Bạn đang xem bài viết Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3 Sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Mời các thầy cô giáo cùng tham khảo mẫu sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3. Hi vọng với đề tài này sẽ giúp các thầy cô có thể vận dụng để hướng dẫn cho các em học sinh cách thực hiện những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống cũng như giúp các em giảm bớt căng thẳng sau những giờ học tập trên lớp.
Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán lớp 5
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 làm tốt bài văn miêu tả
PHẤN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với xu thế phát triển của thời đại, giáo dục đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kỹ năng sống, đó là: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống.
– Xuất phát từ đặc điểm của xã hội hiện nay, nên việc hình thành và phát triển kỹ năng sống trở thành một yêu cầu quan trọng của nhân cách con người hiện đại.
– Giáo dục kỹ năng sống là thực hiện quan điểm hướng vào người học, một mặt đáp ứng những thách thức của cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân. Là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể,trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người. Bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy của con người, hình thành một cách tự nhiên, thông qua giáo dục hoặc rèn luyện của các em
Hiện nay, đa số học sinh sống trong hai môi trường có hoàn cảnh khác nhau: một là các em được sự quan tâm chăm sóc quá sức chu đáo của phụ huynh vì sống trong gia đình ít con, hoàn cảnh kinh tế ổn định; hai là những em sống trong gia đình với nhiều lo toan cho cuộc mưu sinh, phụ huynh bỏ mặc con cái.
Ngoài những khó khăn lứa tuổi, các em là con em thành phố và nông thôn, trong đó có nhiều em nông thôn có nhiều hoàn cảnh khác nhau, có nhiều thói quen trong sinh hoạt còn chưa văn minh, thiếu kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đối phó với những khó khăn trong cuộc sống và khả năng tự phục vụ bản thân… Hơn thế nữa trong nền kinh tế thị trường, cuộc sống hiện đại vận động hết sức khẩn trương và chứa đựng nhiều yếu tố khôn lường đòi hỏi thế hệ trẻ không làm chủ tri thức, rút ngắn khoảng cách về chênh lệch tri thức giữa các vùng nông thôn và thành thị mà còn phải thực sự tự tin; phải nắm bắt kịp thời các cơ hội cũng như phải có một số kỹ năng: sống khỏe, sống tốt, sống lành mạnh, cập nhật thông tin nhanh nhạy và hội nhập với thế giới, góp phần tích cực cho cuộc sống cá nhân và cộng đồng tốt đẹp hơn, nhằm thích ứng với mọi biến động của hoàn cảnh.
Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung được Bộ GD&ĐT triển khai khi thực hiện phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đối với các trường trung học phổ thông nói chung và bậc tiểu học nói riêng .
Dựa trên thực tế cho thấy, nếu các em có kiến thức, có thái độ tích cực mới đảm bảo sự thành công, xuất phát từ việc cải cách, đổi mới giáo dục. Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Tìm hiểu việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục kỹ năng sống cho các em” .
II/. PHẤN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay, tôi thấy các em còn thiếu những kỹ năng sống trầm trọng. Chính vì vậy tôi đã đưa ra 1 số phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho các em. Dựa trên thực trạng học sinh nông thôn và thành thị tôi hướng dẫn các em hình thành một số các kỹ năng cơ bản sau:
1. Kỹ năng tự phục vụ:
Giáo dục cho các em từ những việc nhỏ nhất như: Giao tiếp cư xử với các bạn bè trong và ngoài lớp, nói năng phải lễ độ với tất cả mọi người xung quanh và biết làm mộr số công việc nhỏ phù hợp với độ tuổi của các em như vệ sinh cá nhân, đánh răng, rửa mặt, tắm rửa hàng ngày, vệ sinh xong phải rửa tay, trước khi ăn cơm phải rửa tay. Ngoài ra các em biết quét nhà, quét lớp, rửa ấm chén, như mắc màn trước khi đi ngủ, gấp chăn màn gọn gàng vào buổi sáng, mỗi ngày, chăm sóc cây xanh, thân thiện với môi trường, hay vui chơi giải trí giảm căng thẳng.
