Bạn đang xem bài viết Soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm Soạn văn 8 tập 1 bài 13 (trang 134) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm được sử dụng khá nhiều trong văn bản với những tác dụng riêng. Chính vì vậy, trong chương trình Ngữ văn lớp 8, học sinh sẽ được tìm hiểu về hai loại dấu câu này.
Hôm nay, Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo ngay sau đây.
Soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm – Mẫu 1
I. Dấu ngoặc đơn
– Dấu ngoặc đơn trong các đoạn trích trên dùng để:
a. Dùng để đánh dấu phần giải thích nhằm làm rõ đối tượng nói đến (những người bản xứ).
b. Dùng để đánh dấu phần thuyết minh về một loài động vật mà tên của nó (ba khía) được dùng để gọi tên một con kênh.
c. Dùng để đánh dấu phần bổ sung thêm thông tin về năm sinh, năm mất của nhà thơ Lý Bạch (701 – 762) và phần cho người đọc biết thêm Miên Châu thuộc tỉnh nào (Tứ Xuyên).
– Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của những đoạn trích trên không thay đổi. Bởi các phần này chỉ là phần bổ sung thêm, không phải nội dung chính.
Tổng kết: Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).
II. Dấu hai chấm
– Dấu hai chấm trong những đoạn trích sau dùng để:
a. Báo trước lời đối thoại.
b. Báo trước lời dẫn trực tiếp
c. Đánh dấu phần giải thích
Tổng kết:
Dấu hai chấm dùng để:
– Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
– Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).
III. Luyện tập
Câu 1. Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn trong đoạn trích ở SGK.
a. Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa cho các cụm từ “tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư” và “hành khan thủ bại hư”.
b. Đánh dấu phần thuyết minh cho người đọc hiểu rõ chiều dài của chiếc cầu 2290m có tính thêm phần cả phần cầu dẫn.
c.
– Đánh dấu phần bổ sung thêm đối tượng: người nói (người viết)
– Đánh dấu phần bổ sung thêm phần giải thích: phương tiện ngôn ngữ (từ, câu..)
Câu 2. Giải thích công dụng của dấu hai chấm trong đoạn trích ở SGK.
a. Báo trước phần giải thích cho phần trước đó: “Họ thách nặng quá”.
b. Báo trước lời đối thoại của Dế Choắt với Dế Mèn.
c. Báo trước phần thuyết minh cho “đủ màu”.
Câu 3. Có thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn trích ở SGK được không? Trong đoạn trích này, tác giả dùng dấu hai chấm nhằm mục đích gì?
– Dấu hai chấm ở trong đoạn trích là dùng để dẫn lời dẫn gián tiếp.
– Không thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn trích.
– Lý do: Việc sử dụng dấu hai chấm nhằm nhấn mạnh vào nội dung lời dẫn, khi bỏ đi thì sẽ không tác dụng nhấn mạnh nữa.
Câu 4. Quan sát câu sau và trả lời câu hỏi.
“Phong Nha gồm hai bộ phận: Đông khô và Động nước”.
(Trần Hoàng, Động Phong Nha)
– Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn.
– Ý nghĩa của câu sau khi thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn không thay đổi. Nhưng người đọc sẽ hiểu nội dung trong dấu ngoặc đơn chỉ mang tính chất bổ sung, không phải nội dung chính cần nói đến như khi sử dụng dấu hai chấm.
Câu 5. Một học sinh chép lại đoạn văn của Thanh Tịnh như sau:
“Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:
– Thế là các em được vào lớp năm. Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. Các em đã nghe chưa? (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại.”
– Bạn đó chép lại thành dấu ngoặc đơn là sai. Vì xét về hình thức, dấu ngoặc đơn phải được dùng thành cặp (có đóng mở ngoặc).
– Phần nội dung bên trong dấu ngoặc đơn thuộc thành phần phụ của câu.
Câu 6. Dựa vào nội dung đã học ở văn bản Bài toán dân số, hãy viết một đoạn văn ngắn về sự cần thiết phải hạn chế việc gia tăng dân số, trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
Văn bản “Bài toán dân số” (Theo Thái An, báo Giáo dục và Thời đại chủ nhật, số 28, 1995) đã đề cập đến vấn đề gia tăng dân số – một vấn đề cấp thiết của nhân loại. Từ câu chuyện bài toán cổ, tác giả đã dẫn dắt người đọc liên tưởng đưa ra những con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm đến vấn đề gia tăng dân số. Đặc biệt là sự gia tăng dân số quá mức ở các nước còn chậm phát triển đã kéo theo sự thụt lùi về kinh tế, cũng như vấn đề an sinh xã hội. Cuối cùng là lời kêu gọi: “Đừng để cho mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích 1 hạt thóc” – một lời kêu gọi đầy sâu sắc.
