Bạn đang xem bài viết Soạn bài Hương khúc – Chân trời sáng tạo 7 Ngữ văn lớp 7 trang 52 sách Chân trời sáng tạo tập 2 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Văn bản Hương khúc đã cung cấp những thông tin hữu ích về một món ăn truyền thống của dân tộc – bánh khúc. Tài liệu Soạn văn 7: Hương khúc, thuộc Sách Chân trời sáng tạo, sẽ được giới thiệu.
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn xin mời các bạn học sinh lớp 7 tham khảo tài liệu chi tiết, để có thể chuẩn bị bài nhanh chóng hơn.
Soạn bài Hương khúc – Mẫu 1
Câu 1. Qua cách kể và miêu tả của tác giả, em cảm nhận sức hấp dẫn của bánh khúc được tạo nên từ đâu?
Qua cách kể và miêu tả của tác giả, sức hấp dẫn của bánh khúc được tạo nên từ:
– Nguyên liệu làm bánh khúc: Rau khúc, gạo nếp, nhân đậu xanh, hành, mỡ.
– Công đoạn làm bánh đơn giản nhưng cẩn thận, tỉ mỉ: Hái rau khúc vào sáng sớm; Lấy nước mưa trong bể rửa sạch, để ráo nước mới cho vào cối giã; Giã đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò; Để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới nặn bánh; Nhân bánh chỉ dùng một ít mỡ trộn với đậu xanh được gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân, thi thoảng mua được mấy lạng mỡ phần thì mới thái một ít làm nhân bánh; Khi đồ bánh còn phủ một lớp rau khúc kín mặt chõ bánh để giữ hơi và làm cho bánh đậm thêm hương rau khúc.
=> Chiếc bánh khúc nóng hổi, thơm ngon chứa đựng kỉ niệm về người bà.
Câu 2. Tác giả đã dành cho chiếc bánh khúc tuổi thơ là tình cảm như thế nào? Tình cảm ấy trong đoạn trích được thể hiện bằng cách nào?
– Tình cảm: Yêu mến, trân trọng.
– Tình cảm được thể hiện qua những chi tiết:
- Tôi nâng chiếc bánh khúc lên như nâng một báu vật.
- Mùi thơm ngậy của rau khúc đồ chín, mùi của gạo nếp, nùi của nhân đậu xanh quyện với mùi hành mỡ tỏa ra và làm nên một thứ ẩm thực chứa đầy hạnh phúc lạ lùng trong tâm khảm tôi. Không phải hạnh phúc của một kẻ đói khát được ăn. Một thứ hạnh phúc của ẩm thực nhưng thiêng liêng và da diết mơ hồ;
- Mỗi khi bà tôi nhào bột xong, tôi cũng cúi rạp người xuống ghé sát mũi vào cối bột bánh và hít thật sâu.
- Cho dù vẫn chỉ là bột sống nhưng hương vị bánh khúc đã dâng lên làm tôi ứa đầy nước miếng; Những miếng mỡ thái hạt lựu béo ngậy đến mê người; Cái béo của mỡ lợn, cái bùi của đậu và vị ngọt ngào của bột nếp và hương rau khúc làm nên một món ăn dân dã ngon lạ thường,…
Xem thêm: Tác giả đã dành cho chiếc bánh khúc tuổi thơ là tình cảm như thế nào?
Câu 3. Văn bản trên gợi cho em suy nghĩ gì về nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của dân tộc?
- Văn hóa ẩm thực của dân tộc Việt Nam rất phong phú, đang dạng.
- Những món ăn tuy giản dị, nhưng gửi gắm nét đẹp truyền thống của một vùng đất…
Soạn bài Hương khúc – Mẫu 2
Câu 1. Qua cách kể và miêu tả của tác giả, em cảm nhận sức hấp dẫn của bánh khúc được tạo nên từ đâu?
Sức hấp dẫn của bánh khúc được làm nên từ hình ảnh người bà. Những chiếc bánh khúc không chỉ thơm ngon mà còn chứa đựng tình cảm bà cháu đẹp đẽ, chân thành.
Câu 2. Tác giả đã dành cho chiếc bánh khúc tuổi thơ là tình cảm như thế nào? Tình cảm ấy trong đoạn trích được thể hiện bằng cách nào?
– Chiếc bánh khúc tuổi thơ mang tình cảm ấm áp của người bà, khiến nhân vật “tôi” nhớ mãi, khắc sâu trong tâm thức.
– Những tình cảm ấy được thể hiện qua việc miêu tả về cách làm bánh khúc, khi tác giả ăn bánh nhớ về người bà.
Câu 3. Văn bản trên gợi cho em suy nghĩ gì về nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của dân tộc?
Văn bản trên gợi cho em suy nghĩ về nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của dân tộc: Ẩm thực dân tộc Việt Nam rất phong phú, đa dạng. Các món ăn chứa đựng hồn cốt của dân tộc.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Hương khúc – Chân trời sáng tạo 7 Ngữ văn lớp 7 trang 52 sách Chân trời sáng tạo tập 2 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.