2. Kỹ năng giao tiếp:
Kỹ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ có thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời giáo dục cho các em biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả; cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc nhưng không làm hại hay gây tổn thương cho người khác, giúp các em có mối quan hệ tích cực với người khác, bao gồm biết gìn giữ mối quan hệ tích cực với các thành viên trong trong lớp ,khác lớp nơi sinh sống là nguồn hỗ trợ quan trọng cho các em; đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn là yếu tố rất quan trọng đối với niềm vui trong cuộc sống.
Trao đổi trong giờ học nhóm
3. Kỹ năng quản lý thời gian:
Giúp các em quản lý thời gian là khả năng các em biết sắp xếp các công việc theo thời khoá biểu, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm trong một thời gian nhất định. Giờ ăn, giờ học, giờ làm, giờ chơi một cách hợp lí. Kỹ năng này rất cần thiết cho việc giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, đặt mục tiêu và đạt được mục tiêu đó; đồng thời giúp các em tránh được căng thẳng do áp lực trong việc học và việc làm.
Quản lý thời gian là một trong những kỹ năng quan trọng làm chủ bản thân góp phần rất quan trọng vào sự thành công của cá nhân.
4. Kỹ năng thể hiện sự tự tin:
Các em biết tự tin vào bản thân, hài lòng với bản thân; tin rằng mình có thể trở thành một người có ích và tích cực, có niềm tin về tương lai, cảm thấy có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ. Các em thể hiện sự tự tin giúp các em giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề, thể hiện sự kiên định, đồng thời cũng giúp các em có suy nghĩ tích cực và lạc quan trong cuộc sống, là yếu tố cần thiết trong giao tiếp.
5. Kỹ năng giải quyết vấn đề:
Kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn, để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong tập và trong cuộc sống. Để giải quyết vấn đề có hiệu quả, các em cần nhiều kỹ năng sống khác: Giao tiếp, xác định giá trị, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, tìm kiếm sự hỗ trợ.
6. Kỹ năng hợp tác:
Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong học tập, trong công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung, các em biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên trong lớp, trong giờ học nhóm, hoặc những nơi khác. Sự hợp tác trong học tập hay trong công việc các em điều biết giúp đỡ cho nhau hỗ trợ cho nhau, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần và thể chất, vượt qua khó khăn, đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn trong học tập, trong công việc chung.
– Biết giao tiếp hiệu quả, tôn trọng, đoàn kết và cảm thông, chia sẻ với các bạn.
– Biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của bản thân. Đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi người .
– Nỗ lực phát huy năng lực, sở trường của bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được phân công. Đồng thời biết hỗ trợ, giúp đỡ mọi người khác trong quá trình hoạt động.
– Biết cùng chia sẻ đồng cam cộng khổ vượt qua những khó khăn, vướng mắc để hoàn thành mục đích, mục tiêu hoạt động chung.
– Có trách nhiệm về những thành công hay thất bại, về những sản phẩm do mình tạo ra.
7. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ:
Trong cuộc sống, nhiều khi các em gặp những vấn đề, tình huống phải cần đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người khác mà nếu các em không tự tìm kiếm sự hỗ trợ thì người khác khó có thể biết để giúp đỡ, chia sẻ các em có thể nhận được những lời khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề, tình huống của mình; đồng thời là cơ hội để các em chia sẻ, giải bày khó khăn, giảm bớt được căng thẳng tâm lý do bị dồn nén cảm xúc. Biết tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời sẽ giúp các em không cảm thấy đơn độc, bi quan, và trong nhiều trường hợp, giúp các em có cách nhìn mới và hướng đi mới.
Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp học sinh có thái độ, kiến thức, kỹ năng, giá trị cá nhân thích hợp với thực tế xã hội. Mục tiêu cơ bản của giáo dục kỹ năng sống là làm thay đổi hành vi của học sinh, chuyển từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, dẫn đến hậu quả tiêu cực thành những hành vi mang tính xây dựng tích cực và có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển xã hội bền vững.
