Bạn đang xem bài viết Phân tích tác phẩm Qua đèo Ngang tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
” Qua đèo ngang là một bài thơ nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan, một nữ sĩ của thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam . Với phong cách trang nhã, bài thơ qua đèo ngang đã cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện sự nhớ nước, nhớ nhà, và thể hiện tâm trạng cô đơn lặng thầm của tác giả.
Phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang
Phải yêu quí bài thơ thì mới có thể thấy hết tài năng cũng như tu tưởng luôn hướng về quê nhà, đất nước của Bà Huyện Thanh Quan, ai dám bảo rằng một người phụ nữ trong phong kiến không có được tình yêu thương đó.
“Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sống như núi như người Việt Nam”
Câu thơ nói về vẻ đẹp của quê hương đất nước, có sức sống mãnh liệt có vẻ đẹp chan hoà, thế nên đề tài đất nước luôn là một chủ đề bất diệt đối với bất kì nhà thơ văn nào. Nhưng chen ngang hình ảnh có đôi khi huyền dịu, lại có đôi khi rực rỡ như ánh mặt trời đó chính là một cảnh u buồn vào xế chiều lúc mặt trời dần buông, dưới ánh mắt nhìn sự đời của tác giả. Khi xưa Nguyễn Du có viết rằng: ” Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, câu ní này thật đúng khi ta liên tưởng đến câu nói của nhà thơ.
“Bước đến đèo Ngang bỗng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.”
Chỉ mới hai câu đầu của bài thơ là đã hiện lên sự u buồn, một nỗi buồn xa vắng. Câu thơ xuất hiện cụm từ ” bóng xế tà” cùng với cách gieo vần lưng đã tạo nên nỗi cô đơn tĩnh mịch. Góp phần cho câu thơ trở nên buồn bã hơn đó chính là tác giả đã sử dụng từ ” tà”, đó chính là một yếu tố thời gian trong câu thơ.
Thời điểm để mọi người thường bắt chung một nỗi niềm nhớ về quê nhà đó chính là lúc chiền buông dần, là yếu tố thời gian. Ở bài thơ này tác giả đã bắt gặp nỗi nhớ thương ấy khi thấy ánh chiều ta bao phủ lên cảnh vật ở Hoành Sơn. Động từ ” chen” ở câu thứ 2 làm cho người đọc cảm nhận sự hoang vắng của đèo mặc dù nơi đây cũng có cây, lá, đá, hoa. Và kìa hình ảnh các anh tiều phu dưới chân núi được bắt gặp:
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.”
Câu thơ miêu tả hoạt động làm việc của các anh tiều phu dưới núi trong cánh hoàng hôn lạnh lẽo, thoạt đầu khi mới đọc lên câu thơ, nhiều người sẽ thấy khó hiểu. Nhờ vào phép chuyên đổi các thuật ngữ của câu, tác giả như muốn nhấn mạnh về sự hoang tàn cô đơn nơi đây. Sự miêu tả thực của hai câu thơ trên đã làm cho cảnh vật trên sông, dưới núi thêm phần rời rạc. Các từ ” vài, mấy” như tạo thêm sự lẻ loi rời rạc của chốn đây.Trong cảnh chiều buồn đó lại vang lên tiếng kêu của loài chim quốc, chim gia gia.
Từ ghép ” mỏi miệng” khiến cho nỗi nhớ, cho cảm giác của người đọc thêm phần ray rứt. Từ nỗi nhớ nước thương nhà là nỗi niềm của chim quốc quốc, chim gia gia do tác giả cảm nhận được hay do chính nghệ thuật ẩn dụ đã nói hộ lòng này.
Sự song song về ý, về lời của hai câu thơ trong phần luận của bài thơ này đã nhằm nhấn mạnh tình cảm của tác giả đối với đất nước, gia đình một cách thật tài tình. Từ sự thật tại của cảnh vật nơi đèo Ngang và nỗi nhớ thương nhà và Đất nước, làm cho bà nhơ đến chính mình khi đứng trước như thế này và tâm sự:
“Dừng chân đứng lại, trời non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.”
Câu kết của bài thơ cho ta thấy trong quá khứ tác giả mang một tâm sự u hoài. Dừng chân đứng lại bà chỉ thấy một khoảng trời non nước làm cho hình ảnh của con người càng trở nên nhỏ bé đến lạ thường, cong người dường như cô độc giữa mọi thứ,chỉ còn riêng ta với ta. Vũ trụ bao la quá, con người nhỏ bé và cô đơn quá tất cả đã được thể hiện một cách đặc sắc qua ngòi bút tài hoa của tác giả
Từ xưa đến nay khó kiếm được mấy ai có thể tả cảnh đèo Ngang một cách tài tình như nữ sĩ đây, vì trong bài thơ có chứa đựng tất cả tài năng, tâm hồn, tình cảm, nỗi lòng của một chấm bút tuyệt vời. Kết hợp với lời thơ khiến cho người đọc thêm phần xao xuyến bồi hồi nhớ thương.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phân tích tác phẩm Qua đèo Ngang tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.