Bạn đang xem bài viết Soạn bài Những bậc đá chạm mây (trang 112) Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 1 – Tuần 14 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Soạn bài Những bậc đá chạm mây giúp các em học sinh lớp 3 hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 112, 113, 114, 115.
Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọcNhững bậc đá chạm mây – Tuần 14 của Bài 25 Chủ đề Cộng đồng gắn bó theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.
Soạn bài phần Đọc: Những bậc đá chạm mây
Khởi động
Kể về một người mà em cảm phục.
Trả lời:
Em rất cảm phục chị Lan. Chị Lan là hàng xóm nhà em. Nhà chị Lan có hoàn cảnh khó khăn. Bố chị bị bệnh, không thể đi làm được. Một mình mẹ của chị phải đi làm và nuôi cả gia đình. Chị Lan năm nay học lớp 9. Ngoài giờ đi học, chị Lan thường phụ mẹ làm nghề thủ công để kiếm thêm tiền. Dù khó khăn nhưng thành tích học tập của chị Lan rất tốt. Chị còn được đi thi học sinh giỏi huyện nữa. Em cảm thấy rất ngưỡng mộ và cần phải học tập chị Lan rất nhiều.
Bài đọc
Những bậc đá chạm mây
Ngày xưa, dưới chân núi Hồng Lĩnh có một xóm nhỏ, người dân sống bằng nghề đánh cá. Cuộc sống đang yên lành, bỗng một trận bão khủng khiếp cuốn đi tất cả thuyền bè. Dân xóm chài hết đường sinh sống, đành lên núi kiếm củi đem ra chợ bán. Nhưng sườn núi phía họ dựng đứng, bà con phải đi đường vòng rất xa.
Bây giờ trong xóm có một ông lão nghèo. Người ta gọi ông là cố Đương vì hễ gặp việc gì khó, ông đều đảm đương gánh vác. Thấy lên núi phải đi đường vòng, ông bàn với mọi người ghép đá thành bậc thang vượt dốc để có được con đường ngắn như mong muốn. Ai nấy đều lắc đầu bảo việc ấy khó lắm. Không làm được.
Nhưng cố Đương vẫn tìm cách làm đường. Công việc nặng nhọc không khiến ông sờn lòng. Thấy ông đói, những con vượn ở gần đó mang hoa quả đến cho ông. Chim chóc thay nhau ca hát để ông quên mệt. Về sau, nhiều người trong xóm tình nguyện đến làm cùng.
Sau năm lần sim ra quả, con đường lên núi đã hoàn thành. Nhờ đó, mọi người có thể lên xuống núi dễ dàng. Cả xóm biết ơn cố Đương, tặng thêm ông một tên mới là cố Ghép. Ngày nay con đường vượt núi gọi là Truông Ghép vẫn còn ở phía nam dãy núi Hồng Lĩnh.
(Theo Nguyễn Đổng Chi)
Từ ngữ:
– Cố: tiếng địa phương, dùng để gọi người già với ý kính trọng
– Truông: đường đi qua rừng núi, vùng đất hoang, nhiều cây cỏ
Câu 1
Chuyện gì xảy ra khiến người dân dưới chân núi Hồng Lĩnh xưa phải bỏ nghề đánh cá, lên núi kiếm củi?
a. Vì lên núi kiếm củi đỡ vất vả hơn đánh cá
b. Vì vùng biển gần đó thường xuyên có bão lớn
c. Vì thuyền bè, chài lưới của họ bị bão cuốn mất
Trả lời:
Người dân dưới chân núi Hồng Lĩnh xưa phải bỏ nghề đánh cá, lên núi kiếm củi vì thuyền bè, chài lưới của họ bị bão cuốn mất.
Câu 2
Vì sao cố Đương có ý định ghép đá thành bậc thang lên núi?
Trả lời:
Cố Đương có ý định ghép đá thành bậc thang lên núi vì ông thấy mọi người đi xa vất vả.
Câu 3
Công việc làm đường của cố Đương diễn ra như thế nào?
Trả lời:
- Ngày ngày, ông bạt đất, khiêng đá, ghép thành từng bậc hướng thẳng lên núi
- Công việc rất nặng nhọc
- Về sau có thêm nhiều người trong xóm cũng tình nguyện đến làm cùng
- Sau năm năm, cố Đương đã mở xong con đường ngắn nhất từ xóm lên núi Hồng Lĩnh.
Câu 4
Hình ảnh “những bậc đá chạm mây” nói lên điều gì về việc làm của cố Đương?
Trả lời:
Hình ảnh “những bậc đá chạm mây” cho thấy việc làm của cố Đương vô cùng khó khăn, gian khổ nhưng bằng sự nỗ lực, không bỏ cuộc mà cố Đương đã hoàn thành được.
Câu 5
Đóng vai một người dân trong xóm, giới thiệu về cố Đương.
