Bạn đang xem bài viết Soạn bài Một người Hà Nội Soạn văn 12 tập 2 bài 25 (trang 89) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Một người Hà Nội là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Khải. Tác phẩm được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn lớp 12.
Sau đây, Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Một người Hà Nội, mời bạn đọc tham khảo.
Soạn văn Một người Hà Nội
I. Tác giả
– Nguyễn Khải (1930 – 2008), tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải, sinh tại Hà Nội nhưng từng sống ở rất nhiều nơi.
– Năm 1947, ông gia nhập vào đội tự vệ chiến đấu ở thị xã Hưng Yên, sau đó vào bộ đội, làm y tá rồi làm báo.
– Năm 1951, ông làm công tác tuyên huấn ở Phòng chính trị Quân khu III.
– Năm 1952, ông làm Thư ký của tòa soạn báo Chiến sĩ Quân khu III.
– Từ năm 1956, ông công tác ở tòa soạn tạp chí Văn nghệ Quân đội, là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.
– Sau năm 1975, ông chuyển vào sinh sống, công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh.
– Nguyễn Khải bắt đầu viết văn từ năm 1950.
– Năm 1951, ông được tặng giải khuyến khích về văn xuôi trong cuộc thi văn nghệ 1951 – 1952.
– Một số tác phẩm: Mùa lạc (tập truyện ngắn, 1960), Một chặng đường (truyện dài, 1962), Họ sống và chiến đấu (ký sự, 1966), Hòa vang (bút ký, 1967), Đường trong mây (tiểu thuyết, 1970)…
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
Truyện ngắn Một người Hà Nội sáng tác năm 1990. Truyện đã phát hiện vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua bao biến động, thăng trầm của đất nước.
2. Bố cục
Gồm 5 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “dính líu nhiều có ngày lại rắc rối”: Giới thiệu về cô Hiền.
- Phần 2. Tiếp theo đến “rút lui ngay”: Cô Hiền trong thời kì hòa bình lặp lại.
- Phần 3. Tiếp theo đến “đại khái là như thế”: Cô Hiền trong thời kì chiến tranh chống Mỹ.
- Phần 4. Tiếp theo đến “từ mấy tháng nay rồi”: Cô Hiền sau chiến thắng mùa xuân 1975.
- Phần 5. Còn lại: Cô hiền trong những năm thời kỳ đổi mới.
3. Tóm tắt
Cô Hiền – một người Hà Nội, một “hạt bụi vàng” của thủ đô nghìn năm văn hiến. Cô vốn xinh đẹp, thông minh, lại sinh ra trong một gia đình giàu có lương thiện. Khi còn trẻ, cô từng mở một xa lông văn học, giao lưu với khách văn chương trí thức. Đến khi lập gia đình, cô lại lấy một ông giáo Tiểu học làm chồng trong sự ngỡ ngàng của biết bao người. Suốt thời kháng chiến chống Pháp, vợ chồng cô vẫn sống ở Hà Nội một cách nền nếp, lễ nghi. Khi người con trai cả xin vào chiến trường, cô không ngăn cản. Cậu thứ hai thi được điểm cao nên trường giữ lại. Năm 1975, con cả của cô trở về và đã là thượng úy. Cô Hiền tổ chức bữa ăn bạn bè như mấy chục năm nay cô vẫn làm mỗi tháng. Nhân vật tôi chuyển vào Sài Gòn sinh sống nhưng cứ ra Hà Nội lại ghé vào thăm cô Hiền. Tôi tỏ ý buồn phiền về lối ứng xử xuống cấp của người Hà Nội thời nay. Cô Hiền kể cho anh nghe chuyện cây si bật gốc vì bão ở đền Ngọc Sơn.
Xem thêm tại Một người Hà Nội
III. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Nhân vật trung tập của truyện là cô Hiền. Nhân xét về tính cách cô Hiền, đặc biệt là suy nghĩ, cách ứng xử của cô trong từng thời đoạn của đất nước. Vì sao tác giả cho cô Hiền là “một hạt bụi vàng” của Hà Nội?
– Xuất thân: xinh đẹp, thông minh, sinh ra trong gia đình giàu có.
