Bạn đang xem bài viết Soạn bài Chiều sương Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 11 trang 7 sách Chân trời sáng tạo tập 2 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tài liệu Soạn văn 11: Chiều sương, được Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn giới thiệu với những kiến thức vô cùng hữu ích.
Các bạn học sinh 11 có thể tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu được đăng tải ngay sau đây.
Soạn bài Chiều sương
Trước khi đọc
Từ nhan đề truyện, bạn hãy dự đoán nội dung văn bản nói về điều gì?
Gợi ý:
Nhan đề “Chiều sương” gợi ra hình dung về thời gian nghệ thuật trong truyện.
Đọc văn bản
Câu 1. Cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận của ai?
Cảnh vật hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận của nhân vật trữ tình trong truyện: một chàng trai.
Câu 2. Từ đây trở đi, người kể chuyện là ai? Người nghe chuyện là ai?
- Người kể chuyện: lão Nhiệm Bình
- Người nghe chuyện: chàng trai
Câu 3. Các chi tiết ở đoạn này cho thấy điều gì trong cuộc sống lao động của ngư dân?
Cuộc sống lao động vất vả, lam lũ của ngư dân.
Câu 4. Các ngư dân sắp được chứng kiến điều gì?
Dự đoán: các ngư dân sắp được chứng kiến cảnh người đuối nước.
Câu 5. Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính có ý nghĩa gì trong câu chuyện?
Tạo ra sự kết nối với phần sau của truyện,
Sau khi đọc
Câu 1. Nêu nội dung bao quát của văn bản. Nhận xét về cách đặt nhan đề truyện của tác giả.
– Nội dung bao quát của văn bản: Vào một buổi chiều sương lãng đãng, chàng trai đã nghe ông Nhiệm Bình thuật lại câu chuyện đi biển của một nhóm bạn chài (trong đó có ông). Chuyến đi đã gặp một trận bão tố lớn, họ suýt mất mạng. Trên đường trở về, trong không gian mù mịt mờ sương, họ đã gặp một chiếc thuyền ma, mà sau này họ mới biết người trên thuyền đã bỏ mạng sau trận bão tố đó.
– Cách đặt nhan đề “Chiều sương”: ngắn gọn, gợi ra thời gian nghệ thuật đã diễn ra sự việc.
Câu 2. Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê một số sự kiện chính và các chi tiết diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật:
Phần |
Sự kiện |
Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật |
Phần 1 (chuyện chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình) |
– Chiều sương, chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình. – Chàng trai nài nỉ lão kể chuyện đi biển, đặc biệt là chuyện đi biển gặp ma. – Lão Nhiệm Bình kể một số mẩu chuyện nhỏ, rồi bắt đầu kể chuyện đi biển gặp chiếc “thuyền ma”. |
– Chàng trai thích câu chuyện kì ảo, nhưng không tin chuyện ma quỷ. – Lão Nhiệm Bình kể chuyện ma với một thái độ bình thản, âm – dương không phân biệt, vì nói cho cùng đều là người làng họ, chẳng may gặp nạn, nên giờ tìm chút hơi ấm dương gian. |
Phần 2 (chuyện chiếc thuyền trong ngày giông bão) |
– Chiếc thuyền ông Phó Nhị đi trai ra khơi đánh bắt cá. – Đến chiều, bão tố nổi lên kéo đến quá nửa đêm. – Một chiếc thuyền kì dị xuất hiện, đó là thuyền của ông Xin Kính. – Thuyền Phó Nhị vớt được anh Hoe Chước của thuyền Xin Kính, lúc đó chiếc thuyền Xin Kính biến mất. Thì ra, chiếc thuyền đã bị sóng đánh tan tành, không ai sống sót. |
– Những người đi chài đã quen với bất trắc, gian truân của việc đi biển. – Dù thường xuyên đối mặt với mất mát, nhưng họ vẫn bàng hoàng, lo sợ,… |
Câu 3. Xác định người kể chuyện và điểm nhìn trong văn bản “Chiều sương”. Việc lựa chọn người kể chuyện và điểm nhìn như vậy, có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm?
– Người kể chuyện:
- Phần 1: chàng trai, ngay phần này cũng có nhiều câu là lời của lão Nhiệm Bình.
- Phần 2: lão Nhiệm Bình
– Điểm nhìn:
- Phần 1: chàng trai, lão Nhiệm Bình
- Phần 2: lão Nhiệm Bình, đôi khi dịch chuyển sang một số bạn chài khác,
Câu 4. Tìm một số chi tiết, hình ảnh nói lên quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản. Làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa những quan niệm này.
– Tương đồng: không xa lánh, ghê sợ cõi âm, người đã khuất
– Khác biệt:
- Chàng trai: không tin vào ma quỷ
- Dân làng: âm dương không phân biệt ranh giới, người đã khuất là người quen do không có cảm giác xa lạ, một số kiêng kỵ khi đi biển
Câu 5. Phân tích tác dụng của việc đan xen các yếu tố thực và ảo trong văn bản truyện.
Tác dụng: tạo tính hấp dẫn cho văn bản, cho người đọc thấy được sự vất vả của những ngư dân, thể hiện rõ tư tưởng của tác giả – đó là quan niệm về âm dương đan xen, xem người đã khuất vẫn còn tồn tại trong đời sống dương gian và tham gia vào đời sống như một cách luyến tiếc trần gian, cũng là cách người còn sống tưởng nhớ người đã khuất.
Câu 6. Có ý kiến cho rằng truyện chủ yếu viết về “ma”, về “thuyền ma”, về tai ương nơi biển cả và cuộc sống nhọc nhằn của dân chài, nhưng không gợi lên sự lạnh lẽo, ghê sợ mà vẫn toát ra một không khí gần gũi, ấm áp, lạc quan. Hãy cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.
- Ý kiến: đồng tình
- Nguyên nhân: không khí khá lạnh lẽo, ghê sợ khi miêu tả chuyến đi biển đầy bất trắc; không khí gần gũi, ấm áp, lạc quan khi miêu tả tình làng nghĩa xóm, tình cảm với người đã khuất.
Câu 7. Câu chuyện về chiếc thuyền của Xin Kính năm xưa và lão Nhiệm Bình cùng chàng trai trẻ hôm nay gợi cho bạn suy nghĩ gì về thái độ, tình cảm của con người đối với biển cả?
Con người mang ơn biển cả, vì biển cả đem lại nguồn tài nguyên, nguồn sống cho con người, nhưng đồng thời biển cả cũng gây tai ương bất ngờ cho những chuyến đi biển.
* Bài tập sáng tạo:
Lấy cảm hứng từ không gian “chiều sương” trong truyện hoặc cuộc trò chuyện giữa lão Nhiệm Bình và chàng trai hay hình tượng người dân chài vượt qua tai họa ở đoạn kết,… hãy làm một bài thơ, vẽ một bức tranh hay phác thảo kịch bản cho một hoạt cảnh sân khấu.
Học sinh tự làm.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Chiều sương Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 11 trang 7 sách Chân trời sáng tạo tập 2 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.