Bạn đang xem bài viết Soạn bài Nỗi buồn chiến tranh Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 19 sách Kết nối tri thức tập 1 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nỗi buốn chiến tranh là tác phẩm nối tiếng viết về đề tài chiến tranh. Tài liệu Soạn văn 12: Nỗi buồn chiến tranh, sẽ được Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn giới thiệu đến bạn đọc.
Nội dung bao gồm kiến thức hữu ích về tác phẩm trên. Hãy cùng theo dõi chi tiết được đăng tải ngay sau đây.
Soạn bài Nỗi buồn chiến tranh
Trước khi đọc
Câu 1. “Chiến tranh” – hai tiếng ấy gợi cho bạn những ấn tượng, suy nghĩ gì? Nêu một số kênh thông tin đã đưa lại cho bạn những hiểu biết nhất định về chiến tranh.
Hướng dẫn giải:
– “Chiến tranh” gợi ra sự chết chóc, mất mát và đau thương.
– Một số kênh thông tin: báo chí, phóng sự, phim tài liệu,…
Câu 2. Bạn đã học, đã đọc những tác phẩm văn học nào viết về đề tài chiến tranh? Nêu ấn tượng nổi bật của bạn về một trong số những tác phẩm ấy.
Hướng dẫn giải:
– Một số tác phẩm văn học nào viết về đề tài chiến tranh đã học, đã đọc: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Nhật kí Đặng Thùy Trâm (Đặng Thùy Trâm),…
Đọc văn bản
Câu 1. Yếu tố ngoại cảnh nào đã góp phần làm sống dậy kí ức chiến tranh của nhân vật Kiên?
Hướng dẫn giải:
Yếu tố ngoại cảnh: đêm lạnh giá, màn mưa mỏng đang chầm chậm tràn qua bầu không khí xanh xám run rẩy, uốn ngả theo chiều gió đông bắc.
Câu 2. Kiên đã sống trong trạng thái như thế nào khi bị kí ức chiến tranh khuấy đảo?
Hướng dẫn giải:
Kiên đã sống trong trạng thái: “Hồn phách xiêu lạc, ý thức mờ mịt, lú lẫn, mê mẩn Kiên đi đi lại lại, kí ức lóe chớp”; “Tay mỏi tê, run lên, tim như rách dần, cả hai buồng phổi ngạt khói thuốc, miệng khô đắng, cổ tắc lại, nấc, anh cắm đầu viết”.
Câu 3. Điều gì để lại ấn tượng nặng nề nhất trong kí ức của Kiên?
Hướng dẫn giải:
Điều để lại ấn tượng nặng nề nhất trong kí ức của Kiên: trận tử chiến truông Gọi Hồn.
Câu 4. Có thể hiểu như thế nào về ý tưởng: con người Kiên sẽ được “phục sinh trong chuỗi dài tái hiện”?
Hướng dẫn giải:
Kiên được sống lại quá khứ, sống lại “tuổi trẻ đã mất đi trong nỗi đau buồn chiến tranh”
Câu 5. Tác giả đã miêu tả như thế nào về quá trình phục hiện của thế giới kí ức?
Hướng dẫn giải:
Tác giả đã miêu tả khá chi tiết về quá trình phục hiện của thế giới kí ức, từ nội tâm nhân vật đến những kí ức
Câu 6. Dưới tác động của kí ức, kết cấu cuốn tiểu thuyết mà Kiên đang viết phát triển theo chiều hướng nào?
Hướng dẫn giải:
Sự lặp lại tình tiết, không có sự mới mẻ
Câu 7. Sự thờ ơ của người đời đối với Kiên nói lên điều gì?
Hướng dẫn giải:
Sự vô cảm, lãng quên của người đời với chiến tranh đã xảy ra.
Câu 8. Người kể chuyện gặp khó khăn gì khi đọc những trang văn bản thảo do “nhà văn phường chúng tôi” để lại?
Hướng dẫn giải:
Người kể chuyện gặp khó khăn khi đọc những trang văn bản thảo do “nhà văn phường chúng tôi” để lại: những dòng kí ức lộn xộn, không theo trình tự,
Câu 9. Giữa người kể chuyện và Kiên có những điểm chung gì?