IV. Bài tập ôn luyện
Cho biết tác dụng của dấu ngoặc đơn hoặc dấu hai chấm trong các câu sau:
a.
“Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:
– Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?”
(Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)
b. Thạch Lam (1910 – 1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn Tường Lân) sinh tại Hà Nội, trong một gia đình công chức gốc quan lại.
c. Tiếng đòn gánh kĩu kịt nghe rõ rệt, khói theo gió tạt lại chỗ hai chị em: bác Siêu đã tới gần, đặt gánh phở xuống đường.
(Hai đứa trẻ, Thạch Lam)
d.
Phải chăng ngài muốn học sử dụng (theo kiểu Pháp) cái liềm của nhà nông cùng cái búa của thầy thợ để sau cuộc ngao du, đem về chút ấm no mà đám “dân” bất hạnh của ngài tới nay hoàn toàn chàng biết đến?
(Vi hành, Nguyễn Ái Quốc)
e. Sơn đã mặc xong áo ấm áp: cả cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm dài.
(Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam)
Gợi ý:
a. Dấu hai chấm, có tác dụng đánh báo trước lời đối thoại giữa Hồng và bà cô.
b. Dấu ngoặc đơn, có tác dụng đánh dấu phần bổ sung thêm về năm sinh, năm mất của tác giả Thạch Lam.
c. Dấu hai chấm, có tác dụng đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó.
d. Dấu ngoặc đơn, đánh dấu cho phần giải thích.
e. Dấu hai chấm, đánh dấu cho phần giải thích.
Soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm – Mẫu 2
I. Luyện tập
Câu 1. Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn trong đoạn trích ở SGK.
a. Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa cho các cụm từ “tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư” và “hành khan thủ bại hư”.
b. Đánh dấu phần thuyết minh cho người đọc hiểu rõ chiều dài của chiếc cầu 2290m có tính thêm phần cả phần cầu dẫn.
c.
– Đánh dấu phần bổ sung thêm đối tượng: người nói (người viết)
– Đánh dấu phần bổ sung thêm phần giải thích: phương tiện ngôn ngữ (từ, câu..)
Câu 2. Giải thích công dụng của dấu hai chấm trong đoạn trích ở SGK.
a. Báo trước phần giải thích cho phần trước đó: “Họ thách nặng quá”.
b. Báo trước lời đối thoại của Dế Choắt với Dế Mèn.
c. Báo trước phần thuyết minh cho “đủ màu”.
Câu 3. Có thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn trích ở SGK được không? Trong đoạn trích này, tác giả dùng dấu hai chấm nhằm mục đích gì?
– Dấu hai chấm ở trong đoạn trích là dùng để dẫn lời dẫn gián tiếp.
– Không thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn trích. Vì sử dụng dấu hai chấm nhằm nhấn mạnh vào nội dung lời dẫn, khi bỏ đi thì sẽ không tác dụng nhấn mạnh nữa.
Câu 4. Quan sát câu sau và trả lời câu hỏi.
“Phong Nha gồm hai bộ phận: Đông khô và Động nước”.
(Trần Hoàng, Động Phong Nha)
Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn. Vì ý nghĩa của câu không thay đổi. Nhưng người đọc sẽ hiểu nội dung trong dấu ngoặc đơn chỉ mang tính chất bổ sung, không phải nội dung chính cần nói đến như khi sử dụng dấu hai chấm.
Câu 5. Một học sinh chép lại đoạn văn của Thanh Tịnh như sau:
“Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:
– Thế là các em được vào lớp năm. Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. Các em đã nghe chưa? (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại.”
– Bạn đó chép lại thành dấu ngoặc đơn là sai. Vì xét về hình thức, dấu ngoặc đơn phải được dùng thành cặp (có đóng mở ngoặc).
– Phần nội dung bên trong dấu ngoặc đơn thuộc thành phần phụ của câu.
