Bạn đang xem bài viết Quy trình dạy học các môn lớp 5 năm 2024 – 2025 Xây dựng quy trình dạy học các phân môn khối 5 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Quy trình dạy học các môn lớp 5 năm 2024 – 2025 nhằm hướng dẫn chi tiết các bước, quy trình dạy môn Tiếng Việt, Toán, Giáo dục thể chất, Công nghệ, Khoa học, Lịch sử – Địa lí, Hoạt động trải nghiệm, Đạo đức lớp 5.
Quy trình dạy học lớp 5 này áp dụng được cho cả 3 bộ sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo và Cánh diều. Qua đó, thầy cô sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc dạy học, cũng như trình bày bảng các môn lớp 5 sách mới. Thầy cô có thể tham khảo thêm Quy trình dạy học cấp Tiểu học. Mời thầy tham khảo bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn:
Quy trình dạy học các môn lớp 5 năm 2024 – 2025
NỘI DUNG: XÂY DỰNG QUY TRÌNH DẠY CÁC PHÂN MÔN
Năm học: 2024 – 2025
* Thời gian: 8 giờ ngày 05/8/2024
* Địa điểm: ……
* Chủ tọa: ……. – Khối trưởng.
* Thư kí: …….
* Nội dung:
Các đ/c trong khối đã họp và xây dựng quy trình dạy học các phân môn như sau:
A. MÔN TIẾNG VIỆT
DẠNG BÀI (HOẠT ĐỘNG): ĐỌC (1 Tiết)
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
2. Năng lực
3. Phẩm chất
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên
2. Học sinh: Lưu ý không cho sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Khởi động (2-3’)
– Khởi động: Múa, hát…
– Kiểm tra bài cũ: GV có thể dựa vào gợi ý trong sách để tiến hành các hoạt động gợi mở nội dung liên quan đến chủ điểm (nếu là bài đầu tiên của chủ điểm), bài đọc. Sử dụng nhiều hình thức đa dạng để hoạt động khởi động sát với nội dung văn bản đọc:
+ HS quan sát tranh, nghe một bài hát, xem clip..liên quan đến chủ đề của văn bản.
+ HS trả lời câu hỏi, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc….
– Kết nối: Giới thiệu văn bản đọc :
+ Giới thiệu, gợi mở về nội dung bài.
+ Đặt câu hỏi cho HS suy nghĩ, dự đoán…
2. Hình thành kiến thức (30-32’)
a. Đọc văn bản
1. GV (hoặc HS khá giỏi) đọc mẫu văn bản- HS theo dõi đọc thầm, chia đoạn
2. GV chia đoạn đọc
3. Hướng dẫn đọc
– Luyện đọc từ khó, câu khó,…, giải nghĩa từ. ( toàn bài ).
– Hướng dẫn cách đọc từng đoạn. ( phát âm, ngắt, nghỉ, các kiểu câu, …..)
– HS luyện đọc từng đoạn.
– HS đọc nối đoạn ( trong nhóm, trước lớp ).
– GV hướng dẫn đọc cả bài. – HS đọc cả bài.
b. Trả lời câu hỏi (10-12’)
– GV hướng dẫn HS trả lời lần lượt các câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu tìm hiểu nội dung bài có trong sách giáo khoa với nhiều hình thức khác nhau (cá nhân- nhóm – lớp).
– GV chốt lại nội dung bài đọc, chú ý liên hệ thực tế.
c. Luyện đọc lại (8-10’)
– GV hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn, đọc cả bài (nhấn giọng, giọng đọc, phân biệt lời nhân vật , thể hiện cảm xúc ,…).
– HS đọc nối tiếp
– HS đọc đoạn em thích hoặc HS đọc phân vai (với văn bản đọc có câu hội thoại); HS đọc thuộc một đoạn thơ (với văn bản đọc là bài thơ).
– HS đọc cả bài.
