Phương trình điện li HClO4 được biên soạn gửi tới bạn đọc phương trình điện li HClO4 từ đó giúp bạn đọc biết cách viết cân bằng điện li HClO4 cũng như biết được HClO4 là chất điện li mạnh hay yếu, từ đó vận dụng vào giải các dạng bài tập câu hỏi tương tự. Mời các bạn tham khảo.
1. Viết phương trình điện li của HClO4
HClO4 → H+ + ClO4–
2. Chất điện li mạnh
Chất điện li mạnh là một dung dịch/chất tan hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion.
Cùng với các axit như HCl, HNO3, H2SO4,… thì HClO4 cũng là một trong số những chất điện li mạnh. HClO4 là hợp chất rất dễ tan trong nước và tạo với nước các hidrat HClO4.nH2O (n = 1,2,3).
3. Một số câu hỏi liên quan đến chất điện li
- K2S là chất điện li mạnh hay yếu
- Al2O3 là chất điện li mạnh hay yếu
- KHSO4 là chất điện li mạnh hay yếu
- Fe(OH)3 là chất điện li mạnh hay yếu
- Fe(OH)2 là chất điện li mạnh hay yếu
- HCOONa là chất điện li mạnh hay yếu
- CuCl2 là chất điện li mạnh hay yếu
4. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Nước đóng vai trò gì trong quá trình điện li các chất tan trong nước?
A. Môi trường điện li.
B. Dung môi không phân cực.
C. Dung môi phân cực.
D. Tạo liên kết hiđro với các chất tan.
=> oxi tích điện âm, ở H tích điện dương.
Khi quá trình điện li xảy ra tương tác giữa các phân tử nước có cực và các ion chuyển động không ngừng làm cho các chất điện li dễ dàng tan trong nước
=> nước đóng vai trò dung môi phân cực.
Câu 2. Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. HCl trong C6H6 (benzen).
B. CH3COONa trong nước.
C. Ca(OH)2 trong nước.
D. NaHSO4 trong nước.
Câu 3. Dãy nào dưới dây chỉ gồm chất điện li mạnh?
A. HF, Na2S, Ca(OH)2, Na2CO3.
B. H2SO4, NaOH, NaCl, HF.
C. HNO3, H2SO4, KOH, K2SiO3.
D. Ba(OH)2, NaOH, CH3COOH, NaCl.
HNO3 → H++ NO3−
H2SO4 ⇔ 2H+ + SO42-
KOH → K+ + OH−
K2SiO3→ 2K+ + SiO32-
Câu 4. Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li yếu?
A. HCl, H2SO3, H2SO4, HCl
B. H2CO3, H3PO4, CH3COOH, Ba(OH)2.
C. H2S, CH3COOH, HClO, HF
D. H2CO3, H2SO4, HClO, Fe2(SO4)3.
H2S ⇄ H+ + HS−
HS− ⇆ H+ +S2−
CH3COOH ⇔ CH3COO– + H+
HClO ⇌ H+ + ClO–
HF ⇌ H+ + F–
Câu 5. Dãy các chất điện li mạnh?
A. AgCl, CH3COONa, HBr, NaOH.
B. NaCl, CH3COOH, HCl, NaOH.
C. NaCl, CH3COOH, HCl, Ca(OH)2.
D. CuSO4, H2S, H2SO4, KOH.
B,C Loại CH3COOH là chất điện li yếu
D. Loại H2S là chất điện li yếu
Vậy Dãy các chất điện li mạnh là: AgCl, CH3COONa, HBr, NaOH.
Phương trình điện li minh họa
AgCl → Ag+ + Cl-
CH3COONa → Na+ + CH3COO-
HBr → H+ + Br-
NaOH → Na+ + OH-
Câu 6. Tính thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,5M có chứa số mol ion OH– bằng số mol ion H+ có trong 400 ml dung dịch H2SO4 1M?
A. 0,2 lít
B. 0,1 lít
C. 0,4 lít
D. 0,8 lít
Phương trình điện li
H2SO4 → 2H+ + SO42-
nOH−= nH+ = 2nH2SO4= 2.0,4 = 0,8 (mol)
Phương trình điện li
Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH−
nBa(OH)2 =1/2nOH−= 1/2.0,8 = 0,4 (mol)
=> VBa(OH)2 = n:CM= 0,4:0,5 = 0,8 (l)
Câu 7. Dung dịch của các axit, bazơ, muối dẫn được điện:
A. Do axit, bazơ, muối có khả năng phân li ra ion trong dung dịch
B. Do các ion hợp phần có khả năng dẫn điện
C. Do có sự di chuyển của electron tạo thành dòng electron
D. Do phân tử của chúng dẫn được điện
Dung dịch của các axit, bazơ, muối dẫn được điện vì do axit, bazơ, muối có khả năng phân li ra ion trong dung dịch.