Bạn đang xem bài viết Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp Giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 qua môn Tiếng Việt Mẫu sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học hay tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp Giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 qua môn Tiếng Việt chương trình mới giúp thầy cô tham khảo, khéo léo đưa kĩ năng sống vào các tiết học của môn Tiếng Việt 4 thật sinh động, tạo hứng thú cho học sinh.
Ở lứa tuổi Tiểu học, các em còn non nớt, thiếu nhiều kinh nghiệm sống nên rất dễ bị lạm dụng, bị tổn thương, bị tai nạn thương tích, bị lôi kéo vào các hành vi có hại cho sự phát triển thể chất và tinh thần của các em. Vậy mời thầy cô tham khảo thêm biện pháp rèn kỹ năng đọc, ứng dụng trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho học sinh Tiểu học để có thêm nhiều kinh nghiệm.
Một số biện pháp Giáo dục và rèn Kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt theo chương trình mới
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời đại hiện nay, kỹ năng sống của mỗi người trong xã hội là cực kỳ quan trọng. Nếu không có kỹ năng sống con người không biết xử lý mọi tình huống. Nhất là học sinh tiểu học là lứa tuổi măng non mới bước chân từ trường mầm non nên còn rất non nớt. Việc giáo dục kỹ năng sống cho các em càng quan trọng hơn. Trước hết ta phải hiểu kỹ năng sống là gì?
“Kỹ năng sống” là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Có thể nói kỹ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có kỹ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. Ngược lại người thiếu kỹ năng sống thường bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống.
Có thể nói, kỹ năng sống của học sinh chỉ có thể được hình thành thông qua hoạt động học tập và giảng dạy cũng như các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường mà còn là sự kết hợp của gia đình và xã hội.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mỗi trẻ em ở Tiểu học là một chỉnh thể, thực thể hồn nhiên. Mỗi học sinh tiểu học là một nhân cách đang được hình thành và phát triển. Trong mỗi học sinh tiểu học là tiềm tàng khả năng phát triển.
Từ ba đặc điểm cơ bản trên, tạo nên cho học sinh tiểu học có đặc điểm tâm lí là dễ tiếp thu sự nuôi dưỡng, sự giáo dục để thích nghi điều kiện sống và học tập. Do đó những gì người lớn mang lại cho học sinh thì cần phải chọn lọc để đảm bảo sự đúng đắn và lành mạnh; Phương pháp giáo dục cũng phải lựa chọn cho phù hợp với đặc điểm, tâm lý lứa tuổi và khí chất của các em.Và ở bậc học Tiểu học là bậc học nền tảng tạo cơ sở cho học sinh phát triển học tiếp các bậc học tiếp theo. Các môn học ở Tiểu học vừa cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về Toán học, Khoa học và Nhân văn, vừa cung cấp cho học sinh những tri thức sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi xã hội chủ nghĩa gắn với kinh nghiệm đạo đức, để từ đó giúp học sinh hình thành kĩ năng sống, biết phân biệt đúng, sai. Làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, thói xấu, thôi thúc các em hành động theo chuẩn mực đạo đức và thói quen đạo đức. Vì vậy bên cạnh việc trang bị cho học sinh những vốn kiến thức kỹ năng cơ bản trong học tập, lao động còn cần phải chú ý đến việc rèn Kỹ năng sống cho học sinh, dạy học sinh cách “làm người”, để học sinh có thêm vốn kinh nghiệm thích ứng với môi trường mới, yêu cầu mới.
Trong năm học….. là năm đầu tiên thực hiên Chương trình GDPT 2018 , ngành giáo dục tiếp tục tăng cường nề nếp kỷ cương, đạo đức lối sống. Kết hợp dạy chữ, dạy người, giáo dục ý thức trách nhiệm cho học sinh Tiểu học. Tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận định hướng Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Đánh giá, xếp loại học sinh Tiểu học có hiệu lực thì việc “Rèn kĩ năng sống cho học sinh” được các trường Tiểu học rất quan tâm, chú trọng. Nhưng kĩ năng sống không phải có sẵn, con người không phải sinh ra đã có kĩ năng sống. Kĩ năng sống chỉ được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện, thực hành trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày ở trường, ở gia đình và ngoài xã hội.
