Bạn đang xem bài viết Soạn bài Hội lồng tồng – Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 117 sách Kết nối tri thức tập 1 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Văn bản Hội lồng tồng giúp học sinh hiểu hơn về lễ hội này. Vì vậy, Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 7: Hội lồng tồng, rất hữu ích và cần thiết.
Mời các bạn học sinh lớp 7 cùng theo dõi nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.
Soạn bài Hội lồng tồng – Mẫu 1
Câu 1. Tóm tắt các ý chính của văn bản Hội lồng tồng bằng sơ đồ (chú ý thời gian tổ chức, địa điểm tổ chức, vùng miền có lễ hội, phần cúng tế – lễ, phần vui chơi – hội).
- Thời gian: Từ sau Tết Nguyên đán đến Tết Thanh minh
- Địa điểm: Đình thành hoàng
- Vùng miền có lễ hội: Việt Bắc
- Phần cúng tế – lễ: Dân làng mang cỗ đến cúng thần nông.
- Phần vui – chơi: Nhiều trò chơi dân gian như đánh vật, kéo co, thi bắn, đua thuyền, biểu diễn võ dân tộc… nhưng hấp dẫn nhất là tung còn, múa sư tử và “lượn” lồng – tồng.
Xem thêm: Tóm tắt các ý chính của văn bản Hội lồng tồng bằng sơ đồ
Câu 2. Sản vật cúng tế trong hội lồng tồng có liên quan gì với tục mở hội xuống đồng và tục thờ thành hoàng – thần nông?
- Lồng tồng tiếng Tày – Nùng có nghĩa là xuống đồng.
- Thần thành hoàng làng của đồng bào Tày – Nùng là Thần Nông.
- Đình thành hoàng thờ những nhân vật ngày xưa đã có công khai phá ruộng nương, xây dựng và bảo vệ bản mường.
=> Hội lồng tồng là dịp để trình bày các sản phẩm nông nghiệp của dân làng.
Câu 3. Văn bản miêu tả những hoạt động nào của cư dân trong phần hội? Những hoạt động đó biểu thị những phẩm chất và khả năng nào của con người?
- Văn bản miêu tả những hoạt động: trò chơi ném còn, múa sư tử, hát “lượn lồng tồng”.
- Những hoạt động đó biểu thị sức khỏe, sự khéo léo và tài năng của con người.
Xem thêm: Văn bản miêu tả những hoạt động nào của cư dân trong phần hội?
Câu 4. Người dân gửi gắm mong ước gì khi tổ chức lễ hội lồng tồng?
Mong ước: Mùa mang bội thu, cuộc sống ấm no và hạnh phúc.
Câu 5.
Lượn, tiếng nói tình yêu, tiếng lòng của ngày hội xuân, lành mạnh, trong sáng, đầy sức sống, vang vọng sôi nổi mà êm đềm dưới trời Việt Bắc.
Em cảm nhận như thế nào về thái độ đánh giá của người viết qua câu văn trên?
Gợi ý:
Người viết thể hiện thái độ trân trọng, yêu mến về nét văn hóa đặc sắc của mảnh đất Việt Bắc.
Soạn bài Hội lồng tồng – Mẫu 2
Câu 1. Tóm tắt các ý chính của văn bản Hội lồng tồng bằng sơ đồ (chú ý thời gian tổ chức, địa điểm tổ chức, vùng miền có lễ hội, phần cúng tế – lễ, phần vui chơi – hội).
– Thời gian: Sau tết Nguyên đán đến tết Thanh minh
– Địa điểm tổ chức: Đình thành hoàng
– Vùng miền có lễ hội: đồng bào Tày – Nùng, ở vùng Việt Bắc
– Phần cúng tế – lễ:
- Dân làng mang cỗ đến cúng thần nông
- Sau khi cúng tế, người ta ăn cỗ với thịt gà, thịt lợn, bánh chưng, lá ngải…
– Phần vui chơi – hội: Nhiều trò chơi dân gian như đánh vật, kéo co, thi bắn, đua thuyền… nhưng hấp dẫn hơn cả là tung còn, múa sư tử và “lượn” lồng tồng
Câu 2. Sản vật cúng tế trong hội lồng tồng có liên quan gì với tục mở hội xuống đồng và tục thờ thành hoàng – thần nông?
– Sản vật cúng tế trong hội lồng tồng gồm có: gà thiến béo, lợn quay, bánh trái…
– Hội lồng tồng ở Việt Bắc gắn với tục thờ thần nông. Ở đây, thần nông được tôn làm thành hoàng làng cũng có nghĩa là thần nông được cho là có vai trò giúp dân khai mở đất đai, xây dựng và bảo vệ bản mường. Sản vật cúng tế trong hội lồng tồng đều là sản phẩm nông nghiệp của cư dân, được dâng lên tế thần nông để thể hiện sự biết ơn của cư dân với vị thần cai quản đời sống bản mường, cũng là cách thức để kính báo về công việc làm ăn sinh sống hằng năm và biểu thị niềm mong ước về cuộc sống no đủ.
