Phthalates là một nhóm hóa chất có trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân, chất tẩy rửa, chất tạo mùi… Cùng tìm hiểu rõ hơn về hóa chất này trong bài viết sau đây.
Mọi người thường tiếp xúc với phthalate từ đồ chơi, các chất tẩy rửa, nhựa hay mỹ phẩm. Nhiều người lo hại rằng hóa chất này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em. Để làm rõ vấn đề này, hãy cùng tham khảo bài viết sau đây.
Phthalates là gì?
Phthalates là một nhóm hóa chất được sử dụng để chế tạo nhiều sản phẩm như đồ chơi, mỹ phẩm, chất tẩy rửa và thậm chí là trong thực phẩm. Hóa chất này giúp nhựa dẻo hơn và khó vỡ hơn nên được gọi là chất hóa dẻo.
Không chỉ vậy, phthalate còn làm dung môi cho một số vật liệu khác. Do đó, phthalate có mặt trong nhiều sản phẩm như chất kết dính, quần áo nhựa, nhựa ô tô, mỹ phẩm, chất tẩy rửa,… Chúng ta không thể ngửi, nhìn hay nếm phthalate nhưng chúng lại có trong rất nhiều sản phẩm mà chúng ta sử dụng hằng ngày.
Trẻ sơ sinh tiếp xúc với phthalates như thế nào?
Trẻ sơ sinh tiếp xúc với phthalates từ nhiều nguồn khác nhau như thực phẩm, đồ chơi nhựa, thuốc, mỹ phẩm hoặc thậm chí là từ không khí. Bên cạnh đó, một số sản phẩm chăm sóc trẻ em như dầu gội, sữa tắm cho trẻ và làm cho mức độ chất chuyển hóa phthalate tăng lên trong nước tiểu. Tuy nhiên, tình trạng này đã và đang suy giảm.
Phthalates ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?
Sự ảnh hưởng của phthalates lên sức khỏe con người vẫn chưa có kết luận rõ ràng. Tuy nhiên, chúng có ảnh hưởng đến từng nhóm người khác như theo những cách khác nhau, chẳng hạn như:
- Trẻ sơ sinh và trẻ em bị phthalates ảnh hưởng nhiều nhất và chúng ảnh hưởng xấu cho nam giới nhiều hơn
- Trẻ trong độ tuổi dậy thì có thể bị tổn thương và có nguy cơ mắc bệnh bởi phthalates
- Phụ nữ trưởng thành chịu nhiều tác dụng phụ hơn nam giới vì họ sử dụng nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân và tiếp xúc với phthalates nhiều hơn.
Cách bảo vệ trẻ khỏi Phthalates
Tốt nhất là bạn nên tránh tiếp xúc với phthalates có hại càng nhiều càng tốt. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:
- Phthalates thường được viết tắt là DHEP hoặc DiBP, tốt nhất bạn nên lựa chọn những sản phẩm có nhãn “không chứa phthalate” và phải đọc kỹ nhãn sản phẩm.
- Chỉ sử dụng những loại hộp đựng thực phẩm từ nhựa an toàn và không chứa phthalates
- Kiểm soát thực phẩm nạp vào cơ thể. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều sữa và thịt có mức độ phơi nhiễm phthalate cao hơn.
- Tránh sử dụng thức ăn nhanh vì hộp đựng của nó có thể gây hại
- Sử dụng các thiết bị y tế không chứa phthalates nếu bạn đang cần phải điều trị.
Tác hại của phthalates vẫn chưa có nghiên cứu hay khẳng định nào rõ ràng và chính xác nên tốt nhất bạn nên tránh sử dụng sản phẩm chứa phthalates. Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn có nhiều sức khỏe.
Nguồn: Vinmec International Hospital
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn