Bạn đang xem bài viết Soạn bài Bản tin Soạn văn 11 tập 1 tuần 14 (trang 160) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bản tin là một loại văn bản phổ biến, giúp cung cấp thông tin cho người đọc. Chính vì vậy, Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn muốn cung cấp bài Soạn văn 11: Bản tin.
Nội dung chi tiết dành cho các bạn học sinh lớp 11. Tài liệu được đăng tải ngay sau đây để các bạn học sinh tham khảo và chuẩn bị bài nhanh chóng hơn.
Soạn bài Bản tin – Mẫu 1
I. Mục đích, yêu cầu cơ bản của bản tin
– Bản tin là một thể loại báo chí nhằm đưa tin kịp thời, chính xác những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội.
– Bản tin có nhiều loại: tin vắn, tin thường, tin tường thuật, tin tổng hợp…
1.
Bản tin trong SGK thông báo thông tin: Đội tuyển Ô-lim-pích Toán Việt Nam xếp thứ tư toàn đoàn. Tin đó là một niềm tự hào đối với ngành Giáo dục nói chung, học sinh Việt Nam nói riêng.
2. Bản tin có tính thời sự khi đưa tin ngay sau khi cuộc thi Ô-lim-pích kết thúc.
3. Các thông tin: đoàn đi về bằng phương tiện gì, ai làm trưởng đoàn… là không cần thiết. Vì các thông tin trên không hướng đến nội dung chính của bản tin.
4. Việc đưa tin cụ thể, chính xác thời gian, địa điểm cuộc thi và kết quả đạt được của đội tuyển Ô-lim-pích Toán Việt Nam sẽ giúp bản tin có tính chính xác, thuyết phục cao và tính thời sự.
5. Yêu cầu cơ bản của một bản tin: có tính thời sự, chính xác và ngắn gọn.
II. Cách viết bản tin
1. Khai thác và lựa chọn tin
a. Không phải sự kiện nào cũng có thể là nguồn tin của bản tin. Để lựa chọn đưa vào bản tin, sự kiện đó cần liên quan đến nội dung của bản tin.
b.
– Việc đã xảy ra: đội tuyển Ô-lim-pích Toán Việt Nam xếp thứ tư toàn đoàn trong cuộc thi Ô-lim-pích Toán quốc tế lần thứ 45.
– Việc xảy ra ở: Thủ đô A-ten, Hy Lạp.
– Việc xảy ra khi nào: Từ ngày 14 đến 16 tháng 7 năm 2004.
– Ai làm việc đó: Đội tuyển Ô-lim-pích Toán Việt Nam.
– Việc xảy ra: Sáu thành viên của đội tuyển Việt Nam đều đạt huy chương.
– Kết quả: Đội tuyển Ô-lim-pích Toán Việt Nam xếp thứ tư toàn đoàn.
c. Tiêu chuẩn để lựa chọn tin và nội dung cơ bản làm rõ của bản tin:
– Tiêu chuẩn: Có tính thời sự, tính chính xác cao.
– Nội dung cơ bản: Thời gian, địa điểm, đối tượng, diễn biến, kết quả.
2. Viết bản tin
a. Cách đặt tiêu đề bản tin
– Về nội dung:
- Cả hai bản tin trong SGK đều có liên quan đến phần nội dung.
- Các tiêu đề trong SGK đều gây tò mò, hứng thú cho người đọc.
– Về hình thức và kết cấu: Tiêu đề thường ngắn gọn, ít tuân thủ ngữ pháp và có sức gợi mở cao.
b. Cách mở đầu bản tin
– Phần mở đầu của bản tin trong SGK:
- Bản tin 1: “Đền ngày 17 tháng 7… khai thác bay đạt hiệu quả”.
- Bản tin 2: “Cú đánh đầu dũng mãnh… phản công nhanh”.
=> Phần mở đầy trên thông báo nội dung khái quát của sự kiện. Chúng giúp gợi mở nội dung của bản tin.
c. Triển khai bản tin
– Cách triển khai của 2 bản tin:
- Bản tin 1: Đưa kết quả doanh thu trước từ đó rút ra kết luận.
- Bản tin 2: Theo trình tự thời gian của trận đấu.
– Các nội dung được triển khai đều liên quan đến phần mở đầu.
Tổng kết:
– Bản tin là một thể loại văn bản báo chí nhằm thông tin một cách chân thực, kịp thời những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống.
– Trước khi viết tin, cần khai thác, lựa chọn sự kiện có ý nghĩa cụ thể, chính xác (khi nào, ở đâu, ai làm, xảy ra thế nào, kết quả ra sao…)
– Tiêu đề và phần mở đầu của bản tin thường nêu trực tiếp, chứa đựng những thông tin khái quát quan trọng nhất. Phần sau có thể chi tiết hóa, giải thích nguyên nhân hoặc kết quả, tường thuật chi tiết sự kiện.
III. Luyện tập
Câu 1. Các sự kiện có thể viết bản tin là: A, B, D, E.
Câu 2.
– Giống nhau: Các thể loại trên đều có chức năng cung cấp thông tin.
– Khác nhau:
- Bản tin: Mục đích thông báo tin tức.
- Quảng cáo: Mục đích chủ yếu là quảng cáo, chào mời khách dùng dịch vụ
- Phóng sự điều tra: Tường thuật chi tiết sự kiện và miêu tả bằng hình ảnh, có độ dài hơn.
