Bạn đang xem bài viết Soạn bài Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận Soạn văn 11 tập 2 tuần 32 (trang 109) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong chương trình Ngữ văn lớp 11, học sinh sẽ được tìm hiểu về một số thể loại văn học là kịch, nghị luận.
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Một số thể loại văn học – Kịch, nghị luận. Mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết sau đây.
I. Kịch
1. Khái lược về kịch
– Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp.
– Trong phạm vi văn học, loại văn bản kịch được nêu ra thực chất là phần văn bản của tác phẩm kịch (kịch bản văn học).
– Kịch lựa chọn nhưng xung đột trong đời sống làm đối tượng mô tả.
– Kịch được lựa chọn những xung đột trong đời sống làm đối tượng mô tả.
– Xung đột kịch được cụ thể hóa bằng hành động kịch, đó là sự tổ chức cốt truyện với các tình tiết, sự kiện, biến cố theo một diễn biến lôgíc, chặt chẽ, nhất quán.
– Hành động kịch được thực hiện bởi các nhân vật kịch, chính trong quá trình đó nhân vật bộc lộ đặc điểm, tính cách của mình.
– Trong kịch, các nhân vật được xây dựng bằng chính ngôn ngữ (lời thoại) của họ. Ngôn ngữ kịch gồm 3 loại: đối thoại, độc thoại và bàng thoại.
– Phân loại:
- Xét theo nội dung, kịch gồm có: bi kịch, hài kịch, chính kịch.
- Xét theo hình thức ngôn ngữ trình diễn: kịch thơ (lời thoại bằng thơ), kịch nói (lời thoại bằng ngôn ngữ đời thường), ca kịch (lời thoại bằng hát, như tuồng, chèo, cải lương).
2. Yêu cầu về đọc kịch bản văn học
– Đọc kĩ lời thiệu, tiểu dẫn để có hiểu biết chung về tác phẩm, thời đại ra đời, vị trí đoạn trích trong toàn bộ tác phẩm.
– Tập trung chú ý vào lời thoại của các nhân vật. Ngôn ngữ ngoài chức năng biểu đạt tư tưởng, tình cảm còn mang tính hành động.
– Phân tích hành động kịch, từ lời thoại, đặc điểm, tính cách và mối quan hệ tác động lẫn nhau của các nhân vật, tìm hiểu các tình tiết, sự kiện, biến có tạo nên diễn biến cốt truyện.
– Qua diễn tiến căng thẳng của xung đột và thái độ, hành động, số phận của các nhân vật trong xung đột cần nêu rõ chủ đề tư tưởng, ý nghĩa xã hội của tác phẩm.
II. Nghị luận
1. Khái lược về văn nghị luận
– Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức…).
– Ngôn ngữ trong văn nghị luận giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm, nhưng quan trọng nhất là “phải dùng từ với một sự nghiệt ngã chính xác” (M. Do-rơ-ki).
– Phân loại:
- Xét theo nội dung: văn chính luận (luận bàn về các vấn đề chính trị, xã hội, triết học, đạo đức), văn phê bình văn học (luận bàn về các vấn đề văn học nghệ thuật).
- Xét về trình tự thời gian: văn nghị luận trung đại (chiếu, cáo, hịch, bình sử, điều trần, bài luận…), văn nghị luận hiện đại (tuyên ngôn, lời kêu gọi, bài bình luận, phê bình, tranh luận…)
2. Yêu cầu về đọc văn nghị luận
– Tìm hiểu thân thế tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm nghị luận. Từ đó nhận xét: Vấn đề nêu lên trong tác phẩm xuất phát từ nhu cầu nào của thực tế, có tầm quan trọng như thế nào với cuộc sống, với lĩnh vực được bàn luận?
– Văn nghị luận trước hết thể hiện tư tưởng, lí tưởng của con người (tư tưởng chính trị, xã hội, quan điểm, tư tưởng văn học nghệ thuật…).
– Cảm nhận tâm tư, tình cảm như một mạch chìm trong dòng chảy của tác phẩm nghị luận.
– Phân tích nghệ thuật lập luận, cách nêu chứng cứ, sử dụng ngôn ngữ, tác dụng của các biện pháp đó với từng vấn đề được trình bày trong nội dung tác phẩm.
– Nêu khái quát giá trị của tác phẩm nghị luận về cả hai phương diện: nghệ thuật biểu hiện và nội dung tư tưởng.
III. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Hãy nêu đặc trưng của kịch và yêu cầu về đọc kịch bản văn học
* Đặc trưng của kịch:
– Kịch lựa chọn nhưng xung đột trong đời sống làm đối tượng mô tả.
– Kịch được lựa chọn những xung đột trong đời sống làm đối tượng mô tả.
– Xung đột kịch được cụ thể hóa bằng hành động kịch, đó là sự tổ chức cốt truyện với các tình tiết, sự kiện, biến cố theo một diễn biến lôgíc, chặt chẽ, nhất quán.
– Hành động kịch được thực hiện bởi các nhân vật kịch, chính trong quá trình đó nhân vật bộc lộ đặc điểm, tính cách của mình.