– Suy nghĩ, hành động của cô Hiền trong từng thời đoạn của đất nước:
- Thời chống Pháp: vẫn sống ở Hà Nội, không dính líu gì đến “chính phủ”, sống một cuộc sống đường hoàng, sung túc, vẫn giữ nền nếp sinh hoạt và lễ nghi tốt đẹp của người Hà Nội.
- Thời kỳ Hà Nội giải phóng: giữ gìn cách sống và nếp cũ của người Hà Nội, luôn là nội tướng trong gia đình (quyết chuyện sinh con, làm ăn…).
- Thời chống Mỹ: không khuyến khích cũng không ngăn cản con cái tòng quân.
- Sau 1975: giữ nếp sống thanh lịch của người Hà Nội, vẫn tổ chức bữa cơm bạn bè mỗi tháng một lần giữa những cựu công dân của Hà Nội.
=> Cô Hiền là một người phụ nữ khôn ngoan, sắc sảo, thực tế, thức thời; có bản lĩnh, giàu lòng tự trọng; có ý thức sâu sắc về giữ gìn nền nếp và giá trị văn hóa tốt đẹp của Hà Nội.
– Hình ảnh “hạt bụi vàng”: hạt bụi chỉ những sự vật nhỏ bé, tầm thường. Nhưng ở đây, tác giả lại gọi là “hạt bụi vàng” tuy nhỏ bé nhưng lại có giá trị quý giá. Cô Hiền tuy chỉ là một cá nhân nhỏ bé, nhưng cô đại diện cho cốt cách, bản lĩnh và vẻ đẹp văn hóa vững bền của Hà Nội, mang trong mình những nét đẹp tiêu biểu của người Hà Nội.
Câu 2. Nêu cảm nghĩ về nhân vật “tôi”, Dũng, người mẹ của Tuất, những thanh niên Hà Nội và cả những người tạo nên “nhận xét không mấy vui vẻ” của nhân vật “tôi” về Hà Nội.
– Nhân vật “tôi”: từng là một người lính.
- Một người tinh tế, quan sát giỏi, từng trải qua nhiều biến động của đất nước, biết trân trọng giá trị văn hóa và biết quý trọng những con người có bản lĩnh văn hóa như cô Hiền.
- Có một tình yêu sâu nặng, cách nhìn nhận về Hà Nội: đa chiều, lịch lãm.
– Nhân vật Dũng: Một chàng trai dũng cảm, có lòng tự trọng, biết chiến đấu khi tổ quốc cần, tình nghĩa, đại diện cho thế hệ thanh niên thủ đô.
=> Nhân vật góp phần tô điểm thêm cốt cách tinh thần của người Hà Nội, phẩm chất cao đẹp của thanh niên Việt Nam.
– Người mẹ của Tuất:
- Yêu thương con cái hết mực.
- Nén đau thương, nén nỗi đau mất con để tiếp tục cuộc sống.
– Những thanh niên Hà Nội và những người tạo nên “nhận xét không mấy vui vẻ” của nhân vật “tôi”: hời hợt, thô lỗ, ích kỉ, làm xấu đi diện mạo và văn hóa của Hà Nội.
Câu 3. Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì?
– Cây si: biểu tượng cho nét đẹp văn hóa nghìn năm của mảnh đất Hà Nội văn hiến.
– Cây si bị bật rễ rồi lại hồi sinh cho thấy sức mạnh của truyền thống trước sự thay đổi của thời đại. Hà Nội có thể chao đảo, biến động trước thời cuộc (cây si bị bật gốc) nhưng những giá trị tốt đẹp sẽ không mất đi (cây si hồi sinh).
Câu 4. Giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải có gì đáng chú ý?
– Giọng điệu trần thuật: vừa tự nhiên, hài hước lại vừa suy tư, triết lí.
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Nhân vật được khắc họa nhân vật thông qua suy nghĩ, lời nói, hành động.
- Nhân vật được cá thể hóa cao độ với lứa tuổi, giai tầng, tính cách, cuộc đời riêng.
- Nội dung: Một người Hà Nội đã thể hiện sự trân trọng cũng như khao khát lưu giữ vẻ đẹp văn hóa của người Hà Nội trước những biến động của thời đại.
- Nghệ thuật: giọng điệu vừa hài hước vừa suy tư, nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo…
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Một người Hà Nội Soạn văn 12 tập 2 bài 25 (trang 89) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.