Bạn đang xem bài viết Soạn bài Làng Soạn văn 9 tập 1 bài 13 (trang 162) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Kim Lân là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Tác phẩm của ông đã thể hiện tình yêu làng và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân khi phải rời làng đi tản cư. Tác phẩm được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9.
Hôm nay, Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 9: Làng, cung cấp những kiến thức hữu ích cho học sinh khi tìm hiểu về tác phẩm này.
Soạn bài Làng – Mẫu 1
Soạn văn Làng chi tiết
I. Tác giả
– Kim Lân (1920 – 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài.
– Quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
– Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có tác phẩm đăng báo trước cách mạng.
– Vốn gắn bó với nông thôn, các tác phẩm của ông chủ yếu chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân.
– Ngoài sự nghiệp sáng tác, Kim Lân còn được biết đến với vai trò là một diễn viên (vai Lão Hạc trong Làng Vũ Đại ngày ấy, Lý Cựu trong Chị Dậu…)
– Năm 2001, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
– Một số tác phẩm tiêu biểu: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962)…
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
– “Làng” được sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
– Truyện được đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.
2. Bố cục
Gồm ba phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “Ông lão đành phải dùi dắng chờ vậy”. Cuộc sống của ông Hai ở nơi tản cư.
- Phần 2: Tiếp theo đến “Mỗi lần nói ra được vài câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vơi đi được vài phần”. Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.
- Phần 3. Còn lại. Niềm vui sướng của ông khi nghe tin cải chính.
3. Tóm tắt
Ông Hai là một người nông dân rất yêu và tự hào về làng chợ Dầu của mình. Vì chiến tranh, gia đình ông phải đi tản cư. Một hôm ông nghe tin làng chợ Dầu theo Tây. Tin dữ bất ngờ khiến ông không thể tin, rồi sau đó là bàng hoàng và xót xa. Về nhà, ông nằm vật ra, ai nói gì cũng tưởng họ bàn tán về làng mình. Ông không biết nên về làng hay đi đến nơi khác. Sau khi trò chuyện với thằng con trai út, ông Hai quyết định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Đến khi chủ tịch xã lên cải chính làng Dầu không theo giặc, ông vô cùng sung sướng đi khoe với tất cả mọi người.
Xem thêm: Tóm tắt truyện ngắn Làng của Kim Lân
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Cuộc sống của ông Hai ở nơi tản cư
– Ông Hai luôn đau đáu nhớ về quê hương, nghĩ đến những ngày tháng làm việc cùng với anh em.
– Khoe về làng mình: giàu và đẹp, lát đá xanh, có nhà ngói san sát sầm uất như tỉnh, phong trào cách mạng diễn ra sôi nổi, chòi phát thanh cao bằng ngọn tre.
– Đến phòng thông tin: đọc báo, nghe tin tức về cuộc kháng chiến.
– Khi nghe đến tin về chiến thắng của ta, “ruột gan ông lão cứ múa vui cả lên” .
=> Tình cảm sâu đậm của ông Hai dành cho quê hương, đất nước và đặc biệt là làng của ông.
2. Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc
* Khi vừa mới nghe tin làng chợ Dầu theo giặc:
– Ông sững sờ, xấu hổ và uất ức: “cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như không thở được”.
– Tin tức làng chợ Dầu theo giặc như một tiếng sét giáng xuống đầu ông, nhưng khi trấn tĩnh lại liền tỏ ra nghi ngờ, không tin: “Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: Liệu có thật không hở bác?…”
– Những người tản cư đã kể rảnh rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên” làm ông không thể không tin.
– Từ đấy, trong tâm trí của ông chỉ nghĩ về cái tin dữ ấy. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gằm mặt mà đi”.
* Khi về đến nhà
– Ông Hai nằm vật ra giường, nhìn lũ con lại thấy tủi thân, nước mắt cứ giàn ra. Bao nhiêu niềm tự hào về làng đều sụp đổ.
