Bạn đang xem bài viết Soạn bài Nhớ đồng Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 8 trang 15 sách Chân trời sáng tạo tập 1 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 8.
Hôm nay, Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Nhớ đồng. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Sơ đồ tư duy Nhớ đồng
Soạn bài Nhớ đồng
Chuẩn bị đọc
Vùng đất hoặc con người nào để lại trong em ấn tượng sâu đậm?
Gợi ý:
– Nêu ra vùng đất hoặc con người để lại ấn tượng sâu đậm cho em.
– Ví dụ: Vùng đất thủ đô Hà Nội, mảnh đất nghìn năm văn hiến. Nơi đây có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, ẩm thực phong phú. Con người thanh lịch, hiếu khách…
Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1. Xác định cảm xúc của tác giả ở khổ thơ này. Dựa vào đâu em xác định như vậy?
– Cảm xúc của tác giả: Nỗi nhớ đồng da diết.
– Dựa vào: Câu hỏi tu từ kết hợp với biện pháp điệp ngữ “đâu” và các hình ảnh của đồng quê hiện lên đầy chân thực, sinh động như “gió cồn thơm đất nhả mùi”, “ruồng che mát thở yên vui”, “từng ô mạ xanh mơn mởn”, “những nương khoai ngọt sắn bùi”.
Câu 2. Việc lặp lại hai dòng thơ này có tác dụng gì?
- Tạo nhịp điệu cho bài thơ.
- Gây được sức ám ảnh lớn, tiếng hò dường như bao trùm cả bài thơ.
- Gợi ra nỗi cô đơn, tù túng của người tù.
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ và cách gieo vần, ngắt nhịp trong khổ thơ thứ hai.
– Thể thơ: bảy chữ
– Cách gieo: vần chân (mùi – vui – bùi; đời – hơi, đồng – sông, xưa – mưa)
– Cách ngắt nhịp: 4/3
Câu 2. Tìm những câu thơ, những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ và nêu tác dụng của việc sử dụng các cách diễn đạt đó.
– Những câu thơ được lặp lại:
- Gì sâu bằng những trưa thương nhớ?
- Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!
- Gì sâu bằng những trưa hiu quanh
– Những từ ngữ được lặp lại: Đâu…; Những…; Tôi…
– Tác dụng: Góp phần tạo nhạc tính cho bài thơ; gợi ra nỗi nhớ nhung da diết, trải dài mênh mông với đồng quê; làm tăng thêm nỗi cô đơn, trống trải trong hoàn cảnh ngục tù của nhân vật trữ tình.
Câu 3. Nhận xét về cách sắp xếp các phần trong bố cục của bài thơ. Từ đó, xác định sự vận động của mạch cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ.
– Bố cục 2 phần:
- Phần 1. Bảy khổ thơ đầu: nỗi nhớ những cảnh sắc thân quen, bình dị nhưng đượm buồn của quê hương.
- Phần 2. Còn lại: nỗi nhớ những gương mặt thân quen, nhớ chính bản thân với niềm vui khi tìm được lí tưởng sống và niềm khao khát tự do.
– Mạch cảm xúc: từ cảm xúc thương nhớ một không gian tự do, sống động với những cảnh sắc thân thuộc, bình dị đến cảm xúc bâng khuâng, nhớ những gương mặt thân quen, trong đó có hình ảnh bản thân và niềm khao khát tự do chảy bỏng.
Câu 4. Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Căn cứ vào đâu để em xác định như vậy?
– Cảm hứng chủ đạo: niềm nhớ thương da diết, mãnh liệt, khao khát tự do của một người thanh niên trẻ tuổi trong những tháng ngày bị giam cầm, tách biệt với thế giới bên ngoài.
– Căn cứ: điệp ngữ, điệp từ thể hiện trực tiếp nỗi nhớ (đâu, gì sâu, ôi,…); hình ảnh quê hương, con người hiện lên trong tâm trí; bố cục bài thơ chia làm hai phần, mở đầu và kết thúc mỗi khổ gồm hai dòng thơ “Gì sâu bằng những trưa thương nhớ/Hiu quanh bên trong một tiếng hò”.
Câu 5. Xác định chủ đề của bài thơ. Chủ đề đó được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật nào?
- Chủ đề: bài thơ thể hiện tình cảm nhớ thương da diết cảnh vật quê hương, con người, niềm khao khát tự do của người tù trẻ tuổi có trái tim căng tràn sự sống, tràn trề nhiệt huyết.
- Chủ đề được thể hiện qua giọng thơ, bố cục, điệp ngữ,…
Câu 6. Theo em, tác giả muốn gửi thông điệp gì tới người đọc qua bài thơ này?
Thông điệp: trân trọng và theo đuổi sự tự do, lí tưởng sống cao đẹp.
Câu 7. Viết khoảng năm câu hoặc vẽ bức tranh thể hiện sự tưởng tượng của em về cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng. Những hình ảnh tưởng tượng đó có tác dụng thế nào đối với việc hiểu nội dung bài thơ?
– Viết:
Đồng ruộng của quê hương hiện lên với những cồn thơm, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai sắn ngọt bùi. Phía xa xa, xóm nhà chìm trong yên lặng, con đường mòn vắng vẻ. Cảnh vật mang vẻ đơn sơ, mộc mạc biết bao. Và trong khung cảnh đó, con người hiện ra với công việc nặng nhọc, lưng đã còng xuống luống cày, đôi bàn tay chai sần.
=> Hình ảnh góp phần thể hiện được vẻ đẹp của quê hương, con người cũng như tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Nhớ đồng Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 8 trang 15 sách Chân trời sáng tạo tập 1 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.