Bạn đang xem bài viết Soạn bài Cột cờ Thủ Ngữ – di tích cổ bên sông Sài Gòn Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 9 trang 73 sách Chân trời sáng tạo tập 1 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Soạn bài Cột cờ Thủ Ngữ – di tích cổ bên sông Sài Gòn Chân trời sáng tạo là tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích.
Nội dung chi tiết của tài liệu được đăng tải ngay sau đây. Hãy cùng theo dõi để chuẩn bị bài nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Soạn bài Cột cờ Thủ Ngữ – di tích cổ bên sông Sài Gòn
Câu 1. Mục đích viết của văn bản trên là gì? Những đặc điểm nào của văn bản giúp em nhận ra mục đích ấy?
Hướng dẫn giải:
– Mục đích: cung cấp thông tin, giới thiệu về di tích Cột cờ Thủ Ngữ
– Đặc điểm:
- Cấu trúc: có phần sa pô được in đậm, đầy đủ 3 phần
- Các đề mục được in đậm, từ ngữ chuyên ngành kiến trúc (công trình, chân đế sàn, khối nhà,…)
- Trình bày thông tin theo trình tự thời gian, mối quan hệ nhân quả
- Sử dụng hình ảnh minh họa
Câu 2. Chỉ ra cách trình bày thông tin của phần văn bản: “Cách mạng tháng Tám thành công… sự hi sinh anh dũng vì Tổ Quốc của những người Việt Nam” và tác dụng của (các) cách trình bày thông tin này.
Hướng dẫn giải:
- Trình bày theo trật tự thời gian
- Tác dụng: giúp người đọc có thêm thông tin cụ thể về diễn biến các sự kiện lịch sử xảy ra gắn liền với Cột cờ Thủ Ngữ.
Câu 3. Xác định (những) thông tin cơ bản và chi tiết của phần văn bản: “Sau khi chiếm được Nam Kỳ, vào năm 1862, người Pháp tiến hành xây dựng khu thương cảng Sài Gòn… và đến năm 2011 thì được trùng tu với hình dáng kiến trúc như chúng ta đang thấy hiện nay”. Nhận xét vai trò của các chi tiết trong phần văn bản đã nêu.
Hướng dẫn giải:
- Thông tin cơ bản: quá trình hình thành, xây dựng và sửa chữa của di tích
- Thông tin chi tiết: lịch sử hình thành và tên gọi của di tích; sự thay đổi kết cấu, diện mạo, chức năng của di tích cũng như khu vực lân cận theo giai đoạn
- Vai trò của các chi tiết: góp phần làm rõ sự hình thành, phát triển của các di tích qua các giai đoạn lịch sử, giúp người đọc hiểu rõ hơn vì sao di tích này được xem là một công trình cổ của Sài Gòn.
Câu 4. Văn bản sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ nào? Nêu tác dụng của chúng.
Hướng dẫn giải:
- Phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh
- Tác dụng: minh họa trực quan cho nội dung, giúp văn bản thêm sinh động, hấp dẫn
Câu 5. Lí giải ý nghĩa của nhan đề Cột cờ Thủ Ngữ – di tích cổ bên sông Sài Gòn trong việc thể hiện (các) thông tin cơ bản của văn bản.
Hướng dẫn giải:
Ý nghĩa của nhan đề: tóm tắt, khái quát được thông tin cơ bản của văn bản.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Cột cờ Thủ Ngữ – di tích cổ bên sông Sài Gòn Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 9 trang 73 sách Chân trời sáng tạo tập 1 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.