– Ông tự hỏi và buồn thay cho số phận những đứa con của mình: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?”
– Ông nắm chặt tay, rít lên: “Chúng bay … mà nhục nhã thế này?”.
=> Ông hai cảm thấy chính bản thân đang mang nỗi nhục của một tên bán nước, cả các con ông rồi cũng sẽ phải mang nỗi nhục ấy.
* Những ngày sau đó:
– Suốt mấy ngày ông không dám đi đâu.
– Ông chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài: “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa,ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”.
– Thoáng nghe những tiếng “Tây, Việt gian, cam – nhông… là ông lủi ra một nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!”
– Khi nghĩ đến tương lai, ông rơi vào bế tắc, không biết phải đi đâu về đâu: Về làng thì không được, vì về làng lúc này là đồng nghĩa với theo Tây, phản bội kháng chiến. Ở lại thì không xong, vì mụ chủ nhà đã đánh tiếng xua đuổi. Còn đi thi biết đi đâu bởi ai người ta chưa chấp dân làng Chợ Dầu phản bội.
=> Điều này buộc ông phải lựa chọn giữa tình yêu làng và yêu nước.
– Ông hai đã trò chuyện với đứa con trai út, để rồi đưa ra quyết định: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
=> Tình yêu nước mãnh liệt của người Việt Nam, họ sẵn sàng vượt lên trên tình cảm cá nhân để hướng đến tình cảm chung của cộng đồng.
3. Niềm vui sướng của ông khi nghe tin cải chính
Thái độ hoàn toàn thay đổi:
– “Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”
– “Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy”…
– Về đến nhà thì chia quà cho lũ con rồi sang nhà bác Thứ để đính chính lại cái tin làng chợ Dầu theo giặc.
– “bô bô” khoe với mọi người về cái tin làng ông bị “đốt nhẵn”, nhà ông bị “đốt nhẵn”
=> Niềm vui mừng của ông Hai khi nghe tin cải chính về làng chợ Dầu đã vượt lên trên sự mất mát về của cải khi làng bị giặc đốt sạch. Từ đó, nhà văn Kim Lân đã cho thấy tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc của người nông dân.
– Nội dung: Tình yêu làng và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được Kim Lân thể hiện chân thực, sâu sắc trong truyện ngắn Làng.
– Nghệ thuật: Nhà văn đã vô cùng thành công khi xây dựng được tình huống truyện, kết hợp miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật.
Soạn văn Làng ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Truyện ngắn Làng đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào?
Kim Lân đã đặt nhân vật ông Hai vào tình huống: Ông hai nghe tin làng chợ Dầu – cái làng mà ông hết mực yêu quý và tự hào lại theo giặc.
Câu 2. Thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai từ lúc nghe làng mình theo giặc đến kết thúc truyện.
* Khi vừa mới nghe tin làng chợ Dầu theo giặc:
– Ông sững sờ, xấu hổ và uất ức: “cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như không thở được”.
– Tin tức làng chợ Dầu theo giặc như một tiếng sét giáng xuống đầu ông, nhưng khi trấn tĩnh lại liền tỏ ra nghi ngờ, không tin: “Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: Liệu có thật không hở bác?…”
– Những người tản cư đã kể rảnh rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên” làm ông không thể không tin.
– Từ đấy, trong tâm trí của ông chỉ nghĩ về cái tin dữ ấy. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gằm mặt mà đi”.
* Khi về đến nhà:
– Ông Hai nằm vật ra giường, nhìn lũ con lại thấy tủi thân, nước mắt cứ giàn ra. Bao nhiêu niềm tự hào về làng đều sụp đổ.
– Ông tự hỏi và buồn thay cho số phận những đứa con của mình: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?”
– Ông nắm chặt tay, rít lên: “Chúng bay … mà nhục nhã thế này?”.