– Trong kịch, các nhân vật được xây dựng bằng chính ngôn ngữ (lời thoại) của họ. Ngôn ngữ kịch gồm 3 loại: đối thoại, độc thoại và bàng thoại.
* Yêu cầu về đọc kịch bản văn học:
– Đọc kĩ lời thiệu, tiểu dẫn để có hiểu biết chung về tác phẩm, thời đại ra đời, vị trí đoạn trích trong toàn bộ tác phẩm.
– Tập trung chú ý vào lời thoại của các nhân vật. Ngôn ngữ ngoài chức năng biểu đạt tư tưởng, tình cảm còn mang tính hành động.
– Phân tích hành động kịch, từ lời thoại, đặc điểm, tính cách và mối quan hệ tác động lẫn nhau của các nhân vật, tìm hiểu các tình tiết, sự kiện, biến có tạo nên diễn biến cốt truyện.
– Qua diễn tiến căng thẳng của xung đột và thái độ, hành động, số phận của các nhân vật trong xung đột cần nêu rõ chủ đề tư tưởng, ý nghĩa xã hội của tác phẩm.
Câu 2. Tóm lược đặc trưng của văn nghị luận, các kiểu văn nghị luận và yêu cầu về đọc văn nghị luận.
* Đặc trưng của văn nghị luận:
– Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức…).
– Ngôn ngữ trong văn nghị luận giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm, nhưng quan trọng nhất là “phải dùng từ với một sự nghiệt ngã chính xác” (M. Go-rơ-ki).
* Các loại văn nghị luận:
– Xét theo nội dung: văn chính luận (luận bàn về các vấn đề chính trị, xã hội, triết học, đạo đức), văn phê bình văn học (luận bàn về các vấn đề văn học nghệ thuật).
– Xét về trình tự thời gian: văn nghị luận trung đại (chiếu, cáo, hịch, bình sử, điều trần, bài luận…), văn nghị luận hiện đại (tuyên ngôn, lời kêu gọi, bài bình luận, phê bình, tranh luận…)
* Yêu cầu đọc văn nghị luận:
– Tìm hiểu thân thế tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm nghị luận. Từ đó nhận xét: Vấn đề nêu lên trong tác phẩm xuất phát từ nhu cầu nào của thực tế, có tầm quan trọng như thế nào với cuộc sống, với lĩnh vực được bàn luận?
– Văn nghị luận trước hết thể hiện tư tưởng, lí tưởng của con người (tư tưởng chính trị, xã hội, quan điểm, tư tưởng văn học nghệ thuật…).
– Cảm nhận tâm tư, tình cảm như một mạch chìm trong dòng chảy của tác phẩm nghị luận.
– Phân tích nghệ thuật lập luận, cách nêu chứng cứ, sử dụng ngôn ngữ, tác dụng của các biện pháp đó với từng vấn đề được trình bày trong nội dung tác phẩm.
– Nêu khái quát giá trị của tác phẩm nghị luận về cả hai phương diện: nghệ thuật biểu hiện và nội dung tư tưởng.
Tổng kết:
- Kịch tái hiện những xung đột trong cuộc sống qua diễn tiến của cốt truyện kịch, qua lời thoại và hành động của các nhân vật kịch.
- Văn nghị luận trình bày trực tiếp tư tưởng, quan điểm, tình cảm về những vấn đề mà xã hội quan tâm bằng lí lẽ, chứng cứ có sức thuyết phục.
IV. Luyện tập
Câu 1. Phân tích xung đột kịch trong đoạn trích Tình yêu và thù hận (trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia).
Gợi ý:
– Xung đột trong đoạn trích: tình yêu và thù hận. Thù hận hiện ra qua suy nghĩ của các nhân vật, song không phải là động lực chi phối, điều khiển, quyết định hành động của nhân vật.
– Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét bị ngăn cản bởi mối thù của hai dòng họ.
– Họ đều sẵn sàng từ bỏ tên họ, dòng họ của mình để bảo vệ tình yêu.
Câu 2. Phân tích nghệ thuật trong văn bản Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác (Ăng-ghen).
– Tạo ra sự đối sánh song song nhằm nhấn mạnh hai cống hiến vĩ đại như nhau: từ ngữ so sánh “giống như”, theo kiểu cấu tạo: Nếu (A) đã … thì (B) cũng …
– Ăng-ghen đã sử dụng biện pháp so sánh tầng bậc (còn gọi là biện pháp tăng tiến): cống hiến sau lớn lao hơn cống hiến trước.
- So sánh với một nhà bác học khác: giống như Đác-uyn đã tìm ra quy luật phát triển thế giới hữu cơ, Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người.
- Dùng cách nói: “Nhưng không chỉ có thể…”
- Ăng ghen sử dụng các cụm từ như: “Nhưng không phải chỉ có thế thôi, nhưng đấy hoàn toàn không phải là điều chủ yếu ở Mác, nhưng niềm vui của ông còn lớn hơn nữa”
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận Soạn văn 11 tập 2 tuần 32 (trang 109) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.