Hướng dẫn giải:
Họ đều trải qua nỗi buồn do chiến tranh mang lại.
Câu 10. Vì sao người kể chuyện lại xem dòng hồi tưởng của Kiên thể hiện “niềm cảm hứng, niềm lạc quan quay ngược về quá khứ”?
Hướng dẫn giải:
Bởi vì nhờ những dòng kí ức đó mà Kiên được vĩnh viễn sống trong những ngày tháng đau thương nhưng huy hoàng, những ngày bất hạnh nhưng chan chứa tình người… ngày mà tất cả đều còn rất son trẻ, trong trắng và chân thành.
Sau khi đọc
Câu 1. Nêu ấn tượng ban đầu của bạn về nét khác biệt của đoạn trích này so với đoạn trích tiểu thuyết khác đã học.
Hướng dẫn giải:
– Đoạn trích thiếu yếu tố sự kiện
– Nhân vật gần như không có hành động bên ngoài, mà chỉ có hành động bên trong, tức chỉ hiện lên trước người đọc với dòng tâm tư bất tận của mình.
– Được kể từ hai ngôi: thứ ba (phần 1) và thứ nhất (phần 2)
Câu 2. Tóm tắt nội dung từng phần của đoạn trích. Qua các nội dung đó, bạn hiểu thêm điều gì về yếu tố sự kiện vốn được xem là một vật liệu cơ bản dùng để xây dựng một tác phẩm truyện (trong đó có tiểu thuyết)?
Hướng dẫn giải:
– Phần 1: người kể chuyện ngôi thứ ba kể về trạng thái luôn sống trong kí ức của Kiên, dòng kí ức thôi thúc anh ghi chép lại tất cả trải nghiệm của một đoạn đời đặc biệt.
– Phần 2: người kể chuyện ngôi thứ nhất kể về ấn tượng, suy nghĩ và cảm xúc về núi bản thảo bộn bề mà Kiên bỏ lại.
=> Sự kiện không nhất thiết phải là yếu tố được quan tâm hàng đầu, có truyện hầu như không có cốt truyện.
Câu 3. Trạng thái tâm lí thường trực của nhân vật Kiên là gì? Liệt kê những từ ngữ đã được tác giả sử dụng để miêu tả trạng thái tâm lí đó.
Hướng dẫn giải:
- Trạng thái tâm lí thường trực của nhân vật Kiên: buồn đau dai dẳng, luôn bị chiến tranh giày vò.
- Từ ngữ miêu tả: hồn xiêu phách lạc, ý thức mờ mịt, lú lẫn, mê mẩn, âu sầu, cô quạnh, bi quan, bế tắc, vô vọng,…
Câu 4. Trong hồi ức của Kiên, chiến tranh được hiện lên với “khuôn mặt” như thế nào? Theo hiểu biết của bạn, đây có phải “khuôn mặt” duy nhất của chiến tranh không? Vì sao?
Câu 5. Qua đoạn trích, bạn hiểu như thế nào về ý nghĩa của sự nhớ lại đối với tinh thần của một con người?
Câu 6. Người kể chuyện đã nêu những nhận xét gì về cuốn tiểu thuyết mà nhân vật Kiên đang viết dở? Nhận xét đó liên hệ tới đặc điểm nào của tiểu thuyết hiện đại?
Câu 7. Trong đoạn trích, phần kể lại chuyện “Kiên bỏ đi” và tôi đọc bản thảo của Kiên góp phần soi tỏ được điều gì về bản chất và nỗi đau buồn của nhân vật chính, về việc viết tiểu thuyết.
Câu 8. Nêu nhận xét khái quát về sự ý thức của tác giả Bảo Ninh đối với việc lựa chọn hình thức phù hợp khi thể hiện vấn đề “nỗi buồn chiến tranh”
Kết nối đọc – viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận của bạn về sự lựa chọn của nhân vật Kiên: nhớ và viết để được phục sinh về tinh thần.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Nỗi buồn chiến tranh Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 19 sách Kết nối tri thức tập 1 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.