=> Ông hai cảm thấy chính bản thân đang mang nỗi nhục của một tên bán nước, cả các con ông rồi cũng sẽ phải mang nỗi nhục ấy.
* Những ngày sau đó:
– Suốt mấy ngày ông không dám đi đâu.
– Ông chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài: “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa,ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”.
– Thoáng nghe những tiếng “Tây, Việt gian, cam – nhông… là ông lủi ra một nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!”
– Khi nghĩ đến tương lai, ông rơi vào bế tắc, không biết phải đi đâu về đâu: Về làng thì không được, vì về làng lúc này là đồng nghĩa với theo Tây, phản bội kháng chiến. Ở lại thì không xong, vì mụ chủ nhà đã đánh tiếng xua đuổi. Còn đi thi biết đi đâu bởi ai người ta chưa chấp dân làng Chợ Dầu phản bội.
=> Điều này buộc ông phải lựa chọn giữa tình yêu làng và yêu nước.
– Ông hai đã trò chuyện với đứa con trai út, để rồi đưa ra quyết định: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
=> Tình yêu nước mãnh liệt của người Việt Nam, họ sẵn sàng vượt lên trên tình cảm cá nhân để hướng đến tình cảm chung của cộng đồng.
Thái độ hoàn toàn thay đổi:
– “Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”
– “Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy”…
– Về đến nhà thì chia quà cho lũ con rồi sang nhà bác Thứ để đính chính lại cái tin làng chợ Dầu theo giặc.
– “bô bô” khoe với mọi người về cái tin làng ông bị “đốt nhẵn”, nhà ông bị “đốt nhẵn”
=> Niềm vui mừng của ông Hai khi nghe tin cải chính về làng chợ Dầu đã vượt lên trên sự mất mát về của cải khi làng bị giặc đốt sạch.
Câu 3. Vì sao ông Hai lại trò chuyện như thế với đứa con nhỏ? Qua những lời trò chuyện ấy, em cảm nhận được điều gì về tấm lòng của ông Hai đối với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến. Tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở ông Hai có quan hệ như thế nào?
* Lý do trò chuyện:
– Ông lựa chọn trò chuyện với đứa con trai út vì tuy nó còn nhỏ tuổi, ngây thơ nhưng lại giống ông ờ lòng yêu làng, yêu nước.
– Ông trò chuyện với con nhưng cũng chính là để bày tỏ nỗi lòng của mình, minh oan cho chính mình.
* Những lời trò chuyện ấy cho ta thấy tấm lòng của ông Hai:
– Tình yêu thương sâu đậm của ông Hai đối với làng chợ Dầu.
– Tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng qua hình ảnh “cụ Hồ” được nhắc đến.
* Mối quan hệ giữa tình yêu làng và lòng yêu nước: Lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến được đặt cao hơn và chi phối mọi tình cảm, hành động của ông.
Câu 4. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả.
– Nghệ thuật miêu tả tâm lý: chân thực, sâu sắc thông qua những lời đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
– Ngôn ngữ nhân vật: mang tính khẩu ngữ, gần gũi với cuộc sống đời thường thể hiện được tính cách, tình cảm của nhân vật.
II. Luyện tập
Câu 1. Chọn và phân tích một đoạn miêu tả tâm lí nhân vật trong Hai trong truyện. Trong đoạn ấy, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả tâm lí nhân vật.
Gợi ý:
– Chọn đoạn: “Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường… điều nhục nhã ấy”
– Phân tích: Tâm trạng của ông Hai khi về đến nhà:
- Ông Hai nằm vật ra giường, nhìn lũ con lại thấy tủi thân, nước mắt cứ giàn ra. Bao nhiêu niềm tự hào về làng đều sụp đổ.
- Ông tự hỏi và buồn thay cho số phận những đứa con của mình: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?”
- Ông nắm chặt tay, rít lên: “Chúng bay … mà nhục nhã thế này?”.