Câu 3. Văn bản miêu tả những hoạt động nào của cư dân trong phần hội? Những hoạt động đó biểu thị những phẩm chất và khả năng nào của con người?
– Văn bản miêu tả những hoạt động:
- trò chơi ném còn
- múa sư tử
- hát đối đáp những bài “lượn lồng tồng”
– Những hoạt động đó biểu thị phẩm chất và khả năng của con người: khéo léo, dẻo dai và khỏe khoắn và tài năng. Không chỉ vậy, tác giả còn thể hiện tình yêu thiên nhiên, lao động và cuộc sống.
Câu 4. Người dân gửi gắm mong ước gì khi tổ chức lễ hội lồng tồng?
Người dân gửi gắm mong ước gì khi tổ chức lễ hội lồng tồng: Mùa màng bội thu, cuộc sống được sung túc và ấm no.
Câu 5.
Lượn, tiếng nói tình yêu, tiếng lòng của ngày hội xuân, lành mạnh, trong sáng, đầy sức sống, vang vọng sôi nổi mà êm đềm dưới trời Việt Bắc.
Em cảm nhận như thế nào về thái độ đánh giá của người viết qua câu văn trên?
Gợi ý:
Người viết thể hiện thái độ trân trọng, yêu mến về nét văn hóa đặc sắc của mảnh đất Việt Bắc.
* Tóm tắt văn bản Hội lồng tồng:
Mẫu 1
Vùng Việt Bắc mở hội lồng tồng từ sau Tết Nguyên Đán đến tết Thanh minh. “Lồng tồng” tiếng Tày – Nùng có nghĩa là “xuống đồng”. Trong những ngày hội lồng tồng cầu mùa, vui xuân, dân làng mang cỗ đến cúng thần nông. Hội cũng là dịp trưng bày những sản phẩm nông nghiệp của dân làng. Sau khi cúng tế, người ta ăn cỗ với thịt gà, thịt lợn, bánh chưng hay bánh lá ngải, xôi nhuộm lá cẩm, uống rượu nếp, rượu mác mật… Những trò chơi dân gian làm cho hội lồng tồng rộn rịp có đánh vật, kéo co, thi bắn, đua thuyền, biểu diễn võ thuật… hấp dẫn nhất là tung còn, múa sư tử và “lượn lồng tồng”. Trò chơi ném còn có dụng cụ chính là một chiếc còn. Người nào nhanh tay bắt được còn của tung đến mới được ném. Người ném trúng thủng vòng giấy thì được thưởng, nếu ném thủng hồng tâm thì được thưởng to hơn. Múa sư tử thực chất là một điệu múa võ. Theo tục lệ, con sư tử nào đến trước giữ vai trò đàn anh, có quyền chủ trì các buổi biểu diễn, nếu tranh chấp sẽ tổ chức một cuộc đấu miếng giữa hai con sư tử. Nhân dịp hội lồng tồng, thanh niên gái trai tụ họp thành những đám hát lượn, hát đối đáp những bài “lượn lồng tồng” để cầu mùa màng, chúc mừng dân làng được mọi sự may mắn tốt lành, ca ngợi cái đẹp của thiên nhiên, của mùa xuân, của tình yêu, của cuộc sống lao động.
Mẫu 2
Ở Việt Bắc, người ta sẽ mở hội lồng tồng từ sau tết Nguyên đán đến tết Thanh minh. Trong những ngày hội lồng tồng cầu mùa, vui xuân, dân làng mang cỗ đến cúng thần nông. Đó cũng là dịp trưng bày những sản phẩm nông nghiệp của dân làng. Sau khi cúng tế, người ta ăn cỗ và tổ chức các trò chơi trò chơi dân gian: đánh vật, kéo co, thi bắn, đua thuyền, biểu diễn võ thuật… hấp dẫn nhất là tung còn, múa sư tử và “lượn lồng tồng”. Về trò chơi ném còn có dụng cụ chính là một chiếc còn. Người nào nhanh tay bắt được còn của tung đến mới được ném. Người ném trúng thủng vòng giấy thì được thưởng, nếu ném thủng hồng tâm thì được thưởng to hơn. Múa sư tử được đồng bào Tày – Nùng, đặc biệt là thanh niên yêu thích vì tinh thần thượng võ của nó. Đây thực chất là một điệu múa võ. Các miếng võ được biểu diễn rõ nhất trong màn múa sư tử đùa nghịch vờn nhau với đười ươi và hai khỉ. Nhân dịp hội lồng tồng, thanh niên gái trai tụ họp thành những đám hát lượn, hát đối đáp những bài “lượn lồng tồng” để cầu mùa màng, chúc mừng dân làng được mọi sự may mắn tốt lành, ca ngợi cái đẹp của thiên nhiên, của mùa xuân, của tình yêu, của cuộc sống lao động.
Xem thêm: Tóm tắt văn bản Hội lồng tồng
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Hội lồng tồng – Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 117 sách Kết nối tri thức tập 1 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.