Câu 3.
Gợi ý:
– Tin 1:
Cuộc thi Ô-lim-pích Toán quốc tế lần thứ 45 diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 7 năm 2004. Đội tuyển Việt Nam xếp thứ tư toàn đoàn với sáu huy chương: bốn huy chương vàng, hai huy chương bạc.
– Tin 2:
Trong khuôn khổ trận bán kết cúp bóng đá quốc gia Nam Mỹ, Bra-xin đã giành chiến thắng trước U-ru-goay với tỉ số 5 – 3 sau loạt sút luân lưu nghẹt thở. Ở trận chung kết, Bra-xin sẽ gặp Ác-hen-ti-na.
Soạn bài Bản tin – Mẫu 2
I. Mục đích, yêu cầu cơ bản của bản tin
1.
- Bản tin trên thông báo: Đội tuyển Ô-lim-pích Toán Việt Nam xếp thứ tư toàn đoàn.
- Tin đó có ý nghĩa quan trọng, cần thiết đối với ngành Giáo dục nói chung, học sinh Việt Nam nói riêng.
2. Bản tin có tính thời sự khi đưa tin ngay sau khi cuộc thi Ô-lim-pích kết thúc.
3. Không cần đưa vào tin trên những chi tiết như: đoàn đi về bằng phương tiện gì, Ai làm trưởng đoàn… Vì các thông tin trên không hướng đến thông tin chính mà bản tin cung cấp.
4. Việc đưa tin cụ thể, chính xác thời gian, địa điểm cuộc thi và kết quả đạt được của đội tuyển Ô-lim-pích Toán Việt Nam có tác dụng cung cấp thông tin đến mọi người một cách nhanh nhất, giúp tin tức có độ thuyết phục cao hơn.
5. Yêu cầu cơ bản của một bản tin: có tính thời sự, chính xác và ngắn gọn.
II. Cách viết bản tin
1. Khai thác và lựa chọn tin
a. Không phải sự kiện nào cũng có thể là nguồn tin của bản tin. Để lựa chọn đưa vào bản tin, sự kiện đó cần liên quan đến nội dung của bản tin.
b.
– Việc đã xảy ra: đội tuyển Ô-lim-pích Toán Việt Nam xếp thứ tư toàn đoàn trong cuộc thi Ô-lim-pích Toán quốc tế lần thứ 45.
– Việc xảy ra ở: Thủ đô A-ten, Hy Lạp.
– Việc xảy ra khi nào: Từ ngày 14 đến 16 tháng 7 năm 2004.
– Ai làm việc đó: Đội tuyển Ô-lim-pích Toán Việt Nam.
– Việc xảy ra: Sáu thành viên của đội tuyển Việt Nam đều đạt huy chương.
– Kết quả: Đội tuyển Ô-lim-pích Toán Việt Nam xếp thứ tư toàn đoàn.
c. Tiêu chuẩn để lựa chọn tin và nội dung cơ bản làm rõ của bản tin:
– Tiêu chuẩn: Có tính thời sự, tính chính xác cao.
– Nội dung cơ bản: Thời gian, địa điểm, đối tượng, diễn biến, kết quả.
2. Viết bản tin
a. Cách đặt tiêu đề bản tin
– Về nội dung:
- Cả hai bản tin trong SGK đều có liên quan đến phần nội dung.
- Các tiêu đề trong SGK đều gây tò mò, hứng thú cho người đọc.
– Về hình thức và kết cấu: Tiêu đề thường ngắn gọn, ít tuân thủ ngữ pháp và có sức gợi mở cao.
b. Cách mở đầu bản tin
– Phần mở đầu của bản tin trong SGK:
- Bản tin 1: “Đền ngày 17 tháng 7… khai thác bay đạt hiệu quả”.
- Bản tin 2: “Cú đánh đầu dũng mãnh… phản công nhanh”.
=> Phần mở đầy trên thông báo nội dung khái quát của sự kiện. Chúng giúp gợi mở nội dung của bản tin.
c. Triển khai bản tin
– Cách triển khai của 2 bản tin:
- Bản tin 1: Đưa kết quả doanh thu trước từ đó rút ra kết luận.
- Bản tin 2: Theo trình tự thời gian của trận đấu.
– Các nội dung được triển khai đều liên quan đến phần mở đầu.
III. Luyện tập
Câu 1. Các sự kiện có thể viết bản tin là: A, B, D, E.
Câu 2.
– Giống nhau: Cung cấp thông tin
– Khác nhau:
- Bản tin: Mục đích thông báo tin tức.
- Quảng cáo: Mục đích chủ yếu là quảng cáo, chào mời khách dùng dịch vụ
- Phóng sự điều tra: Tường thuật chi tiết sự kiện và miêu tả bằng hình ảnh, có độ dài hơn.
Câu 3.
Gợi ý:
Từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 7 năm 2004, cuộc thi Ô-lim-pích Toán quốc tế lần thứ 45 đã diễn ra. Đội tuyển Việt Nam xếp thứ tư toàn đoàn với sáu huy chương: bốn huy chương vàng, hai huy chương bạc.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Bản tin Soạn văn 11 tập 1 tuần 14 (trang 160) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.