Bạn đang xem bài viết Soạn bài Chất làm gỉ – Cánh diều 7 Ngữ văn lớp 7 trang 65 sách Cánh diều tập 1 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Văn bản Chất làm gỉ được tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn. Hôm nay, Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn muốn cung cấp bài Soạn văn 7: Chất làm gỉ, thuộc sách Cánh diều, tập 1.
Hy vọng tài liệu trên sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Soạn bài Chất làm gỉ
1. Chuẩn bị
– Rây Brét-bơ-ry sinh năm 1920, mất năm 2022, người Mĩ.
– Hiện tượng gỉ sắt: Trên bề mặt sắt có những lớp có màu nâu hoặc nâu đỏ, rất dễ vỡ.
2. Đọc hiểu
Câu 1. Đại tá muốn làm gì với viên trung sĩ?
Đại tá muốn thuyên chuyển viên trung sĩ đi nơi khác.
Câu 2. Viên trung sĩ muốn gì?
Viên trung sĩ muốn sống không có chiến tranh.
Câu 3. Đại tá có tin vào ý tưởng của viên trung sĩ không?
Đại tá không tin vào ý tưởng của viên trung sĩ, nghĩ rằng anh ta đang nói đùa.
Câu 4. Tại sao đại tá lại khuyên viên trung sĩ đến gặp bác sĩ Mét-thiu?
Đại tá nghĩ rằng viên trung sĩ cần có sự giúp đỡ của bác sĩ.
Câu 5. Viên trung sĩ đã nêu các dự định gì của mình?
Dự định: Phá hủy vũ khí chiến tranh bằng chất làm gỉ, đầu tiên là khắp châu Mỹ trong vài ngày, sau đó sẽ sang châu Âu. Trong vòng một tháng, sẽ làm cho cả thế giới tránh được thảm họa chiến tranh.
Câu 6. Đến lúc này, đại tá có tin những điều viên trung sĩ nói không?
Đại tá vẫn không tin những điều viên trung sĩ nói và đưa phiếu khám bệnh cho anh.
Câu 7. Nội dung phần (2) kể về truyện gì?
Phần (2) kể về việc đại tá gọi cho bác sĩ Mét-thiu để nhờ chữa bệnh cho viên trung sĩ. Nhưng sau đó, tất cả những điều viên trung sĩ nói đã xảy ra, khiến đại tá tức giận và đòi bắt anh ta.
Câu 8. Vì sao người lính gác không thể làm theo lệnh của đại tá?
Khẩu súng đã biến thành vụn sắt gỉ màu vàng.
Câu 9. Kết thúc truyện có gì đặc sắc? Liệu đại tá có làm gì được viên trung sĩ không?
Đại tá phải dùng chiếc ghế gỗ để tóm viên trung sĩ. Đại tá không thể làm gì được viên trung sĩ, vì anh ta có thể đã trốn thoát.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Truyện kể về sự kiện gì? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
– Truyện kể về sự việc:
- Đại tá muốn thuyên chuyển viên trung sĩ.
- Viên trung sĩ nói về ý tưởng của mình, nhưng đại tá không tin và yêu cầu anh đến khám bác sĩ.
- Những lời viên trung sĩ nói thành sự thật, đại tá tức giận và muốn giết chết anh.
– Những nhân vật: viên trung sĩ, đại tá, bác sĩ Mét-thiu, người lính gác.
– Nhân vật chính: viên trung sĩ và đại tá.
Câu 2. Em hiểu “chất làm gỉ” là gì? Ý tưởng làm hoen gỉ các vật bằng kim loại của viên trung sĩ dựa trên cơ sở nào? Đoạn văn nào trong văn bản Chất làm gỉ nêu lên những kiến thức khoa học liên quan đến ý tưởng ấy?
– “Chất làm gỉ”: Chất tạo ra phản ứng khiến các kim loại bị hoen gỉ.
– Ý tưởng làm hoen gỉ các vật bằng kim loại của viên trung sĩ dựa trên cơ sở cấu trúc của các nguyên tử xác định.
– Đoạn văn trong văn bản Chất làm gỉ nêu lên những kiến thức khoa học liên quan đến ý tưởng ấy: “- Không, tôi nói hoàn toàn nghiêm túc đấy… tan vụn ra thành bụi ngay”.
Câu 3. Sự hình dung, tưởng tượng rất sinh động, phong phú về tác động của chất làm gỉ được tác giả thể hiện rõ ở những đoạn văn nào?
Các đoạn văn là:
- “- Tôi muốn sống không có chiến tranh… Đó, ước mơ của tôi là như vậy đó”.
- “- Không, tôi nói hoàn toàn nghiêm túc đấy… tan vụn ra thành bụi ngay”.
- “Ông không nhìn thấy và nghe thấy gì… những chiếc lốp cao su lăn đi một cách vô định trên mặt đường”.
Câu 4. Ý tưởng dùng chất làm gỉ để vô hiệu hóa tất cả các vũ khí làm bằng kim loại của viên trung sĩ có ý nghĩa gì?
Ý nghĩa: Mong muốn chấm dứt chiến tranh, thế giới được sống trong bình yên.
Câu 5. Hãy nêu nhận xét của em về tính cách nhân vật đại tá trong truyện ngắn.
Đại tá là một con người bảo thủ, đa nghi và thiếu đi sự đồng cảm.
Câu 6. Truyện thể hiện ước mơ gì của người viết? Điều đó còn có ý nghĩa với xã hội hiện nay không? Vì sao?
– Ước mơ: Thế giới được sống trong hòa bình.
– Điều đó có ý nghĩa trong xã hội hiện nay. Khi những vấn đề về xung đột sắc tộc, vũ khí hạt nhân… vẫn còn tồn tại, đe dọa đến nền hòa bình của thế giới.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Chất làm gỉ – Cánh diều 7 Ngữ văn lớp 7 trang 65 sách Cánh diều tập 1 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.