Câu 6. Dựa vào nội dung đã học ở văn bản Bài toán dân số, hãy viết một đoạn văn ngắn về sự cần thiết phải hạn chế việc gia tăng dân số, trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
Bài toán dân số (Theo Thái An, báo Giáo dục và Thời đại chủ nhật, số 28, 1995) đề cập đến vấn đề gia tăng dân số. Từ câu chuyện bài toán cổ, tác giả đã dẫn dắt người đọc liên tưởng đưa ra những con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm đến vấn đề gia tăng dân số. Đặc biệt là sự gia tăng dân số quá mức ở các nước còn chậm phát triển đã kéo theo sự thụt lùi về kinh tế, cũng như vấn đề an sinh xã hội. Cuối cùng là lời kêu gọi: “Đừng để cho mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích một hạt thóc” tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ của người đọc.
II. Bài tập ôn luyện
Viết một đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc đơn.
Gợi ý:
Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) kể về gia đình chị Dậu. “Nhà nghèo nhất nhì trong hạng cùng đinh” nên chị Dậu phải chạy ngược chạy xuôi vay tiền để nộp suất sưu cho chồng. Anh Dậu bị ốm nhưng vẫn bị bọn lính đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp. Chị Dậu rứt ruột đem con Tí, đứa con gái đầu lòng bảy tuổi bán cho lão Nghị Quế bên thôn Đoài để lấy tiền nộp sưu. Đêm hôm ấy người ta cõng anh Dậu về. Bà con hàng xóm đến cứu giúp, có bà lão đem một bát gạo đến cho chị nấu cháo. Cháo chín, chị Dậu mang đến cho chồng. Nhưng anh Dậu chưa kịp ăn thì cai lệ và người nhà lí trưởng đã đến đòi tiền suất sưu của người em chồng đã chết. Chị Dậu tìm cách van xin để khất sưu, nhưng không được. Chúng định đánh anh Dậu, chị Dậu vùng lên đáp trả lại.
Soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm – Mẫu 3
Câu 1.
a. Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa cho các cụm từ “tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư” và “hành khan thủ bại hư”.
b. Đánh dấu phần thuyết minh cho người đọc hiểu rõ chiều dài của chiếc cầu 2290m có tính thêm phần cả phần cầu dẫn.
c.
- Đánh dấu phần bổ sung thêm đối tượng: người nói (người viết)
- Đánh dấu phần bổ sung thêm phần giải thích: phương tiện ngôn ngữ (từ, câu..)
Câu 2.
a. Báo trước phần giải thích cho phần trước đó: “Họ thách nặng quá”.
b. Báo trước lời đối thoại của Dế Choắt với Dế Mèn.
c. Báo trước phần thuyết minh cho “đủ màu”.
Câu 3.
- Không thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn trích. Vì sử dụng dấu hai chấm nhằm nhấn mạnh vào nội dung lời dẫn, khi bỏ đi thì sẽ không tác dụng nhấn mạnh nữa.
- Dấu hai chấm ở trong đoạn trích là dùng để dẫn lời dẫn gián tiếp.
Câu 4.
Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn. Vì ý nghĩa của câu không thay đổi. Nhưng người đọc sẽ hiểu nội dung trong dấu ngoặc đơn chỉ mang tính chất bổ sung, không phải nội dung chính cần nói đến như khi sử dụng dấu hai chấm.
Câu 5.
– Việc chép lại thành dấu ngoặc đơn là sai. Vì xét về hình thức, dấu ngoặc đơn phải được dùng thành cặp (có đóng mở ngoặc).
– Phần nội dung bên trong dấu ngoặc đơn thuộc thành phần phụ của câu.
Câu 6. Dựa vào nội dung đã học ở văn bản Bài toán dân số, hãy viết một đoạn văn ngắn về sự cần thiết phải hạn chế việc gia tăng dân số, trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
Văn bản Bài toán dân số (Theo Thái An, báo Giáo dục và Thời đại chủ nhật, số 28, 1995) đã đề cập đến một vấn đề nóng hổi của thế giới là gia tăng dân số. Từ câu chuyện bài toán cổ, tác giả đã buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm đến vấn đề gia tăng dân số. Đặc biệt, sự gia tăng dân số quá mức ở các nước còn chậm phát triển đã kéo theo sự thụt lùi về kinh tế và vấn đề an sinh xã hội. Cuối cùng, tác giả đưa ra lời kêu gọi “Đừng để cho mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích một hạt thóc” nhằm tác động đến nhận thức của mọi người.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm Soạn văn 8 tập 1 bài 13 (trang 134) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.