=> Ông hai cảm thấy chính bản thân đang mang nỗi nhục của một tên bán nước, cả các con ông rồi cũng sẽ phải mang nỗi nhục ấy.
– Tác giả đã miêu tả tâm lí nhân vật bằng những lời độc thoại nội tâm.
Câu 2. Em còn nhớ truyện ngắn hay bài thơ nào cũng viết về tình cảm quê hương, đất nước? Hãy nêu nét riêng của truyện Làng so với những tác phẩm ấy.
– Một số tác phẩm như: Quê hương (Đỗ Trung Quân), Tre Việt Nam (Nguyễn Duy), Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh)…
– Nét riêng của truyện ngắn Làng:
- Kim Lân đã đặt nhân vật vào một tình huống độc đáo: Ông Hai luôn yêu và tự hào về làng của mình, nay nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
- Từ đó khẳng định được tình cảm quê hương đất nước được đặt trong sự gắn bó khăng khít với nhau, hòa quyện, thống nhất với nhau, tình cảm ấy được làm nổi bật lên trong hoàn cảnh cụ thể là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc.
Soạn bài Làng – Mẫu 2
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Truyện ngắn Làng đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào?
Tình huống độc đáo: Nhân vật ông hai nghe tin làng chợ Dầu – cái làng mà ông sinh ra và lớn lên, hết mực yêu quý và tự hào, nay lại theo giặc.
Câu 2. Thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai từ lúc nghe làng mình theo giặc đến kết thúc truyện.
– Khi vừa mới nghe tin làng chợ Dầu theo giặc: Ông sững sờ, xấu hổ và uất ức: “cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như không thở được”. Tin tức làng chợ Dầu theo giặc như một tiếng sét giáng xuống đầu ông, nhưng khi trấn tĩnh lại liền tỏ ra nghi ngờ, không tin: “Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: Liệu có thật không hở bác?…” Những người tản cư đã kể rảnh rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên” làm ông không thể không tin. Từ đấy, trong tâm trí của ông chỉ nghĩ về cái tin dữ ấy. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gằm mặt mà đi”.
– Khi về đến nhà: Ông Hai nằm vật ra giường…”. Bao nhiêu niềm tự hào về làng đều sụp đổ. Ông tự hỏi và buồn thay cho số phận những đứa con của mình: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?”. Ông nắm chặt tay, rít lên: “Chúng bay … mà nhục nhã thế này?”.
=> Ông hai cảm thấy chính bản thân đang mang nỗi nhục của một tên bán nước, cả các con ông rồi cũng sẽ phải mang nỗi nhục ấy.
– Những ngày sau đó:
- Suốt mấy ngày ông không dám đi đâu. Ông chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài: “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa,ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Thoáng nghe những tiếng “Tây, Việt gian, cam – nhông… là ông lủi ra một nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!”. Khi nghĩ đến tương lai, ông rơi vào bế tắc, không biết phải đi đâu về đâu: Về làng thì không được, vì về làng lúc này là đồng nghĩa với theo Tây, phản bội kháng chiến. Ở lại thì không xong, vì mụ chủ nhà đã đánh tiếng xua đuổi. Còn đi thi biết đi đâu bởi ai người ta chưa chấp dân làng Chợ Dầu phản bội. Ông Hai đã trò chuyện với đứa con trai út, để rồi đưa ra quyết định: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
- Sau khi nghe tin cải chính làng của ông không theo giặc: “Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”; “Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy”… Về đến nhà thì chia quà cho lũ con rồi sang nhà bác Thứ để đính chính lại cái tin làng chợ Dầu theo giặc. Ông “bô bô” khoe với mọi người về cái tin làng ông bị “đốt nhẵn”, nhà ông bị “đốt nhẵn”
=> Niềm vui mừng của ông Hai khi nghe tin cải chính về làng chợ Dầu đã vượt lên trên sự mất mát về của cải khi làng bị giặc đốt sạch.
