Phương trình điện li Al(OH)3 được Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn biên soạn hướng dẫn bạn đọc viết và cân bằng phương trình điện li Al(OH)3, cũng như giải đáp các thắc mắc liên quan sự điện li của Hidroxit lưỡng tính trong nước.
1. Phương trình điện li của Al(OH)3
Al(OH)3 ⇌ Al3++ 3OH−
Al(OH)3 ⇌ H+ + AlO2− + H2O
2. Sự điện li của Hidroxit lưỡng tính trong nước
Định nghĩa về Hidroxit lưỡng tính
Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như một axit, vừa có thể phân li như một bazo.
Ví dụ: Zn(OH)2, Al(OH)3, Be(OH)2…
+ Phân li kiểu bazơ: Al(OH)3 ⇌ Al3+ + 3OH–
+ Phân li kiểu axit: HAlO2 ⇌ AlO2– + H+
(Khi đó: Al(OH)3 viết dưới dạng axit HAlO2.H2O)
Một số hidroxit lưỡng tính thường gặp
Một số hidroxit lưỡng tính thường gặp là: Al(OH)3, Zn(OH)2, Sn(OH)2, Pb(OH)2. Những hidroxit lưỡng tính này đều ít tan trong nước và có lực axit (hay lực bazo) yếu.
3. Một số phương trình điện li quan trọng
3.1. Phương trình điện li
- Phương trình điện li KH2PO4
- Phương trình điện li Ba(NO3)2
- Phương trình điện li Fe(OH)3
- Phương trình điện li NaCl
- Phương trình điện li NaClO
- Phương trình điện li HNO2
- Phương trình điện li của NaHS
- Phương trình điện li NaHCO3
- Phương trình điện li NaH2PO4
- Phương trình điện li KCl
- Phương trình điện li HBrO
3.2. Một số chất điện li
- K2S là chất điện li mạnh hay yếu
- Al2O3 là chất điện li mạnh hay yếu
- KHSO4 là chất điện li mạnh hay yếu
- Fe(OH)3 là chất điện li mạnh hay yếu
- Fe(OH)2 là chất điện li mạnh hay yếu
- HCOONa là chất điện li mạnh hay yếu
- CuCl2 là chất điện li mạnh hay yếu
4. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Phương trình điện li nào sau đây viết đúng?
A. H2SO4 ⇌ H+ + HSO4–
B. H2CO3 ⇌ 2H+ + HCO3–
C. H2SO3 → 2H+ + SO32-
D. Na2S ⇌ 2Na+ + S2-
Câu 2. Dãy các chất đều là chất điện li mạnh là
A. KOH, NaCl, H2CO3.
B. Na2S, Mg(OH)2, HCl.
C. HClO, NaNO3, Ca(OH)3.
D. HCl, Fe(NO3)3, Ca(OH)2.
Phương trình điện li
HCl → H+ + Cl−
Fe(NO3)3 → Fe3+ + 3NO3−
Ca(OH)2 → Ca2+ + OH-
Câu 3. Axít nào sau đây là axit một nấc?
A. H2SO4
B. H2CO3
C. CH3COOH
D. H3PO4
CH3COOH ⇔ CH3COO– + H+
Loại A vì H2SO4 là axit 2 nấc
H2SO4 → 2H+ + SO42-
Loại B vì H2CO3
H2CO3 ⇄ H+ + HCO3−
HCO3− ⇄ H+ + CO32-
Loại D vì H3PO4
H3PO4⇄ H+ + H2PO4−
H2PO4− ⇄ H+ + HPO42−
HPO42- ⇄ H+ + PO43-
Câu 4. Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các hiđroxit lưỡng tính?
A. Al(OH)3, Zn(OH)3, Fe(OH)2
B. Zn(OH)2, Al(OH)3, Pb(OH)2
C. Al(OH)3, Fe(OH)2, Cu(OH)2
D. Mg(OH)2, Pb(OH)2, Cu(OH)2
Loại A vì Fe(OH)2không phải hiđroxit lưỡng tính
Loại C vì Fe(OH)2, Cu(OH)2 không phải hiđroxit lưỡng tính
Loại C vì Mg(OH)2, Cu(OH)2 không phải hiđroxit lưỡng tính
Câu 5. Nhận định nào đúng về sự điện li
A. Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước thành dung dịch
B. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện
C. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy
D. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hóa – khử
Câu 6. Hòa tan các chất sau vào nước để được các dung dịch riêng rẽ: KCl, BaO, P2O5, C6H12O6, HCOOH, C2H5OH, Fe2(SO4)3. Trong các dung dịch tạo ra có bao nhiêu dung dịch có khả năng dẫn điện?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
KCl; BaO; P2O5; HCOOH; Fe2(SO4)3
BaO và SO3 tan vào nước xảy ra phản ứng:
BaO + H2O → Ba(OH)2 ; dung dịch Ba(OH)2 thu được là bazo mạnh nên dẫn được điện
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4; dung dịch H3PO4 thu được là axit mạnh nên dẫn được điện