giữa hai anh em và những người dân trong ngôi làng, gồm cả người thân và những người bạn cùng lớp. Thiều nhận ra mình có tình cảm với Mận – cô bé xinh xắn, học chung lớp nhưng hơn cậu một tuổi. Biến cố xảy ra khi căn gác nhà Mận bốc cháy, gia đình Thiều đã giúp đỡ Mận và đưa cô bé về sống chung với gia đình. Tuy nhiên, sự thân thiết của Tường và Mận khiến cho cơn ghen tức trong Thiều tăng theo thời gian. Mùa lũ đến, cả làng chìm trong nước, khi nước rút đi để lại nhiều hậu quả như đói kém, mất mùa. Cùng lúc đó sự hẹp hòi và đố kỵ trong Thiều nhiều đến mức khiến cho em trai mình bị thương nặng, không thể ngồi dậy được. Một hôm, Thiều mừng rỡ khi Tường ngồi dậy được và kể về một nàng công chúa chơi thân với Tường khiến Tường có động lực hồi phục. Công chúa ấy thật ra là Nhi – con của một người mổ lợn trong làng, có vấn đề về thần kinh nên tự nhận mình là công chúa. Sự nôn nóng được gặp Nhi thôi thúc Tường tập đi lại. Khi hai anh em thấy Nhi bị bắt nạt, Tường đã chạy hết sức bằng đôi chân của mình để bảo vệ Nhi, kỳ diệu thay nhờ đó mà cô bé nhớ ra mọi chuyện và trở lại bình thường.
Khi đọc câu chuyện này, người đọc sẽ cảm thấy xúc động về tình cảm gia đình ấm áp, đặc biệt là tình anh em của Thiểu và Tường. Không chỉ vậy, những câu chuyện xảy ra trong cuộc sống của Thiều cũng gợi ra một tuổi thơ đầy hồn nhiên, sôi động. Cảm xúc rung động trong sáng đầu đời của Tường chắc hẳn cũng khiến bạn đọc cảm thấy xao xuyến. Cả hình ảnh một vùng quê thanh bình, tươi đẹp cũng hiện lên thật xinh đẹp.
Có thể khẳng định rằng, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là một cuốn sách hay dành cho tuổi thơ. Mỗi người đọc cảm thấy yêu thêm nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng bởi vậy.
Câu 6. Theo em, việc khám phá và hoàn thiện bản thân có ý nghĩa như thế nào và có thể thực hiện bằng cách nào?
- Theo em, việc khám phá và hoàn thiện bản thân có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người, giúp con người trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
- Thực hiện: Học tập nâng cao kiến thức; rèn luyện đạo đức; khám phá thế giới xung quanh…
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Ôn tập trang 120 – Chân trời sáng tạo 7 Ngữ văn lớp 7 trang 120 sách Chân trời sáng tạo tập 1 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.