3. Vận dụng, trải nghiệm (1-2’)
– Nêu lại nội dung bài học.
– Nhận xét tiết học.
– Dặn dò chuẩn bị cho bài đọc sau.
– Hoạt động ứng dụng: Khuyến khích HS đọc bài, thực hành các nội dung luyện tập theo văn bản đọc.
DẠNG BÀI (HOẠT ĐỘNG): ĐỌC (2 Tiết)
TIẾT 1:
1. Khởi động (3-5p)
– Khởi động: Hát, múa
– Kiểm tra bài cũ: GV có thể dựa vào gợi ý trong sách để tiến hành các hoạt động gợi mở nội dung liên quan đến chủ điểm (nếu là bài đầu tiên của chủ điểm), bài đọc. Sử dụng nhiều hình thức đa dạng để hoạt động khởi động sát với nội dung văn bản đọc:
+ HS quan sát tranh, nghe một bài hát, xem clip..liên quan đến chủ đề của văn bản.
+ HS trả lời câu hỏi, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc….
– Kết nối: Giới thiệu văn bản đọc:
+ Giới thiệu, gợi mở về nội dung bài.
+ Đặt câu hỏi cho HS suy nghĩ, dự đoán…
2. Hình thành kiến thức (30-32’)
a. Đọc văn bản
1. GV (hoặc HS khá giỏi) đọc mẫu văn bản – HS theo dõi đọc thầm, chia đoạn
2. GV chia đoạn đọc
3. Hướng dẫn đọc
– Luyện đọc từ khó, câu khó,…, giải nghĩa từ. ( toàn bài ).
– Hướng dẫn cách đọc từng đoạn. ( phát âm, ngắt, nghỉ, các kiểu câu, …..) – HS luyện đọc từng đoạn.
– HS đọc nối đoạn ( trong nhóm, trước lớp ).
– GV hướng dẫn đọc cả bài. – HS đọc cả bài.
b. Trả lời câu hỏi
– GV hướng dẫn HS trả lời lần lượt các câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu tìm hiểu nội dung bài có trong sách giáo khoa với nhiều hình thức khác nhau (cá nhân- nhóm – lớp).
– GV chốt lại nội dung bài đọc, chú ý liên hệ thực tế.
TIẾT 2:
c. Luyện đọc lại: (15-17’)
– GV hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn, đọc cả bài (nhấn giọng, giọng đọc, phân biệt lời nhân vật , thể hiện cảm xúc ,…).
– HS đọc nối tiếp
– HS đọc đoạn em thích hoặc HS đọc phân vai (với văn bản đọc có câu hội thoại); HS đọc thuộc một đoạn thơ (với văn bản đọc là bài thơ).
– HS đọc cả bài.
d. Luyện tập theo văn bản: ( 17-20’)
– Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu từng bài tập.
+ HS đọc yêu cầu.
+ HS thực hiện yêu cầu (làm việc cá nhân hoặc nhóm )
+ HS trình bày trước lớp.
– GV ( hoặc HS ) nhận xét, bổ sung ý kiến.
– GV chốt kiến thức.
3. Vận dụng, trải nghiệm: (3-5’)
– Nêu lại nội dung bài học.
– Nhận xét tiết học.
– Dặn dò chuẩn bị cho bài đọc sau.
– Hoạt động ứng dụng: Khuyến khích HS đọc bài, thực hành các nội dung luyện tập theo văn bản đọc.
DẠNG BÀI (HOẠT ĐỘNG): NÓI VÀ NGHE (1 tiết)
Có các kiểu bài:
– Nói và nghe theo chủ đề.
– Thuật lại một sự việc đã tham gia.
– Nghe và kể lại câu chuyện đã nghe.
1. Khởi động: (3-5’)
– GV cho HS hát hoặc chơi trò chơi có liên quan đến nội dung tiết học.
– GV nêu yêu cầu tiết học.
2. Nói và nghe: (25-30’)
a. Kiểu bài : Nói và nghe theo chủ đề và Thuật lại một sự việc đã tham gia.