Câu 3. Vì sao ông Hai lại trò chuyện như thế với đứa con nhỏ? Qua những lời trò chuyện ấy, em cảm nhận được điều gì về tấm lòng của ông Hai đối với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến. Tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở ông Hai có quan hệ như thế nào?
– Ông Hai trò chuyện với đứa con nhỏ: Ông lựa chọn trò chuyện với đứa con trai út vì tuy nó còn nhỏ tuổi, ngây thơ nhưng lại giống ông ờ lòng yêu làng, yêu nước. Ông trò chuyện với con nhưng cũng chính là để bày tỏ nỗi lòng của mình, minh oan cho chính mình.
– Những lời trò chuyện ấy cho ta thấy tấm lòng của ông Hai: Tình yêu thương sâu đậm của ông Hai đối với làng chợ Dầu. Tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng qua hình ảnh “cụ Hồ” được nhắc đến.
– Mối quan hệ giữa tình yêu làng và lòng yêu nước: Lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến được đặt cao hơn và chi phối mọi tình cảm, hành động của ông.
Câu 4. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý: chân thực, sâu sắc thông qua những lời đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
- Ngôn ngữ nhân vật: mang tính khẩu ngữ, gần gũi với cuộc sống đời thường thể hiện được tính cách, tình cảm của nhân vật.
II. Luyện tập
Câu 1. Chọn và phân tích một đoạn miêu tả tâm lí nhân vật trong Hai trong truyện. Trong đoạn ấy, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả tâm lí nhân vật.
Gợi ý:
– Chọn đoạn sau khi ông Hai nghe tin cải chính.
– Phân tích:
- “Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”
- “Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy”…
- Về đến nhà thì chia quà cho lũ con rồi sang nhà bác Thứ để đính chính lại cái tin làng chợ Dầu theo giặc.
- “bô bô” khoe với mọi người về cái tin làng ông bị “đốt nhẵn”, nhà ông bị “đốt nhẵn”
=> Niềm vui mừng của ông Hai khi nghe tin cải chính về làng chợ Dầu đã vượt lên trên sự mất mát về của cải khi làng bị giặc đốt sạch. Từ đó, nhà văn Kim Lân đã cho thấy tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc của người nông dân.
Câu 2. Em còn nhớ truyện ngắn hay bài thơ nào cũng viết về tình cảm quê hương, đất nước? Hãy nêu nét riêng của truyện Làng so với những tác phẩm ấy.
– Một số tác phẩm như: Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan)…
– Nét riêng của truyện ngắn Làng:
- Kim Lân đã đặt nhân vật vào một tình huống độc đáo: Ông Hai luôn yêu và tự hào về làng của mình, nay nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
- Từ đó khẳng định được tình cảm quê hương đất nước được đặt trong sự gắn bó khăng khít với nhau, hòa quyện, thống nhất với nhau, tình cảm ấy được làm nổi bật lên trong hoàn cảnh cụ thể là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc.
Soạn bài Làng – Mẫu 3
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1.
Truyện ngắn Làng đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống: Ông Hai nghe tin làng chợ Dầu – nơi quê hương mà ông hết mực yêu mến và tự hào đã theo giặc.
Câu 2.
Diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai từ lúc nghe làng mình theo giặc đến kết thúc truyện:
– Lúc mới nghe tin làng chợ Dầu theo giặc:
- Ông Hai cảm thấy sững sờ, ngỡ ngàng: “cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như không thở được”.
- Ông tỏ ra nghi ngờ: “Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: Liệu có thật không hở bác?…”.
- Xấu hổ, đau đớn: Những người tản cư đã kể rảnh rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên” làm ông không thể không tin. Từ đấy, trong tâm trí của ông chỉ nghĩ về cái tin dữ ấy. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gằm mặt mà đi”.
– Khi về đến nhà:
- Đau đớn, thất vọng: “Ông Hai nằm vật ra giường…”; Bao nhiêu niềm tự hào về làng đều sụp đổ.
