Bạn đang xem bài viết Phong tục đám hỏi miền Trung tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Do vị trí địa lý miền Trung nằm giữa hai miền Bắc Nam nên phong tục đám hỏi cũng có sự ảnh hưởng nhẹ của hai miền này, do đó cũng mang một ít tính ràng buộc của miền Bắc pha chút phóng khoáng của miền Nam. Nghi thức ăn hỏi miền Trung khá nặng về nghi lễ và thiên nhẹ về vật chất vì vốn dĩ người Trung đa phần trọng lễ nghi hơn vật chất. Sau đây hãy cùng wikicachlam tìm hiểu phong tục đám hỏi của người miền Trung nhé.
1. LỄ DẠM NGÕ (LỄ ĐI NÓI)
Trong lễ đi nói thì cha mẹ chàng trai mang một chai rượu, khay trầu cau sang nhà gái đặt vấn đề về chuyện cưới xin.
2. LỄ ĐÁM HỎI (LỄ ĐÍNH HÔN)
– Lễ vật gồm năm mâm quả: Quả trầu cau với 105 quả cau tượng trưng cho câu nói trăm năm hạnh phúc, quả trà rượu, phong bì tiền để hỗ trợ nhà gái tổ chức lễ đám hỏi hôm đó và vàng (thường là đôi hoa tai nhưng cũng có nhà đi nhẫn), quả bánh kem đính hôn, quả nem chả với số lượng chẵn cặp, mâm ngũ quả được kết rồng phượng cầu kỳ. Cũng có nhà theo tục cũ đi thêm một quả bánh su sê nữa.
– Ngoài vòng tay, nhẫn hoặc hoa tai vàng, mẹ chồng còn trao cho con dâu một phong bì tiền mừng dâu. Phong bì tiền dọn trong quả trà rượu sẽ đưa cho ba mẹ cô. Số tiền này ngay sau đó thường được nhà gái cho lại đôi vợ chồng.
– Nói về số lượng người trong đoàn rước dâu, người Đà Nẵng quan niệm tổng số phải ứng với số sinh hoặc lão (1, 2, 3, 4, 5, 6… tương ứng là sinh, lão, bệnh, tử, sinh, lão…). Đoàn đưa dâu của nhà gái có số lượng nhiều hơn miễn là cũng đảm bảo số sinh hoặc lão.
– Và nghi thức sẽ được tiến hành bao gồm:
+ Nghi thức rước lễ vật từ nhà trai đem vào nhà gái: Đi đầu là trưởng đoàn dẫn lễ, tiếp đó là những người cao tuổi được sắp xếp theo vai vế từ trên xuống dưới. Cuối cùng là chú rể và đội bê tráp.
+ Nghi thức nhận lễ và tiến hành làm lễ: Sau khi đoàn rước lễ của nhà trai vào nhà thì nhà gái sẽ ra đón khách và đội bê tráp nữ sẽ ra nhận lễ. Lúc nào đội bê tráp nam sẽ trao tráp cùng phong bao lì xì đã chuẩn bị trước và trao cho đội tráp nữ, đồng thời đội bê tráp nữ trao lại phong bao lì xì đã được chuẩn bị trước cho đội tráp nam. Sau đó, hai đội để mâm tráp lên bàn đã được nhà gái chuẩn bị trước. Sau đó chú rể hoặc ba mẹ cô dâu sẽ xuống đón cô dâu để làm lễ. Đại diện hai bên gia đình sẽ có đôi lời phát biểu trước 2 họ để minh chứng cho lễ đám hỏi của cặp đôi. Và nhà gái sẽ đặt một phần lễ vật lên bàn thờ tổ tiên, tiếp đó là nghi thức thắp nhang tổ tiên. Sau khi hoàn tất thì cô dâu sẽ đi rót ấm trà mời khách ăn bánh ngọt.
+ Nghi thức lại quả: Khi lễ ăn hỏi kết thúc thì nhà gái sẽ chia lại một phần cho nhà trai gọi là lễ lại quả. Lưu ý là khi chia lễ vật sẽ dùng tay chứ không được dùng dao.
Wiki Cách Làm
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phong tục đám hỏi miền Trung tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.