– GV hướng dẫn HS giải quyết yêu cầu của các bài tập.
– HS dựa vào gợi ý, tự làm việc cá nhân – chia sẻ trong nhóm.
– HS chia sẻ trước lớp.
– GV, HS nhận xét.
b. Kiểu bài: Nghe và kể lại câu chuyện đã nghe.
1. Nghe kể chuyện ( có thể ghi lại những chi tiết quan trọng ):
– HS xác định yêu cầu kể.
– GV giới thiệu qua về nhân vật chính trong truyện.
– GV kể lần 1 ( có thể kết hợp với chỉ tranh).
– GV kể lần 2 (trong quá trình kể kết hợp hỏi để HS nêu tiếp diễn biến câu chuyện ).
2. HS kể chuyện:
– GV đưa tranh, HS dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới mỗi tranh ( nếu có ) để tìm hiểu nội dung câu chuyện.
– Hướng dẫn HS kể chuyện.
– HS luyện kể đoạn trong nhóm.
– HS kể đoạn trước lớp.
– HS kể nối đoạn – kể cả câu chuyện (tùy đối tượng học sinh).
– Nêu ý nghĩa câu chuyện, liên hệ thực tế.
3. Vận dụng, trải nghiệm: (3-5’)
– Nhận xét tiết học.
– Hoạt động vận dụng: Dựa vào gợi ý trong SGK, GV hướng dẫn HS cách thực hiện hoạt động vận dụng.
DẠNG BÀI (HOẠT ĐỘNG): ĐỌC MỞ RỘNG (1 tiết)
1. Khởi động: (3-5’)
– GV cho HS hát hoặc chơi trò chơi, kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
– GV nêu nội dung tiết học.
2. Luyện tập: (30-32’)
– GV hướng dẫn HS giải quyết yêu cầu của các bài tập
3. Vận dụng, trải nghiệm: (2-3’)
– Nêu lại nội dung tiết học.
– Nhận xét tiết học.
– Hoạt động vận dụng: Kể lại cho người thân nghe về một câu chuyện có nội dung giống chủ đề của tiết học mà em yêu thích hoặc ấn tượng.
DẠNG BÀI (HOẠT ĐỘNG): LUYỆN TỪ VÀ CÂU (1 tiết)
Kiến thức
– Ôn: Danh từ, Động từ, Tính từ, So sánh, Nhân hóa, Dấu ngoặc kép, Dấu ngoặc đơn….
– Từ đồng nghĩa, đại từ, từ đa nghĩa, kết từ.
– Cách dùng từ điển.
– Biện pháp điệp từ, điệp ngữ.
– Dấu gạch ngang.
– Câu đơn và câu ghép.
– Liên kết câu, nối câu.
– Viết hoa danh từ chung để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt
– Cách viết tên người và tên địa lí nước ngoài.
1. Khởi động: (3-5’)
– GV cho HS hát hoặc chơi trò chơi có liên quan đến nội dung tiết học.
– GV nêu yêu cầu tiết học.
2. Luyện tập: (30-32’)
Dạng 1: Hình thành kiến thức mới:
– GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu của từng bài tập:
+ Phân tích đề.
+ Hướng dẫn HS làm mẫu (nếu cần).
+ HS thực hiện yêu cầu (cá nhân – nhóm).
+ Chia sẻ kết quả làm việc.
– Rút ra kiến thức mới qua từng bài tập.
– Rút ra ghi nhớ, đọc ghi nhớ.
– HS vận dụng làm tiếp các bài tập còn lại.
Dạng 2: Bài luyện tập
– GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu của từng bài tập:
+ Phân tích đề.
+ Hướng dẫn HS làm mẫu (nếu cần).
+ HS thực hiện yêu cầu (cá nhân – nhóm).
+ Chia sẻ kết quả làm việc.
– GV chốt kiến thức cho từng bài tập.
