Bạn đang xem bài viết Soạn bài Học nghề (trang 58) Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 – Tuần 25 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Soạn bài Học nghề sách Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, viết, luyện tập của trang 58, 59, 60, 61 SGK Tiếng Việt 3 tập 2.
Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của Bài 14: Học nghề – Tuần 25, chủ đề Bài học từ cuộc sống để chuẩn bị thật tốt kiến thức trước khi tới lớp, cũng như bài tập về nhà. Ngoài ra, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Tiếng Việt lớp 3 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn:
Soạn bài phần Đọc: Học nghề
Khởi động
Sắp xếp các tranh dưới đây theo trình tự hợp lí.
Trả lời:
Thứ tự hợp lí của các bức tranh là: Tranh 4 – Tranh 1 – Tranh 3 – Tranh 2
Câu 1
Đi xem xiếc về, Va-li-a mơ ước điều gì?
Trả lời:
Đi xem xiếc về, Va-li-a mơ ước trở thành diễn viên phi ngựa.
Câu 2
Việc đầu tiên Va-li-a được giao khi vào học ở rạp xiếc là gì?
Trả lời:
Việc đầu tiên Va-li-a được giao khi vào học ở rạp xiếc là quét chuồng ngựa và làm quen với con ngựa trong chuồng – bạn diễn của Va-li-a.
Câu 3
Vì sao ông Giám đốc lại giao cho Va-li-a việc đó?
Trả lời:
Ông Giám đốc giao cho Va-li-a việc đó vì ông muốn Va-li-a được gần gũi, làm quen và chăm sóc chú ngựa diễn.
Câu 4
Câu chuyện kết thúc như thế nào?
Trả lời:
Câu chuyện kết thúc bằng việc Va-li-a trở thành một diễn viên cưỡi ngựa đánh đàn mà bạn ấy hằng mơ ước.
Câu 5
Theo em, câu “Cái tháp cao nào cũng phải bắt đầu xây từ mặt đất lên…” ý nói gì?
☐ Va-li-a sẽ còn phải học xây tháp
☐ Việc xây một tòa tháp cao rất khó khăn
☐ Muốn làm được việc lớn, cần biết làm tốt những việc nhỏ
Trả lời:
Theo em, câu “Cái tháp cao nào cũng phải bắt đầu xây từ mặt đất lên…” ý nói: muốn làm được việc lớn, cần biết làm tốt những việc nhỏ.
Soạn bài phần Viết: Ôn chữ viết hoa T, U, Ư
Câu 1
Viết tên riêng: Út Trà Ôn
Câu 2
Viết câu:
Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó lòng không muốn về.
(Ca dao)
Soạn bài phần Luyện tập
Luyện từ và câu
Câu 1: Tìm những câu có sử dụng dấu gạch ngang ở đầu dòng trong bài Học nghề.
Trả lời:
Những câu có sử dụng dấu gạch ngang ở đầu dòng là:
– Xin bác nhận cháu vào học tiết mục “Phi ngựa đánh đàn”.
– Được!
– Thế cháu biết phi ngựa chưa?
– Dạ, chưa. Nhưng cháu rất thích và sẽ học được ạ.
– Tốt! Bây giờ, cháu cầm cái chổi kia theo bác.
– Việc trước tiên của cháu là quét chuồng ngựa và làm quen với con ngựa này, bạn biểu diễn của cháu đấy.
– Công việc của diễn viên phi ngựa đánh đàn bắt đầu thế đấy, cháu ạ. Cái tháp cao nào cũng phải bắt đầu xây từ mặt đất lên….
Câu 2: Dấu gạch ngang trong những câu em tìm được dùng để làm gì?
Trả lời:
Dấu gạch ngang trong những câu em tìm được ở bài tập 1 dùng để đánh dấu lời đối thoại của nhân vật trong truyện.
Câu 3: Tìm những lời đối thoại có trong câu chuyện sau. Theo em, cần sử dụng dấu câu nào để đánh dấu lời đối thoại của nhân vật?
Nhà bác học không ngừng học
Khi đã trở thành nhà bác học lừng danh thế giới, Đác-uyn vẫn không ngừng học. Có lần thấy cha còn miệt mài đọc sách giữa đêm khuya, con của Đác-uyn hỏi: Cha đã là nhà bác học rồi, còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì cho mệt? Đác-uyn bình thản đáp: Bác học không có nghĩa là ngừng học.
(Theo Hà Vi)
Trả lời:
Lời đối thoại trong câu chuyện là:
Cha đã là nhà bác học rồi, còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì cho mệt?
Bác học không có nghĩa là ngừng học.
Theo em, cần sử dụng dấu hai chấm để đánh dấu lời đối thoại của nhân vật.
Luyện viết đoạn
Câu 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
a. Các bạn trong tranh đang trò chuyện với nhau về điều gì?
b. Em thích ý kiến của bạn nào? Vì sao?
c. Nếu tham gia vào cuộc trò chuyện trên, em sẽ nói gì về ước mơ của mình?
Trả lời:
a. Các bạn nhỏ trong tranh đang nói với nhau về ước mơ của mình.
b.
- Em thích ý kiến của bạn nhỏ muốn làm bác sĩ. Vì ước mong đó cho thấy bạn ấy là một người cháu rất hiếu thảo.
- Em thích ý kiến của bạn nhỏ muốn làm kĩ sư nông nghiệp. Vì ước mơ của bạn ấy sẽ giúp cho mọi người được thưởng thức nhiều loại quả ngon
- Em thích ý kiến của bạn nhỏ muốn làm nhà du hành vũ trụ. Vì bạn ấy có cùng ước mơ với em.
c. Nếu tham gia vào cuộc trò chuyện của ba bạn, em sẽ nói:
- Tớ ước mơ được trở thành cô giáo để có thể dạy chữ cho các em nhỏ ở miền núi.
- Tớ ước mơ được trở thành nhà thiết kế thời trang vì tớ muốn làm ra được nhiều bộ đồ đẹp.
Câu 2: Viết một đoạn văn về ước mơ của em.
G:
- Em ước mơ điều gì?
- Nếu ước mơ đó trở thành sự thật, em sẽ cảm thấy thế nào?
- Em sẽ làm gì để thực hiện ước mơ đó?
Trả lời:
Từ nhỏ, em rất thích vẽ tranh. Em ước sau này mình có thể trở thành một họa sĩ nổi tiếng. Nếu có thể trở thành họa sĩ, em sẽ rất vui và tự hào. Ngay từ bây giờ, em phải chăm chỉ rèn luyện khả năng vẽ tranh của mình để ngày càng tiến bộ hơn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Học nghề (trang 58) Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 – Tuần 25 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.