Giáo dục kỹ năng sống còn mang ý nghĩa tạo nền tảng tinh thần để học sinh đối mặt với các vấn đề từ hoàn cảnh, môi trường sống cũng như phương pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề đó.
Khi tham gia vào bất kì hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc sống đều đòi hỏi các em phải thoả mãn những kỹ năng tương ứng.
Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là giúp các em rèn luyện kỹ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; có thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội; Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khoẻ, ý thức bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội.
Đối với học sinh tiểu học việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này. Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, múa, hát, đi, đứng, chạy, nhảy… kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, phân tích, tổng hợp, so sánh, nêu khái niệm, đặt câu hỏi…
Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị thái độ và kỹ năng phù hợp, trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày.
Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
Để việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả, cần phải thay đổi tư duy, tiếp đó là tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ. Giáo dục kỹ năng sống, theo cách hiểu hiện này là giáo dục những cách ứng phó với những thử thách như: Tai nạn, điện giật, bị ngộ độc, động vật cắn, bị xâm hại tình dục, phòng chống các tệ nạn xã hội… đây mới chỉ là mục đích trước mắt. Mục đích quan trọng nhất, lâu dài đó là hình thành nhân cách cho học sinh, trong đó quan trọng nhất là giáo dục tình thân ái và các ứng xử văn hoá.
Hiện nay, các nội dung dạy học đều có một phần lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh từ cấp tiểu học. Theo tôi nghĩ việc giáo dục kỹ năng sống được lồng vào trong các môn học là rất cần thiết. Tuy nhiên chúng ta phải giáo dục như thế nào mới là điều quan trọng.
Như chúng ta thấy giáo dục là quá trình bao gồm giáo dục và giáo dưỡng. Trong giáo dục có giáo dưỡng, trong giáo dưỡng có giáo dục. Vậy để hai quá trình này tạo thành mục tiêu chung thì giáo dục đóng vai trò chủ đạo, tích cực để hướng tới mục tiêu đó. Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ ngày nay, mỗi nội dung giáo dục được thể hiện theo xu hướng chung. Trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học được thể hiện trên nhiều mặt từ hoạt động trên lớp, hoạt động ngoại khoá và hình thức giáo dục khác. Cái lợi thế nhất trong hoạt động giáo dục đó là hoạt động của tổ chức Đội Thiêu niên Tiền phong. Các tổ chức này có nhiệm vụ bồi dưỡng giáo dục lý tưởng sống; rèn luyện cho các em nề nếp, tác phong, tư cách đạo đức; hướng các em vào tất cả các hoạt động văn hoá xã hội, thể dục thể thao và nhiều phong trào khác để giúp các em trở thành những con người tiến bộ và phát triển toàn diện. Trong xu thế phát triển hiện nay vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học không phải là mới cũng không phải là việc gì to tác rộng lớn. Tuy nhiên nội dung nào được đưa vào giáo dục cho các em, vấn đề cụ thể nào cũng cần quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống hiện nay là cấp bách. Theo tôi nghĩ vấn đề giáo dục đạo đức lối sống, văn hoá con người, văn hoá dân tộc, văn hoá ứng xử là vấn đề quan trọng nhất. Vì tôi thấy ngày nay các em học sinh thông minh, tiếp thu kiến thức nhanh và vận dụng rất tốt. Nhưmg việc ứng xử một số vấn đề mang tính văn hoá, mang tính xã hội còn rất hạn chế. Trước đây hoạt động Đội Thiếu niên sinh hoạt rất phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức và được nhiều thời gian, còn hiện nay thì giờ học trên lớp rất nhiều, thời gian hoạt động ngoại khoá rất hạn hẹp.
Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được thể hiện trên nhiều mặt từ hoạt động trên lớp, lồng vào các môn học như đạo đức, tự nhiên xã hội, Tiếng Việt,…. Vì các môn học mang tính xã hội rộng lớn hoạt động ngoại khoá và các hình thức giáo dục khác.
Trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó nội dung thứ ba trong năm nội dung chính là “Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh”:
Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về file word để xem chi tiết
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3 Sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.