Bạn đang xem bài viết Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca Cánh diều Ngữ văn lớp 12 trang 66 sách Cánh diều tập 2 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tài liệu Soạn văn 12: Đàn ghi ta của Lor-ca, sẽ hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi trong SGK Ngữ văn.
Các bạn học sinh lớp 12 cùng tham khảo tài liệu để có thể chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ nhất.
Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca
1. Chuẩn bị
– Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công, sinh năm 1946. Quê hương ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tốt nghiệp khoa Ngữ Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 2001, Thanh Thảo được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học – nghệ thuật. Một số tác phẩm chính: Những người đi tới biển (trường ca – 1977), Dấu chân qua trảng cỏ (thơ – 1978), Những ngọn sóng mặt trời (trường ca – 1981), Khối vuông ru-bích (thơ – 1985)…
– Lor-ca tên đầy đủ là Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca (1898 – 1936), một trong những tài năng sáng chói của văn học hiện đại Tây Ba Nha. Từ nhỏ, Lor-ca đã được coi là thần đồng với năng khiếu thiên bẩm trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật: thơ ca, hội họa, âm nhạc,… Ông là người đặt nền móng cho những cách tân nghệ thuật Tây Ban Nha đầu thế kỉ XX, cũng như là một chiến sĩ chống chế độ độc tài thân phát xít Phran-cô và bị lực lượng này ám sát.
2. Đọc hiểu
Lor-ca hiện lên như thế nào qua tiếng đàn?
Hướng dẫn giải:
Lor-ca hiện lên: một người nghệ sĩ tài năng, có lí tưởng nhưng phải chịu cái chết đầy đau đớn, xót xa.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Bài thơ có đặc điểm gì đáng chú ý về hình thức của các dòng thơ, đoạn thơ?
Hướng dẫn giải:
Các câu thơ có độ dài, ngắn khác nhau. Chữ cái đầu tiên của mỗi dòng thơ không viết hoa.
Câu 2. Hình tượng Lor-ca đã được nhà thơ khắc họa như thế nào qua các chi tiết về tiếng đàn, các hình ảnh, từ ngữ và biện pháp nghệ thuật? Từ đó, hãy chỉ ra tình cảm, suy nghĩ của Thanh Thảo về nhà thơ Lor-ca.
Hướng dẫn giải:
Hình tượng Lor-ca được khắc họa qua các chi tiết về:
– Tiếng đàn: “những tiếng đàn bọt nước” gợi hình ảnh tượng trưng, sử dụng biện pháp tu từ chuyển đổi cảm giác âm thanh được cảm nhận bằng thị giác; gợi sự sáng tạo mong manh, ngắn ngủi, tan vỡ đột ngột nhưng sinh sôi bất tận.
– Hình ảnh: “áo choàng đỏ gắt” tượng trưng thể hiện đấu trường quyết liệt, nơi người nghệ sĩ đang đương đầu với những thế lực tàn bạo, hà khắc
– Biện pháp nghệ thuật: so sánh “tiếng đàn như cỏ mọc hoang” gợi sức sống mãnh liệt, cái đẹp không thể bị hủy diệt.
=> Tình cảm, suy nghĩ của Thanh Thảo về Lor-ca sự thương xót, tiếc nuối với cái chết của Lor-ca và những cách tân nghệ thuật từ đó suy tư cuộc giải thoát, cách giã từ của Lor-ca.
Câu 3. Hãy chỉ ra yếu tố siêu thực trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca và nhận xét về tác dụng của yếu tố này đối với việc thể hiện nội dung, hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
– Yếu tố siêu thực:
- Giọt nước mắt: cảm thông, uất hận trước cái chết của người nghệ sĩ thiên tài.
- Vầng trăng: tượng trưng cho cái đẹp, cho nghệ thuật của Lor-ca
– Tác dụng: góp phần thể hiện tình cảm, thái độ của tác giả.
Câu 4. Có ý kiến cho rằng lời đề từ của bài thơ thể hiện tình yêu say đắm với cây đàn ghi ta, với nghệ thuật của Lor-ca. Nhưng cũng có người nêu suy nghĩ: Lor-ca không muốn nghệ thuật của ông sẽ án ngữ, ngăn cản sự sáng tạo của những người đi sau. Vì thế, nhà thơ mong các thế hệ sau hãy “chôn” nghệ thuật của ông (cùng với ông) để bước tiếp. Em chọn cách hiểu nào? Vì sao?
Câu 5. Hãy xác định và phân tích tác dụng của các yếu tố văn hoá dân gian Tây Ban Nha được Thanh Thảo sử dụng trong bài thơ.
Câu 6. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) thể hiện suy nghĩ của em về một triết lí nhân sinh được đặt ra trong văn bản.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca Cánh diều Ngữ văn lớp 12 trang 66 sách Cánh diều tập 2 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.