3. Vận dụng, trải nghiệm (2-3’)
– Nêu lại nội dung bài học.
– Nhận xét tiết học.
– Hoạt động ứng dụng: Khuyến khích HS thực hành trong thực tế các nội dung vừa học.
DẠNG BÀI (HOẠT ĐỘNG):
LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN, BÀI VĂN (1 TIẾT)
Các kiểu đoạn văn, bài văn học sinh được luyện viết:
– Đoạn văn nêu ý kiến; cảm xúc,tình cảm; tưởng tượng….
– Đoạn văn hướng dẫn thực hiện một công việc, sử dụng đồ dùng quen thuộc.
– Bài văn miêu tả người; Bài văn tả phong cảnh.
1. Khởi động: (2-5’)
– Khởi động: GV cho HS hát hoặc chơi trò chơi … liên quan đến nội dung bài.
– Kiểm tra bài cũ
– Kết nối: GV nêu nội dung tiết học.
2. Luyện tập: (30-32’)
DẠNG 1: TÌM HIỂU CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN, BÀI VĂN.
– GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu của từng bài tập:
+ Phân tích đề ( đọc thầm, đọc to, gạch chân từ ngữ..)
+ Hướng dẫn HS làm mẫu (nếu cần), tìm ý/ lập dàn ý.
+ HS thực hiện yêu cầu (cá nhân – nhóm).
+ Chia sẻ kết quả làm việc.
– Rút ra kiến thức mới qua từng bài tập.
– Rút ra ghi nhớ, đọc ghi nhớ.
– HS vận dụng làm tiếp các bài tập còn lại ( nếu có).
DẠNG 2: QUAN SÁT, TÌM Ý ,THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN VĂN, BÀI VĂN.
– GV cho HS đọc và xác định yêu cầu, phân tích đề bài.
– GV hướng dẫn HS giải quyết yêu cầu của các bài tập.
+ HS thực hiện yêu cầu (cá nhân – nhóm).
+ Chia sẻ kết quả làm việc.
– GV nhận xét chung.
DẠNG 3: TRẢ BÀI VIẾT.
– GV nhận xét chung về kết quả bài làm.
– HS đọc lại bài làm và nhận xét của thầy cô để chỉnh sửa lỗi.
– HS học tập những bài làm tốt.
+ Đọc bài làm tốt
+ HS ghi lại những điều học tập được
+ Viết lại câu văn, đoạn văn cho hay hơn (có thể cho HS về nhà)
3. Vận dụng, trải nghiệm: (2-3’)
– Nêu lại nội dung tiết học – Nhận xét tiết học.
– Hoạt động ứng dụng: Khuyến khích HS thực hành trong thực tế các nội dung vừa học.
DẠNG BÀI ÔN TẬP
1. Khởi động: (3-5’)
– Khởi động: GV cho HS hát hoặc chơi trò chơi có liên quan đến nội dung tiết học.
– Kiểm tra bài cũ
– Kết nối: GV nêu yêu cầu tiết học.
2. Luyện tập: (31-33’)
a. Phần ôn tập: (tiết 1 -> tiết 5)
– GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong sách học sinh.
– GV có thể sử dụng các trò chơi học tập để tạo hứng thú cho HS ( thay đổi nhiều hình thức học tập tùy theo từng bài).
b. Phần đánh giá: ( tiết 6 -> tiết 7)
* Đọc thành tiếng và đọc hiểu:
– GV cho HS đọc thầm văn bản và các câu hỏi.
– HS thảo luận trong nhóm. ( Sau khi đã làm việc cá nhân ).
– HS trình bày trước lớp.
– GV nhận xét, đánh giá.
*Viết
– GV có thể tổ chức cho HS làm bài theo đề tham khảo trong SGK (làm vào VBT hoặc phiếu).
– GV chấm, chữa bài cho học sinh.
3. Vận dụng, trải nghiệm:(1-2’)
– Nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị cho tiết học sau.