- Dằn vặt: Ông tự hỏi và buồn thay cho số phận những đứa con của mình: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?”. Ông nắm chặt tay, rít lên: “Chúng bay … mà nhục nhã thế này?”.
– Những ngày sau đó:
- Lo lắng sợ hãi: Suốt mấy ngày ông không dám đi đâu. Ông chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa,ông cũng chột dạ.
- Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Thoáng nghe những tiếng “Tây, Việt gian, cam – nhông… là ông lủi ra một nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!”.
- Bế tắc, hoang mang: Khi nghĩ đến tương lai, ông rơi vào bế tắc, không biết phải đi đâu về đâu “Về làng thì không được, vì về làng lúc này là đồng nghĩa với theo Tây, phản bội kháng chiến. Ở lại thì không xong, vì mụ chủ nhà đã đánh tiếng xua đuổi. Còn đi thi biết đi đâu bởi ai người ta chưa chấp dân làng Chợ Dầu phản bội”. Ông Hai đã trò chuyện với đứa con trai út, để rồi đưa ra quyết định: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
- Sung sướng, hạnh phúc: Khi nghe tin cải chính làng không theo giặc, “Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”; “Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy”… Về đến nhà thì chia quà cho lũ con rồi sang nhà bác Thứ để đính chính lại cái tin làng chợ Dầu theo giặc. Ông “bô bô” khoe với mọi người về cái tin làng ông bị “đốt nhẵn”, nhà ông bị “đốt nhẵn”
=> Diễn biến tâm trạng được khắc họa vô cùng chân thực, sinh động.
Câu 3. Vì sao ông Hai lại trò chuyện như thế với đứa con nhỏ? Qua những lời trò chuyện ấy, em cảm nhận được điều gì về tấm lòng của ông Hai đối với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến. Tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở ông Hai có quan hệ như thế nào?
– Ông Hai trò chuyện với đứa con nhỏ vì đứa con nhỏ giống ông ờ lòng yêu làng, yêu nước. Ông trò chuyện với con nhưng cũng chính là để bày tỏ nỗi lòng của mình, minh oan cho chính mình.
– Qua những lời trò chuyện ấy, em cảm nhận được tình yêu làng của ông Hai, cũng như lòng yêu nước, sự thủy chung với kháng chiến, với cách mạng qua hình ảnh “cụ Hồ” được nhắc đến.
– Tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở ông Hai có quan hệ: Yêu làng gắn với yêu nước, nhưng yêu nước, tinh thần kháng chiến vẫn được đặt cao hơn và chi phối mọi tình cảm, hành động của ông.
Câu 4.
Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả:
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý: chân thực, sâu sắc thông qua những lời đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
- Ngôn ngữ nhân vật: mang tính khẩu ngữ, gần gũi với cuộc sống đời thường thể hiện được tính cách, tình cảm của nhân vật.
II. Luyện tập
Câu 1. Chọn và phân tích một đoạn miêu tả tâm lí nhân vật trong Hai trong truyện. Trong đoạn ấy, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả tâm lí nhân vật.
Xem thêm: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng
Câu 2. Em còn nhớ truyện ngắn hay bài thơ nào cũng viết về tình cảm quê hương, đất nước? Hãy nêu nét riêng của truyện Làng so với những tác phẩm ấy.
– Một số tác phẩm như: Quê hương (Tế Hanh), Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)…
– Nét riêng của truyện ngắn Làng:
- Kim Lân đã đặt nhân vật vào một tình huống độc đáo: Ông Hai luôn yêu và tự hào về làng của mình, nay nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
- Từ đó khẳng định được tình cảm quê hương đất nước được đặt trong sự gắn bó khăng khít với nhau, hòa quyện, thống nhất với nhau, tình cảm ấy được làm nổi bật lên trong hoàn cảnh cụ thể là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Làng Soạn văn 9 tập 1 bài 13 (trang 162) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.