Bạn đang xem bài viết Review núi Minh Đạm – Địa điểm du lịch “hút khách” của thành phố biển tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Núi Minh Đạm là một trong những ngọn núi lớn có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp của Vũng Tàu. Du khách đến đây không chỉ có thể ngắm cảnh mà còn được tìm hiểu về khu căn cứ kháng chiến nổi tiếng. chúng mình sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về địa điểm này ngay sau đây nhé!
1. Giới thiệu đôi nét về núi Minh Đạm
Núi Minh Đạm, Vũng Tàu là một trong những ngọn núi lớn được tạo thành từ các núi nhỏ Hòn Thung, Châu Viên, Đá Dựng, Đá Ngang, Điện Bà và Trương Phi. Dãy núi kéo dài hơn 8km với 3 mặt hướng biển và có nhiều hang đá lớn nhỏ để du khách đến và khám phá.
Du khách muốn được check in ở đỉnh núi thì cần phải vượt qua hành trình gian khổ. Đích đến cách mực nước biển khoảng 335m, khung cảnh thiên nhiên hoang dã với rừng cây, vách đá, vang vọng tiếng suối nước chảy đều nằm trong tầm mắt của bạn.
Hệ sinh thái ở núi Minh Đạm khiến du khách không khỏi bất ngờ. Khu rừng nguyên sinh có rất nhiều loại gỗ quý hiếm và hệ động vật hoang dã, đang dạng về chủng loài đang sinh sống.
Ngoài được khám phá rừng nguyên sinh với thảm động – thực vật phong phú, du khách còn được tìm hiểu thêm về khu di tích lịch sử Minh Đạm đang nằm ẩm trong hàng cây xanh thẳng, đường vào tràn ngập sắc tím lãng mạn của hoa bằng lăng.
Ngay trước đây chính là căn cứ hoạt động của các chiến sĩ yêu nước. Về sau, nơi đây được phục dựng lại để các trường hợp trên địa bàn thành phố đến tổ chức chương trình ngoại khóa.
Về nguồn gốc tên gọi, nhiều người kể rằng núi Minh Đạm có tên là Thùy Vân do khi đứng trên đỉnh núi sẽ thấy nhiều đám mây trắng đa dạng hình thù đang trông bồng bề.
Trên núi hiện có ai ngôi chùa có tên là Châu Long và Châu Viên. Về sau, người dân địa phương đã đổi tên gọi của ngọn núi theo tên của chùa.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, núi Minh Đạm chính là căn cứ cách mạng của quân dân Vũng Tàu. Năm 1948, hai đồng chí là bí thư huyện ủy Bùi Công Minh và phó bí thư Mạc Thanh Đạm đã hy sinh dũng cảm trên ngọn núi này. Để tưởng nhớ công ơn của 2 người đã nằm xuống, ngọn núi đã đổi tên thành Minh Đạm.
Năm 1993, khu di tích núi Minh Đạm đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Từ đó về sau, nơi đây trở thành địa điểm du lịch của du khách trong và ngoài nước.
2. Địa điểm và hướng dẫn đi đường đến núi Minh Đạm
Du khách muốn đến khu di tích lịch sử Minh Đạm thì có thể tham khảo những gợi ý dưới đây. Tùy theo vị trí xuất phát, bạn có thể linh hoạt chọn một phương tiện phù hợp để chuyến đi thêm phần thuận tiện hơn.
2.1. Địa chỉ núi Minh Đạm
Núi Minh Đạm có đạ phận trả dài ở xã Tam Phước, xã Phước Hưng, xã Long Mỹ và thị trấn Phước Hải. Vị trí này nằm cách trung tâm thành phố khoảng 2 giờ lái xe, xung quanh có nhiều địa điểm và khu du lịch nổi tiếng để du khách có thể lên kế hoạch đi chơi trong ngày.
2.2. Hướng dẫn di chuyển tới núi Minh Đạm
Về gợi ý phương tiện di chuyển, du khách có thể tham khảo qua một số gợi ý của kenhhomestay.com ngay dưới đây:
3. Giá vé tham quan núi Minh Đạm
Du khách không cần lo lắng về giá vé tham quan núi Minh Đạm bởi đây là khu di tích mở cửa miễn phí. Bạn có thể vào khám phá thiên nhiên, tìm hiểu căn cứ kháng chiến hoặc thử sức bản thân với các hoạt động thể chất tại đây.
4. Khu di tích núi Minh Đạm có gì hấp dẫn du khách?
Vũng Tàu có rất nhiều địa điểm du lịch, tham quan hấp dẫn du khách. Vậy khi đến núi Minh Đạm thì bạn sẽ có được những trải nghiệm gì? Nơi đây có gì hấp dẫn mọi người? Hãy tìm hiểu tiếp ngay sau đây nhé.
4.1 Tìm hiểu về nguồn gốc tên gọi căn cứ núi Minh Đạm
Chắc hẳn sẽ có không ít du khách thắc mắc vì sao ngọn núi này lại có tên la Minh Đạm. Tên gọi này vốn dĩ được bắt nguồn từ tên của đồng chí Bùi Công Minh và Mạc Thanh Đạm. Hai ông ngày trước là nguyên bí thư và phó bí thư huyện ủy Long Điền đã anh dũng hy sinh khi đi công tác tuyệt mật tại khu vực chùa Đá Vàng của huyện Long Điền.
Để tưởng nhớ công ơn và sự hy sinh to lớn của hai đồng chí, tỉnh ủy đã lấy tên của hai người ghép lại và đặt tên cho khu căn cứ. Đồng thời, đây còn là sự khích lệ tinh thần yêu kháng chiến của quân và dân ta lúc bấy giờ.