B. MÔN TOÁN
DẠNG 1: BÀI MỚI
I. Khởi động (3-5’)
– Khởi động: GV cho HS hát hoặc chơi trò chơi có liên quan đến nội dung tiết học.
– Kiểm tra bài cũ
– Kết nối: GV nêu yêu cầu tiết học.
Tạo tâm thế, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập. GV tạo ra các tình huống gợi vấn đề để HS huy động kiến thức, kinh nghiệm bản thân suy nghĩ tìm hướng giải quyết.
II. Khám phá (10-12’)
Từ kiến thức đã có, qua các bài toán thực tế (tình huống cần giải quyết), bằng hình ảnh vật thật hoặc đồ dùng học tập trực quan, sinh động, HS tự quan sát (có sự hướng dẫn của GV, không áp đặt), tìm hiểu, tham gia giải quyết vấn đề, dần dần nắm bắt được kiến thức mới theo yêu cầu của bài học. Từ đó có thể vận dụng vào các hoạt động thực hành, luyện tập tiếp theo trong tiết học, bài học hoặc trong chủ đề.
III. Hoạt động (5-7’)
HS làm các bài tập để vận dụng, thực hành trực tiếp các kiến thức vừa học ở phần Khám phá (mức độ cơ bản, tường minh).
Có thể coi đây là phần vận dụng của Khám phá (thực hiện ngay sau khi hình thành kiến thức mới.)
IV. Luyện tập (10- 12’)
Củng cố trực tiếp kiến thức của khám phá. Vận dụng bổ sung hoàn thiện kiến thức.
V. Vận dụng, trải nghiệm (3-5’)
Củng cố bài học theo yêu cầu cần đạt của tiết học.
* Lưu ý: Tùy từng tiết học sẽ có các hoạt động khác nhau (khám phá, hoạt động; khám phá, hoạt động, luyện tập), giáo viên vận dụng linh hoạt khi thực hiện quy trình.
* Cách tiếp cận dạy học một số nội dung
A. Số
1. Ôn tập về số tự nhiên, phân số.
2. Làm quen với hỗn số; số thập phân
Tình huống thực tế → Gợi mở và kết luận, tổng kết về số tự nhiên → Vận dụng, thực hành.
B. Phép tính
1. Cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên ,phân số, số thập phân; Các tính chất của phép tính; Biểu thức.
Tình huống thực tế → Hình thành kiến thức mới → Vận dụng, thực hành.
2. Giải các bài toán
2.1 Giải các bài toán có 3;4;5 bước tính; rút về đơn vị; tìm phân số của một số
Tình huống thực tế → Dẫn ra bài toán → Giải bài toán.
2.2 Giải các bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó; tìm tỉ số phần trăm; toán chuyển động đều
Tình huống thực tế → Hình thành bài toán → Cách tìm →Vận dụng, thực hành.
C. Hình học
– Tình huống thực tế → Hình ảnh trực quan → Nhận biết đặc điểm hình học (Hình tam giác, hình thang, hình tròn) → Vận dụng, thực hành.
– Tình huống thực tế → Hình ảnh trực quan → Nhận biết cách tính diện tích và chu vi của các hình đã học; Ứng dụng tỉ lệ bản đồ.
– Hình lập phương, hình hộp chữ nhật→ Nhận hình hộp → Vận dụng, thực hành cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp.
D. Đại lượng, đơn vị đo đại lượng
Tình huống → Giới thiệu đơn vị đo, cách đọc, cách viết → Mối quan hệ giữa các đơn vị → Vận dụng thực tế.
E. Yếu tố thống kê và xác suất
Tình huống (bài toán) thực tế → Phân tích dãy số liệu; kiểm đếm và ghi kết quả → Vận dụng, thực hành.
…
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Quy trình dạy học các môn lớp 5 năm 2024 – 2025 Xây dựng quy trình dạy học các phân môn khối 5 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.