Bạn đang xem bài viết Phong tục cưới hỏi của người Đài Loan xưa và nay tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Là một trong những đất nước có truyền thống văn hoá lâu đời, phong tục cưới hỏi của người Đài Loan được khá nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu những nét độc đáo trong đám cưới truyền thống của người Đài Loan, để hiểu rõ hơn về những phong tục này nhé.
Tìm hiểu phong tục cưới hỏi của người Đài Loan
Nhìn chung, Đám cưới truyền thống Đài Loan chịu ảnh hưởng khá nhiều từ Trung Hoa.
Theo truyền thống, tất cả lễ cưới đều do nhà trai đảm trách và phải bắt buộc tuân theo 6 lễ chính.
Cô dâu Đài Loan. Ảnh: Zing
Cụ thể là các lễ nạp thái, lễ vấn danh, lễ nạp cát, lễ thỉnh kỳ, lễ tạp tệ và lễ thân nghênh.
Cuộc sống ngày càng trở nên bận rộn và để tránh rườm rà. Hiện nay, đám cưới của người Đài Loan tối giản chỉ còn 3 lễ chính giống người Việt Nam.
Phong tục cưới hỏi của người Đài Loan ngày trước
Theo kinh nghiệm du lịch Đài Loan, đám cưới truyền thống Đài Loan gần giống với phong tục Trung Hoa. Tương truyền, phong tục này bắt đầu từ đời nhà Chu. Tất cả lễ cưới đều do nhà trai đảm trách và phải tuân theo 6 lễ chính.
Lễ nạp thái
Theo Phong tục cưới hỏi của người Đài Loan, lễ nạp thái khá giống lễ dạm ngõ tại Việt Nam. Nhà trai sẽ tới nhà gái trước, tỏ ý muốn nhận làm thông gia với nhà gái.
Nhà trai xin được đặt một lễ, gọi là lễ nạp thái. Tuy là một lễ, nhưng lễ nạp thái thường rất sơ sài. Nhà trai có thể đưa sang nhà gái ít cau trầu để điểm xuyết cho câu chuyện.
Trang phục cô dâu theo phong tục cưới hỏi của người Đài Loan. Ảnh: taiwanese wedding
Lễ vấn danh
Với văn hóa Đài Loan, đúng như tên của lễ: Vấn danh là hỏi họ tên, hai bên trao đổi danh thiếp.
Lễ này cũng rất đơn giản. Mục đích chủ yếu của lễ này là để nhà trai biết được ngày, tháng, năm sinh của cô gái, để về xem tuổi.
Nhà sẽ trai mang lễ vật nhỏ tới nhà gái trước. Tìm hiểu thêm về thông tin, ngày sinh tháng đẻ cô dâu.
Lễ nạp cát
Lễ nạp cát có thể hiểu là lễ ăn hỏi. Sau lễ vấn danh, bên nhà trai thấy đôi trẻ hợp tuổi, chọn ngày lành, tháng tốt.
Lúc này, nhà trai sẽ hỏi ý kiến nhà gái các chi tiết cụ thể và số lễ vật. Nhà trai xem bói, quẻ tốt để báo cho nhà gái.
Lễ nạp tệ
Đúng như tên gọi, “nạp tệ” là nộp tiền. Theo phong tục cưới hỏi của người Đài Loan, lễ nạp tệ gần giống với tục “thách cưới” ở Việt Nam.
Nhà trai phải đem những sính lễ lớn (do nhà gái yêu cầu) tới xin cưới.
Lễ thỉnh kỳ
Lễ hẹn ngày xin cưới. Sau lễ nạp tệ, các lễ vật đã được nhà trai đã đưa sang nhà gái, nhà trai xin hẹn ngày, giờ đón dâu.
phong tục cưới hỏi của người Đài Loan. Ảnh: taiwanese wedding
Lễ này diễn ra hết sức đơn giản. Nhà trai phải chọn ngày lành tháng tốt chính xác để tổ chức đám cưới.
Lễ thân nghênh
Lễ đón dâu về nhà chồng. Gần giống nghi lễ “rước dâu” của Việt Nam. Ngày mà cặp đôi chính thức trở thành vợ chồng.
Tuy nhiên, có một số điều cần lưu ý về đám cưới truyền thống Đài Loan. Người Đài Loan rất coi trọng việc nhà trai phải đủ các lễ vật mới được rước dâu.
Theo truyền thống, người Đài Loan đặc biệt coi trọng chuyện thành hôn đại sự. Bởi vậy mà những phong tục, tập tục cưới hỏi này luôn được lưu giữ cẩn thận. Và đây được coi là một nét đẹp văn hóa Đài Loan.
Phong tục cưới hỏi của người Đài Loan ngày nay
Trong vài năm trở lại đây, xã hội đã phát triển theo hướng hiện đại. 6 lễ trên đã được tối giản bớt. Chỉ với những gia đình có điều kiện mới làm đầy đủ các bước lễ theo phong tục cưới hỏi.