Chính vì vậy, việc rèn kĩ năng sống ở bậc Tiểu học là một nhiệm vụ rất quan trọng mà người làm công tác giáo dục cần quan tâm. Với cương vị là giáo viên, bản thân tôi hết sức băn khoăn và trăn trở, tôi thường đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để nâng cao kĩ năng sống cho học sinh? Làm thế nào để học sinh biết cách vận dụng kĩ năng sống vào trong cuộc sống hàng ngày? Qua quá trình dạy học, tôi nhận thấy môn Tiếng Việt là môn có nhiều thuận lợi hơn cả trong việc giáo dục kĩ năng sống cho các em vì bản thân nội dung bài học đã buộc học sinh phải vận dụng rất nhiều kĩ năng như: Tư duy sáng tạo, xúc cảm, trình bày suy nghĩ, vấn đáp, giải quyết vấn đề,… Với mong muốn góp phần vào việc luận giải những vấn đề nói trên, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp Giáo dục và rèn Kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt theo chương trình mới”.
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Kĩ năng sống: Là những kĩ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội… Kĩ năng sống đơn giản là tất cả những điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hàng ngày trong cuộc sống.
Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng: Khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng tự biết kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất lớn đối với kết quả học tập của trẻ tại trường. Vì thế, ngày nay trên thế giới rất nhiều trường TIỂU HỌC áp dụng phương pháp học tập thông qua các giao tiếp tích cực với những người khác.
Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của thế kỉ XXI mà thực chất đó là cách tiếp cận kĩ năng sống: Học để biết, học để làm người, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống.
Vì vậy, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phải đảm bảo các yếu tố:
– Giúp học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội.
– Giúp học sinh hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình.
– Có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật… Tuy nhiên, giáo dục kĩ năng sống đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố chứ không phải chỉ từ các bài giảng.
Trong chương trình dạy Kĩ năng sống, không có khái niệm “Vâng lời”, chỉ có khái niệm “Lắng nghe”, “Đồng cảm”, “Chia sẻ”. Mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống là rèn luyện cách tư duy tích cực, hình thành thói quen tốt thông qua các bài tập và trải nghiệm, chứ không đặt mục đích “Rèn nếp” hay “Nghe lời”.
– Kĩ năng sống thúc đẩy phát triển cá nhân và xã hội, có thể nói kĩ năng sống là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh.
– Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ.
– Giáo dục kĩ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
– Giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới.
– Kĩ năng đặc thù thể hiện ưu thế của Tiếng Việt là kĩ năng giao tiếp, sau đó là kĩ năng nhận thức bao gồm nhận thức thế giới xung quanh, tự nhận thức, ra quyết định, …
– Kĩ năng sống có thể hình thành tự nhiên, học được từ những trải nghiệm của cuộc sống và do giáo dục mà có. Không phải đợi đến lúc được học kĩ năng sống một con người mới có những kĩ năng sống đầu tiên. Chính cuộc đời, qua những trải nghiệm, va vấp, thành công và thất bại giúp con người có được bài học quý giá về kĩ năng sống. Tuy nhiên, nếu được dạy dỗ từ sớm, con người sẽ rút ngắn thời gian học hỏi qua trải nghiệm và chắc chắn sẽ thành công hơn trong cuộc sống.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết của xã hội, các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải được tôi luyện những kĩ năng sống qua đó tạo cho các em một môi trường lành mạnh, an toàn, tích cực, vui vẻ. Việc giáo dục kĩ năng sống ngay từ lớp nhỏ sẽ rút ngắn thời gian để trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị sống để làm hành trang bước vào đời. Chính vì vậy, các thầy cô tiểu học luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng, theo bản thân để làm tốt việc rèn kĩ năng sống cho học sinh, mỗi thầy cô giáo cần phải: Xác định rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
Nắm vững những đặc trưng về phương pháp và hình thức tổ chức dạy các kĩ năng giao tiếp, ứng xử vào các môn học và các hoạt động khác.
Tập trung đầu tư sọan giảng, lồng ghép kĩ năng sống vào các môn học.