Cuối năm 1948, khu vực Phước Bửu và Long Mỹ đã được đổi tên chính thức là khu căn cứ Minh Đạm.
4.2 Khám phá thiên nhiên hùng vĩ của núi Minh Đạm
Nhắc đến di tích núi Minh Đạm, du khách nhớ ngay đến khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, gần gũi như chưa có sự tác động của con người.
Đồi núi ở đây tương đối thấp, có nhiều cây cối um tùm để du khách thử thách bản thân của mình với bộ môn leo núi. Giữa khu đồi sẽ có một con đường nhỏ nép mình bên lùm cây xanh để che bóng mát và tạo ra bầu không khí trong lành. Bạn có thể vừa leo núi vừa lắng nghe tiếng sóng biển vỗ rì rào của những bãi biển gần đó.
Đường lên đỉnh núi có khi gồ ghề, có khi thoai thoải, chốc lại dốc đứng, khó đi như để kích thích ham muốn chinh phục và trải nghiệm của các phượt thủ và người yêu thiên nhiên.
Du khách chỉ cần đi khoảng 2/3 quãng đường là đã có thể chiêm ngưỡng quang cảnh thiên nhiên, thấp thoáng nhìn bãi biển Long Hải từ phía xa, hòa mình vào bản âm thanh của tiếng suối chảy róc rách và tiếng chim hót vang vọng rừng núi.
Đứng trên đỉnh núi, bạn sẽ bị bất ngờ trước cảnh đẹp vùng vĩ. Núi, biển, mây trời và bạn đều hòa chung làm một, bức tranh sơn thủy đẹp đến mức khó có thể diễn tả thành lời.
4.3 Tìm hiểu thêm về khu căn cứ Minh Đạm Vũng Tàu
Trên núi Minh Đạm có một khu căn cứ cách mạng Long Điền, là nơi sinh sống và hoạt động cách mạng của quân dân Vũng Tàu trong giai đoạn kháng chiến chống đế quốc Mỹ Xâm lược. Hiện tại, nơi đây đã được trùng tu lại như hiện trạng ban đầu để phục vụ nhu cầu tham quan của du khách.
Khu vực Đá Chẻ và chùa Giếng Gạch ở núi Minh Đạm ngày trước là căn cứ quan trọng nhất trong các đợt tác chiến của huyện Long Đất. Hiện tại, nơi đây vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật lịch sử, các hang động trú ẩn của chiến sĩ trong thời kỳ kháng chiến.
Nếu muốn đi tìm hiểu xem khu căn cứ quân sự của Ban an ninh va Quân y xã Phước Hải như thế nào, du khách có thể đến khu vực Chùa Viên trong quần thể di tích núi Minh Đạm.
Trong khu di tích còn có một nơi để thờ các anh dùng hiệt sĩ đã anh dũng hy sinh về độc lập tự do. Ở đây hiện đang ghi tên của 1642 vị liệt sĩ đã anh dũng hy sinh về quê hương trong đó có chị Võ Thị Sáu. Mỗi năm, khu tưởng niệm thường tổ chức lễ kỷ niệm, hoạt động uống nước nhớ nguồn, tổ chức tham quan, thắp hương để tưởng nhớ các vị anh hùng có công dựng và giữ nước.
4.4 Trải nghiệm leo lên núi Minh Đạm để thử thách bản thân
Thiên nhiên đã ưu ái cho núi Minh Đạm một địa hình tương đối thấp và cảnh thiên nhiên hoang sơ. Du khách khi leo núi sẽ có cảm giác bản thân như đang lạc vào khu rừng xanh mát, lắng nghe âm thanh của gió, thi thoảng có tiếng vang vọng của cơn sóng đổ vào bãi đá.
Đường leo núi Minh Đạm có khi thuận lợi, khi sẽ có những con dốc đừng nguy hiểm, nơi thì gồ ghề. Hai bên đường có tán cây che bóng mát, du khách có thể vừa đi vừa nghỉ để giải tỏa căng thẳng.
5. Những lưu ý cần nhớ khi đi núi Minh Đạm
Khu di tích núi Minh Đạm thuộc khu Đông Nam Bộ nên khí hậu được phân thành 2 mùa rõ rệt. Du khách muốn được ngắm trọn vẹn vẻ đẹp của thiên nhiên, khám phá căn cứ lịch sử thì nên đi vào lúc mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.
Bên cạnh đó, du khách cũng cần phải chú ý đến một số lưu ý khác như:
6. Hình ảnh check-in của du khách ở núi Minh Đạm
Đứng trước cảnh đẹp của núi Minh Đạm, bạn nên chụp lại nhiều ảnh đẹp. Những bức ảnh đó sẽ đánh dấu lại chuyến đi thú vị với nhiều kỉ niệm đẹp khi nhắc đến Vũng Tàu.
Trên đây là những kinh nghiệm du lịch núi Minh Đạm ở Vũng Tàu mà kenhhomestay.com muốn chia sẻ đến du khách. Hy vọng, mọi người sẽ có thêm nhiều trải nghiệm tuyệt vời khi đến với địa danh vô cùng nổi tiếng này của thành phố biển.
Đăng bởi: Mỹ Duyên
Từ khoá: Review núi Minh Đạm – Địa điểm du lịch “hút khách” của thành phố biển
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Review núi Minh Đạm – Địa điểm du lịch “hút khách” của thành phố biển tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.