Bạn đang xem bài viết Soạn bài Một mái nhà chung trang 112 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 2 – Tuần 33 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Soạn Tiếng Việt 3 Bài 3: Một mái nhà chung – Tuần 33 giúp các em học sinh lớp 3 nhanh chóng trả lời các câu hỏi khám phá, luyện tập, vận dụng củaBài 3 chủ đề Một mái nhà chung SGK Tiếng Việt 3 tập 2Chân trời sáng tạo trang 112, 113, 114, 115.
Qua đó, còn giúp các em nói về sự thay đổi màu sắc của bầu trời vào các buổi trong ngày hoặc các mùa trong năm. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn:
Soạn bài phần Khởi động – Bài 3: Một mái nhà chung
Nói về sự thay đổi màu sắc của bầu trời vào các buổi trong ngày hoặc các mùa trong năm.
Trả lời:
* Các buổi trong ngày:
Bầu trời vào buổi sáng:
Bầu trời lúc bình minh cao và trong, ánh nắng nhàn nhạt và ấm áp, ông mặt trời dường như cũng đang ngái ngủ, mắt nhắm mắt mở sau những đám mây. Rồi từ từ ông vươn mình qua những đám mây để tỏa nắng xuống khắp không gian.
Bầu trời vào buổi trưa:
Trời càng về trưa, mặt trời lên cao ánh nắng len lỏi qua từng kẽ lá thêm phần gay gắt, những đám mây trong vắt, bầu trời cao vút. Ngoài kia, nắng gắt như đổ lửa xuống mặt đất. Nhiệt độ lên cao tưởng chừng như đang ngồi trong lò nung. Những cơn gió lướt qua không còn cảm giác mát mẻ như lúc sáng sớm, mà mang theo hơi nóng, rát như ngồi cạnh bếp lửa. Những hàng cây ỉu xìu, cành lá cũng chẳng buồn rung rinh.
Bầu trời vào buổi tối:
Tầm sẩm tối là bầu trời lại dần xuất hiện những ngôi sao, những ngôi sao nhỏ, sáng, giăng kín cả bầu trời làm cho không gian buổi đêm sáng bừng những tia sáng trắng. Không chỉ có những ngôi sao mới làm nên cái rực rỡ của bầu trời đêm mà còn phải kể đến vầng trăng. Trăng có khi khuyết như hình lưỡi liềm, có khi lại tròn vành vạnh như một chiếc mâm. Em thích nhất là ngắm trời đêm vào những ngày rằm, bởi khi ấy là vầng trăng trở lên sáng nhất, tròn nhất và tỏa những tia sáng đẹp nhất.
* Các mùa trong năm:
– Mùa xuân: Nền trời như vừa được ai lâu sạch, láng bóng, trắng xanh và cao lên hẳn. Những cơn gió thổi nhẹ và ngọt dịu hơn, chỉ se lạnh chứ không còn buốt đến thấu trời như mùa đông nữa. Những tia nắng ấm áp cũng dày hơn, kéo nhau xua tan đi những buốt giá còn sót lại.
– Mùa hè: Ông mặt trời như quả cầu lửa đỏ rực treo lơ lửng giữa bầu trời trong xanh. Những tia nắng như nhuộm một màu vàng ương mới cho cây trái trong vườn.
– Mùa thu: Vào mùa thu, bầu trời thật trong xanh biết bao, những đám mây trắng như bông đang lững lờ trôi trên khoang gian thoáng mát. Những cơn gió heo may làm cho thời tiết se lạnh.
– Mùa đông: Đông về, bầu trời mờ ảo trong làn sương sớm. Đó là lúc những cơn gió từ phương Bắc mang theo không khí lạnh tràn về làm cắt da, cắt thịt mọi người. Bầu trời xám xịt. Không khí lạnh buốt.
Soạn bài phần Khám phá và luyện tập – Bài 3: Một mái nhà chung
Đọc và trả lời câu hỏi
Câu 1: Mái nhà của mỗi con vật dưới đây có đặc điểm gì?
Trả lời:
- Chim: mái nhà xanh biếc màu lá cây
- Cá: dưới nước biển xanh
- Nhím: sâu trong lòng đất
- Ốc sên: mái nhà là vỏ ốc tròn
Câu 2: Nhà của các bạn nhỏ được nhắc đến ở khổ thơ thứ ba có gì đẹp?
Trả lời:
Nhà của các bạn nhỏ có giàn gấc chín đỏ và giàn hoa giấy rực hồng.
Câu 3: Mái nhà chung được nhắc đến trong bài thơ là gì?
Trả lời:
Mái nhà chung được nhắc đến trong bài thơ là: bầu trời xanh.
Câu 4: Em cảm thấy thế nào khi được sống dưới mái nhà chung?
Trả lời:
Em cảm thấy gần gũi, thân thiết. Mọi người có được tinh thần đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau hơn khi được sống dưới mái nhà chung.
Câu 5: Đọc một bài thơ về thiên nhiên:
a. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em ghi nhớ.
b. Nói 1- 2 câu có hình ảnh so sánh về cảnh đẹp được nhắc đến trong bài thơ.
