Bạn đang xem bài viết Sơ cứu sai cách – lỗi nhỏ tác hại lớn! tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chườm đá lên vết bầm tím
Có thể bạn hay thấy cách làm này được ứng dụng trên phim ảnh, nhưng lưu ý nhé, đá cần được bọc trong 1 lớp khăn hoặc vải mềm chứ không chườm trực tiếp trên da. Việc để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với vết bầm còn dễ khiến phần bị thương bị phỏng lạnh.
Chườm trong khoảng 20 phút, lấy đá ra, đợi 20 phút sau đó lặp lại. Qua vài lần vết bầm sưng sẽ giảm. Nhớ nhé!
Dùng khăn mềm bọc đá chườm vết thương
Nâng cao đầu người bị ngất xỉu
Đứng trước người bị bất tỉnh, ngất xỉu, đừng vội vàng đỡ người bị nạn ngồi dậy và kê cao đầu. Việc làm này sẽ khiến máu khó lưu thông lên não không tốt cho nạn nhân.
Hãy để người bệnh nằm bằng đầu, nâng 2 chân lên, nới rộng quần áo. Sau khi người bệnh tỉnh dậy, không để họ đứng lên ngay và tuyệt đối không cho họ uống cà phê hay nước tăng lực vì sẽ khiến cơ thể mất nước.
Cần để máu lưu thông lên não người bất tỉnh
Bôi thuốc mỡ lên vùng da bị bỏng
Có thể cần thiết, nhưng không phải là hành động nên làm tức thời. Trước bất kỳ vết bỏng nào, việc đầu tiên là cần giảm nhiệt cho vết thương để tránh làm tổn thương sâu vào các mô mỡ bên trong. Theo đó:
– Vết bỏng do nhiệt độ cao: nhanh chóng ngâm hoặc rửa vết thương bằng nước lạnh khoảng 15 phút, tuyệt đối không dùng nước đá hoặc đá lạnh. Không thoa hoặc chà bất kỳ thứ gì lên vết thương như thuốc mỡ hay kem đánh răng,… chỉ nên làm thế khoảng 20 phút sau đó.
Lưu ý Hạn chế nhất việc làm vỡ nốt phồng, vì đây là lớp bảo vệ ngăn vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào vết thương.
– Vết phỏng lạnh: làm lạnh sẽ gây tổn thương sâu hơn đến các mô, nhưng cũng không thể ngâm hay dội vết thương bằng nước nóng. Cách làm đúng là, ngâm vùng tổn thương vào nước sạch rồi từ từ làm nước ấm dần lên nhé.
Hãy giảm nhiệt cho các vết phỏng bằng nước sạch
Vỗ mạnh vào lưng người bị hóc dị vật
Đó là thao tác nhanh chóng được chúng ta chọn dùng để cố giúp người bị nạn tống dị vật ra khỏi họng. Nhưng sẽ chẳng có hiệu quả mà còn khiến dị vật mắc sâu vào khí quản hơn khiến nạn nhân ngạt thở nhé!
Cách làm đúng là: Cố giúp họ bình tĩnh, hít thở thật chậm 2 lần, đỡ ngực và cho nạn nhân hơi khom lưng, tay kia vỗ mạnh vào giữa 2 xương bả vai.
Không làm đúng, dị vật càng khó lấy ra, gây ngạt thở
Đặt vật cứng vào giữa 2 hàm răng người đang qua cơn động kinh
Bạn nghĩ như thế nạn nhân sẽ không cắn răng vào lưỡi gây chảy máu và nguy hiểm. Nhưng thực tế đây là việc làm thứ yếu, việc cố đặt vật cứng vào miệng còn có thể làm vỡ răng của nạn nhân.
Khi đang trong cơn động kinh, các cơ đều đang trong trạng thái căng cứng nên việc cắn vào lưỡi thường ít xảy ra và nếu có cũng không gây vết thương nặng khiến mất máu quá nhiều. Cần thiết hơn, bạn nên đặt 1 chiếc gối hay vật mềm dưới đầu họ để giúp họ tránh những chấn động tới não.
Bảo vệ phần đầu người đang bị co giật quan trọng hơn
Vội vàng cứu người bị điện giật ra khỏi hiện trường
Sẽ chẳng giúp ích cho người bị nạn mà còn có thể khiến bạn lâm nạn.
Hãy quan sát và đánh giá hiện trường, kiểm tra nguồn gây giật điện, nhanh chóng loại bỏ nó bằng cách ngắt nguồn điện (nếu được) và/hoặc dùng gậy gỗ tách nạn nhân khỏi nguồn điện. Sau đó hãy nhanh chóng gọi cứu trợ.
Sơ cứu người bị điện giật không nên vội vàng
Cố lấy dị vật ra khỏi mắt bằng ngón tay
Một vật nhỏ nào đó vô tình rơi vào mắt, bạn thường dụi mắt hoặc soi gương và cố lấy chúng ra ngoài bằng tay?
– Việc dụi mắt liên tục sẽ khiến nhãn cầu bị tổn thương nhiều hơn do dị vật.
– Ngón tay là 1 trong những vị trí bẩn nhất trên cơ thể, đưa chúng vào mắt cũng là hành động thật tệ.
Cách giải quyết tốt là bạn hãy rửa mắt dưới vòi nước sạch hoặc dùng nước muối sinh lý. Nhớ ngiêng đầu để mắt bị thương nằm ở phía dưới, tránh trường hợp hóa chất trôi ra từ mắt bị thương xâm nhập vào mắt còn lại.
Tham khảo thêm: Hãy xem ngay cách làm tan vết bầm tím dễ dàng khi ở nhà, vừa đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm nhưng tác dụng nhanh chóng.
Hãy rửa mắt để dị vật trôi ra ngoài
Luôn rút dị vật khỏi vết thương
Bạn có thể lấy gai nhọn, mảnh thủy tinh hay mảnh gỗ nhỏ khỏi vết thương nhỏ ở ngón tay hay chân,… nhưng đừng bao giờ rút những dị vật lớn khỏi các vết thương nghiêm trọng.
Nguyên nhân chính là vì khi rút dị vật ra khỏi vết thương, tình trạng chảy máu càng tăng lên và có thể khiến nạn nhân tử vong do mất máu.
Những tình huống nghiêm trọng như thế việc bạn nên làm tức thì là gọi xe cấp cứu, các bác sỹ sẽ giữ lại dị vật tại vết thương cho đến tận khi vào phòng phẫu thuật.
Đừng rút dị vật ra khỏi vết thương nghiêm trọng
Xem thêm: Sơ cứu vết phỏng bằng thực phẩm
Sơ cứu là cách giúp người bị nạn giảm nhẹ tổn thương hay mức độ nguy hiểm, nhưng nếu không nắm vững kiến thức bạn có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Nguồn: Báo Thanh niên
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sơ cứu sai cách – lỗi nhỏ tác hại lớn! tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.