Trả lời:
Cố Đương tuy đã lớn tuổi nhưng lại không hề sợ khó khăn. Nhờ có cố Đương mà người dân trong xóm chúng tôi giờ đây có thể lên núi Hồng Lĩnh một cách dễ dàng. Chúng tôi rất biết ơn cố Đương.
Soạn bài phần Nói và nghe: Kể chuyện Những bậc đá chạm mây
Câu 1
Quan sát các tranh minh họa, nói về sự việc trong từng tranh.
Trả lời:
Tranh 1: Một trận bão cuốn phăng thuyền bè, chài lưới của người dân xóm nhỏ dưới chân núi Hồng Lĩnh.
Tranh 2: Dân làng cùng rủ nhau lên núi kiếm củi đem xuống chợ bán. Bà con phải đi đường vòng rất xa vì sườn núi ở phía họ có vách dựng đứng.
Tranh 3: Cố Đương quyết tìm con đường lên núi ngắn nhất. Ngày ngày, ông bạt đất, khiêng đá, ghép thành từng bậc hướng thẳng lên núi
Tranh 4: Nhiều người trong xóm tình nguyện đến làm cùng cố Đương. Sau năm năm, con đường được mở thành công.
Câu 2
Kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.
Trả lời:
Đoạn 1 – Tranh 1:
Ngày xưa, dưới chân núi Hồng Lĩnh có một xóm nhỏ, người dân sống bằng nghề đánh cá. Một ngày kia, một trận bão cuốn phăng thuyền bè, chài lưới của họ.
Đoạn 2 – Tranh 2:
Dân làng chỉ còn cách lên núi kiếm củi đem xuống chợ bán. Sườn núi phía họ ở vách dựng đứng, bà con phải đi đường vòng rất xa
Đoạn 3 – Tranh 3:
Trong xóm, có ông lão luôn sẵn lòng đương đầu với khó khăn, bất kể là việc của ai. Vì thế, mọi người gọi ông là cố Đương. Thấy mọi người đi xa vất vả, cố Đương một mình bám đá, leo cây, tìm con đường lên núi ngắn nhất. Ông bàn với bà con ghép đá thành bậc thang vượt núi. Ai cũng can ngăn, nhưng ông vẫn quyết tâm làm. Ngày ngày, ông bạt đất, khiêng đá ghép thành từng bậc hướng thẳng lên núi. Công việc biết bao nặng nhọc.
Đoạn 4 – Tranh 4:
Về sau, nhiều người trong xóm cũng tình nguyện đến làm cùng. Sau năm năm, cố Đương đã mở được con đường ngắn nhất từ xóm lên núi Hồng Lĩnh. Con đường được ghép bằng đá khiến cho việc lên, xuống núi rất tiện. Cả xóm biết ơn cố Đương, tặng thêm cho ông một tên mới là cố Ghép, con đường vượt núi được gọi là Truông Ghép.
Soạn bài phần Viết: Những bậc đá chạm mây
Câu 1
Nghe – viết:
Những bậc đá chạm mây
Trong xóm, có ông lão luôn sẵn lòng đương đầu với khó khăn, bất kể là việc của ai. Vì thế, mọi người gọi ông là cố Đương. Thấy mọi người đi xa vất vả, cố Đương một mình bám đá, leo cây, tìm con đường lên núi ngắn nhất. Ông bàn với bà con ghép đá thành bậc thang vượt núi.
Câu 2
Làm bài tập a hoặc b.
a. Chọn ch hoặc tr thay cho ô vuông.
Buổi sáng ó o |
Buổi ☐ưa ☐ên cao |
Buổi ☐iều hiền hòa (Theo My Linh) |
b. Quan sát tranh, tìm từ ngữ có tiếng chứa ăn hoặc ăng
M: rặng tre
Trả lời:
a.
Buổi sáng ó o |
Buổi trưa trên cao |
Buổi chiều hiền hòa (Theo My Linh) |
b.
- Những từ có tiếng chứa ăn: con rắn, thằn lằn, con trăn
- Những từ có tiếng chứa ăng: ánh nắng, hoa trắng
Câu 3
Tìm thêm các từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng ch, tr (hoặc chứa ăn, ăng)
Trả lời:
- Từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng ch: con chó, chim sẻ, chạy đua, chuồn chuồn, chào hỏi, chân tay, chính tả, bánh chưng, bún chả,…
- Từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng tr: cá trê, con trâu, tròn xoe, mặt trời, mặt trăng, trái cây, buổi trưa,…
- Từ ngữ chứa tiếng có vần ăn: chăn màn, khăn mặt, tập làm văn, bắn súng, văn phòng, ngựa vằn, dài ngắn,…
- Từ ngữ chứa tiếng có vần ăng: đóng băng, đường thẳng, mọc răng, mướp đắng, trắng tinh, dấu bằng, dấu nặng, canh măng,….
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Những bậc đá chạm mây (trang 112) Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 1 – Tuần 14 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.