Luôn tạo mọi điều kiện để các em có thể bày tỏ, thể hiện mình, tham gia tốt các buổi hoạt động ngoại khóa của trường, lớp. Mỗi thầy cô giáo phải rèn cho mình tác phong sinh hoạt chuẩn mực, phải hết lòng thương yêu, gần gũi với học sinh. Bởi trẻ em là hạnh phúc của gia đình, tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc .
Học tập là một nhu cầu thường trực của con người trong mọi thời đại. Học tập không chỉ dừng lại ở các tri thức khoa học thuần túy mà còn được hiểu là mọi tri thức về thế giới trong đó có cả những mối quan hệ, cách thức ứng xử với môi trường xung quanh. Hơn nữa, người học đang chịu nhiều áp lực về học tập khiến cho không còn nhiều thời gian cho các hoạt động vui chơi, hoạt động xã hội. Điều này dẫn đến sự “xung đột” giữa nhận thức, thái độ và hành vi với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống.
Mặc dù ở một số môn học, các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kĩ năng sống đã được đề cập đến. Tuy nhiên, do nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải chưa phù hợp với tâm sinh lí của đối tượng nên hiệu quả lồng ghép còn chưa cao.
Qua thực tế giảng dạy ở trường tôi,bản thân thấy kĩ năng sống của học sinh chưa cao. Chỉ một số học sinh có hành vi, thói quen, kĩ năng tốt. Còn phần lớn các em có nhận xét, đánh giá về sự việc nhưng chưa có thái độ và cách ứng xử, cách xưng hô chuẩn mực. Các em còn ngại nói, ngại viết, khả năng tự học, tự tìm tòi còn hạn chế.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
– Nghiên cứu đặc điểm các bài dạy có nội dung lồng ghép giáo dục Kĩ năng sống trong môn Tiếng Việt lớp 4 và thực tế dạy học môn Tiếng Việt lớp 4.
– Nghiên cứu Kĩ năng sống của học sinh lớp 4A do tôi phụ trách trong hai năm 20..– 20.. và năm học 20..– 20.. và mở rộng cho toàn khối 4 năm học 20..-20..
– Tổng kết một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống qua việc lồng ghép giảng dạy trong môn Tiếng Việt lớp 4.
4. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:
Đề tài được bản thân vận dụng trong năm học 20…. – 20..và có bổ sung thêm một số nội dung cho năm học 20.. – 20..
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng chung:
Kĩ năng sống là một trong những vấn đề quan trọng đối với mỗi cá nhân trong quá trình tồn tại và phát triển. Chương trình học hiện nay đang gặp phải nhiều ý kiến trái chiều do quá nặng nề về kiến thức, trong khi những tri thức vận dụng vào đời sống hàng ngày bị thiếu vắng. Hơn nữa, người học đang chịu nhiều áp lực về học tập, không có nhiều thời gian cho hoạt đọng ngoại khóa, hoạt động xã hội. Điều này dẫn đến sự “ xung đột” giữa nhận thức, thái độ và hành vi với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống.
Mặc dù ở một số môn học, giáo dục Kĩ năng sống đã được đề cập đến. Nhưng do nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải chưa phù hợp với tâm sinh lí của đối tượng nên hiệu quả lồng ghép còn chưa cao.
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở lớp 4, bản thân tôi thấy kĩ năng sống của học sinh chưa cao. Chỉ một số học sinh có hành vi, thói quen, kĩ năng tốt. Còn phần lớn các em có nhận xét, đánh giá về sự việc nhưng chưa có thái độ và cách ứng xử, cách xưng hô chuẩn mực. Học sinh thể hiện kĩ năng còn đại khái, chưa mạnh dạn thể hiện kĩ năng của bản thân. Các em còn ngại nói, ngại viết, khả năng tự học, tự tìm tòi còn hạn chế.
2. Thực trạng đối với giáo viên:
– Một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đến Giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa.
– Một số giáo viên còn lúng túng cả về nội dung, biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh.
– Nhiều giáo viên còn chưa rõ, chưa hiểu đầy đủ rèn kĩ năng sống cho học sinh là rèn những kĩ năng gì? Vì nhận thức chưa đủ, chưa rõ nên không thể tìm ra được biện pháp, hình thức tổ chức hữu hiệu để rèn kĩ năng sống cho học sinh.
….
>> Tải file để tham khảo toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp Giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 qua môn Tiếng Việt Mẫu sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học hay tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.