Trả lời:
a. Em có thể tham khảo bài sau:
Mùa xuân, mùa hè
Mùa xuân hoa nở đẹp tươi
Bướm con bướm mẹ ra chơi hoa hồng
Bướm mẹ hút mật đầu bông
Bướm con đùa với nụ hồng đỏ hoe.
Vui sao khi chớm vào hè
Xôn xao tiếng sẻ tiếng ve báo mùa
Rộn ràng là một cơn mưa
Trên đồng bông lúa cũng vừa uốn câu.
Trần Đăng Khoa
- Tên bài thơ: Mùa xuân, mùa hè
- Tác giả: Trần Đăng Khoa
- Tên cảnh đẹp (màu sắc, âm thanh): mùa xuân hoa nở đẹp tươi
Tranh ảnh minh họa:
b. Trong bài thơ, mùa xuân hoa nở đẹp tươi giống như một bức tranh xuân với sắc màu rực rỡ. Những đóa hoa xuân lại thu hút những chú bướm bay lại hút mật hoa. Mùa hè ve kêu như dàn đồng ca khiến không khí trở nên xôn xao và nhộn nhịp.
Nhớ – viết: Một mái nhà chung
Câu 1: Nhớ – viết: Một mái nhà chung (bốn khổ thơ đầu).
Câu 2: Chọn chữ d hoặc chữ gi thích hợp với mỗi :
Trời đã vào ữa thu. Buổi sáng thức ậy thấy se se lạnh. Sương non đọng mờ mờ dưới chân đê khuất ó. Đó cũng là lúc vào mùa câu cá rô. Chúng tôi luộc khoai sọ, bóc vỏ, cho khoai vào cối ã cùng thính và mẻ chua để làm mồi câu.
Theo Nguyễn Quang Thiều
Trả lời:
Trời đã vào giữa thu. Buổi sáng thức dậy thấy se se lạnh. Sương non đọng mờ mờ dưới chân đê khuất gió. Đó cũng là lúc vào mùa câu cá rô. Chúng tôi luộc khoai sọ, bóc vỏ, cho khoai vào cối giã cùng thính và mẻ chua để làm mồi câu.
Theo Nguyễn Quang Thiều
Câu 3: Chọn chữ hoặc vần thích hợp với mỗi :
Trả lời:
a. Chữ l hoặc chữ n
Sớm nay mấy chú ve
Rủ nhau thay áo mới
Ngủ nướng cả năm rồi
Giờ mùa thi đã tới!
Cánh mỏng xanh biêng biếc
Ve con lắc cái hông
Chiếc loa từ năm cũ
Cũng choàng dậy luyện âm
b. Vần ươn hoặc vần ương và thêm dấu thanh (nếu cần):
Cây tương ngày vươn lên
Con đường thêm bóng mát
Hoa tỏa hương thơm ngát
Bướm lượn vong quanh quanh
Khu vườn xanh biếc xanh
Em yêu thương biết mấy!
Theo Nhật Quang
Luyện tập từ có nghĩa trái ngược nhau
Câu 1: Tìm từ ngữ có nghĩa trái ngược với từ ngữ được in đậm trong đoạn thơ sau:
Mặt trời vừa thức
Nắng đã xuống vườn
Công việc đầu tiên
Nhặt sương lá sỏi.
Rồi nắng nhẹ tới
Lau vũng nước sân
Soi tia nắng ấm
Vào trong nhà ngủ.
Hoàng Tá
Trả lời:
- Xuống – lên
- Đầu tiên – cuối cùng
- Vào – ra
Câu 2
Chọn các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau phù hợp với mỗi trong các thành ngữ, tục ngữ sau:
a. rừng, biển
b. Bên , bên
c. Mau sao thì , vắng sao thì
Trả lời:
a. Lên rừng, xuống biển
b. Bên lở, bên bồi
c. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
Câu 3: Đặt 1 – 2 câu kể có sử dụng cặp từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau.
M: Mùa hè nóng, mùa đông lạnh
Trả lời:
Bàn ngày nắng, ban đêm mưa.
Nhân dân ta yêu hòa bình và ghét chiến tranh.
Soạn bài phần Vận dụng – Bài 3: Một mái nhà chung
Câu 1: Giải ô chữ sau:
Trả lời:
1. Mèo
2. Cá heo
3. Voi
4. Én
5. Hổ
6. Hà mã
7. Cá cờ
8. Hươu
9. Quạ
10. Nhím
11. Gấu
Từ hàng dọc: Mái nhà chung.
Câu 2: Nói 1- 2 câu về con vật có trong ô chữ vừa hoàn thành.
Trả lời:
Chú nhím lông xù nhìn như quả cầu gai vậy. Cái đầu chú nhỏ với đôi mắt và cái miệng phớt hồng, hai cái tai nhỏ thôi nhưng thính lắm. Thân hình chú mập mạp, tròn tròn thật đáng yêu!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Một mái nhà chung trang 112 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 2 – Tuần 33 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.