Đám cưới Đài Loan ngày nay. Ảnh: vnexpress
Lễ dạm ngõ
Sau khi xem ngày lành, tháng tốt, nhà trai sẽ mang cơi trầu và lễ vật (thường là một chút lễ vật) đến nhà gái ra mắt.
Thông qua buổi ra mắt này, nhà trai sẽ chính thức xin nhà gái cho con trai của họ được kết hôn với cô gái đó.
Nếu được cả cô gái và bố mẹ cô đồng ý, cả hai gia đình sẽ thoả thuận ngày cưới tốt nhất. Trong phong tục cưới hỏi của người Đài Loan thì lễ vật trong lễ dạm ngõ bắt buộc phải có cơi trầu.
Lễ ăn hỏi
Nhà trai mang lễ vật sang nhà gái (nhiều hơn so với lễ dạm ngõ). Những lễ vật này thường sẽ được cả hai nhà thống nhất từ trước.
Mang lễ vật tới và nhà trai sẽ đưa ra mong muốn về giờ cưới, ngày cưới trong tương lai.
Đây là một lễ rất quan trọng vì sau Lễ ăn hỏi này, chàng trai và cô gái sẽ được thừa nhận là chú rể, cô dâu trong tương lai.
Theo phong tục cưới hỏi của người Đài Loan, Lễ ăn hỏi sẽ được tổ chức gần nhất với lễ cưới.
Lễ cưới
Lễ cưới là lễ cuối cùng được thực hiện. Nhà trai tới nhà gái để đón dâu.
Đám cưới truyền thống của người Đài Loan. Ảnh: Zing
Gần giống với Việt Nam, vẫn là mẹ chồng mang theo cơi trầu sang nhà gái xin dâu.
Cô dâu chú rể bái lạy tổ tiên nhà gái trước rồi rời nhà gái về nhà trai. Tại nhà trai, tiệc cưới sẽ được tổ chức để tiếp đãi những người họ hàng, khách khứa đến chung vui.
Vậy là bạn đã bỏ túi thêm cho mình kinh nghiệm du lịch Đài Loan bổ ích rồi nhé!
Phong tục cưới hỏi của người Đài Loan trong nếp sống thường ngày
Người Đài Loan vẫn còn giữ phong tục ở chung nhiều thế hệ trong một gia đình. Một gia đình thường có 3 thế hệ.
Họ rất coi trọng tình cảm gia đình. Vì vậy, sau khi kết hôn, nàng dâu rất có thể phải chung sống với ông bà, bố mẹ chồng, anh chị em…
Gia đình sống với nhiều thế hệ Đài Loan. Ảnh: ivivu
Ngoài việc tuân thủ những phong tục truyền thống, cô dâu chú rể cũng phải làm những thủ tục pháp lý theo quy định của nhà nước. Như việc phải đăng kí giấy kết hôn.
Tại Đài Loan, các đám cưới hiện nay thường tổ chức tại nhà hàng hoặc khách sạn với đầy đủ các dịch vụ. Như: chụp ảnh cưới, thuê váy cưới, quay video, làm tiệc mừng mời người thân, bạn bè…
Thông thường, tất cả những chi phí này đều do nhà trai lo liệu. Tổ chức lễ cưới là một việc quan trọng của đời người nên họ tổ chức tiệc rất chu toàn và chuyên nghiệp.
Trang phục theo phong tục cưới hỏi của người Đài Loan
Là một nền văn hóa coi trọng truyền thống xưa, nhưng các xu hướng văn hóa hiện đại cũng phát triển mạnh mẽ tại Đài Loan.
Hiện tại trang phục truyền thống của cô dâu đã có nhiều sự thay đổi. Ảnh: eva
Trang phục trong đám cưới truyền thống Đài Loan vẫn phải đảm bảo theo những nguyên tắc truyền thống, cô dâu thường mặc áo màu đỏ hoặc hiện đại hơn là trắng.
Họ quan niệm, màu đỏ là màu của “hỉ sự”, và không nên mặc màu đỏ thường ngày.
Tham gia tour du lịch Đài Loan, khám phá phong tục cưới hỏi là một trong những sự mới mẻ trong việc du lịch xứ Đài. Vùng đất này quả thật có rất nhiều điều thú vị để du khách có thể khám phá, trải nghiệm.
Ngoài những điểm đến tuyệt vời thì xứ Đài còn hấp dẫn khách du lịch bởi một nền văn hóa với những giá trị mới mẻ, đặc sắc.
Đăng bởi: Nguyễn Thị Thanh Lâm
Từ khoá: Phong tục cưới hỏi của người Đài Loan xưa và nay
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phong tục cưới hỏi của người Đài Loan xưa và nay tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.