Bạn đang xem bài viết Phân tích tác phẩm Người ở của Thái Chí Thanh Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện lớp 10 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Phân tích tác phẩm Người ở của Thái Chí Thanh mang đến gợi ý cách viết và bài văn mẫu cực hay. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý ôn luyện trau dồi kiến thức biết cách viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện hay.
Người ở của Thái Chí Thanh không chỉ mở ra một thế giới của sự đối lập về điều kiện sống, mà còn gợi lên những suy tư về lòng nhân ái, tình bạn, và khát vọng học tập. Vậy sau đây là bài văn mẫu phân tích Những ngày mời mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm: phân tích Nhà mẹ Lê, phân tích Nữ thần Lúa.
Phân tích Người ở của Thái Chí Thanh
Nhà văn Thái Chí Thanh hiện là Chủ tịch Hội đồng Văn học thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam khóa X. Ông sinh 1953 tại Nghệ An, từng tham gia chiến trường miền Nam trước năm 1975. Tác phẩm nổi bật của ông phải kể đến là “Người ở”. Văn bản đã làm nổi bật lên nhân vật Tuyết, để lại trong mỗi chúng ta những bài học sâu sắc.
“Người Ở” kể về một mùa hè, khi bố Minh đi công tác xa và mẹ Minh phải thuê Tuyết, một cô bé trạc tuổi Minh, đến giúp việc trong nhà. Tuyết là một cô bé siêng năng và thông minh, nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn khiến cô phải làm thuê để kiếm tiền đi học. Trong thời gian ở cùng nhau, Minh dần nhận ra sự khác biệt trong cuộc sống của mình và Tuyết, từ đó hình thành một tình bạn đẹp giữa hai cô bé.
Nhân vật Tuyết trong truyện ngắn “Người Ở” hiện lên với hoàn cảnh đầy khó khăn nhưng lại chứa đựng một nghị lực và khát vọng sống mãnh liệt. Xuất thân từ một gia đình nghèo khó, Tuyết phải làm người giúp việc trong mùa hè để có thể kiếm tiền tiếp tục việc học. Dù cùng tuổi với Minh, Tuyết sớm trưởng thành hơn bởi những gánh nặng cuộc sống, và chính điều đó đã tôi luyện trong cô một ý chí kiên cường. Hành động của Tuyết, từ việc siêng năng giúp đỡ mẹ Minh, đến việc giải toán cho Minh một cách thành thạo, đều thể hiện sự thông minh, nhạy bén và chăm chỉ. Lời nói và suy nghĩ của Tuyết, khi cô thốt lên đầy vui mừng rằng mình đã kiếm đủ tiền đi học, là sự minh chứng rõ nét cho khát vọng được học hành, được vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo khó. Tuyết không chỉ là hình ảnh của những đứa trẻ nông thôn nghèo nhưng đầy khát vọng, mà còn là tấm gương sáng cho sự kiên trì và nỗ lực không ngừng. Nhà văn Thái Chí Thanh đã khéo léo xây dựng nhân vật Tuyết như một biểu tượng của sự vươn lên, qua đó đem đến cho người đọc một thông điệp rằng dù trong hoàn cảnh nào, chỉ cần có ý chí và quyết tâm, con người vẫn có thể vượt qua mọi khó khăn để đạt được ước mơ của mình.
Còn Minh là một cô bé thành phố, sống trong điều kiện đầy đủ, có phần chiều chuộng và ít biết đến những khó khăn của cuộc sống. Tuy nhiên, qua sự tiếp xúc với Tuyết, Minh dần thay đổi, nhận ra giá trị của những điều mình đang có và nảy sinh một sự cảm phục đối với bạn mình. Sự tương tác giữa Minh và Tuyết không chỉ là sự gặp gỡ của hai con người từ hai hoàn cảnh khác nhau, mà còn là sự giao thoa giữa hai thế giới quan khác biệt. Minh chính là nhân vật đại diện cho sự thay đổi trong nhận thức, từ đó làm nổi bật thêm chủ đề của câu chuyện: sự nhân văn và lòng nhân ái có thể thay đổi cách nhìn nhận của con người về cuộc sống.
Tuy câu chuyện này ngắn ngủi nhưng ẩn sâu trong đó đã mở ra tình cảm đẹp đẽ chân thành sự cảm thông sự sẻ chia và tình yêu thương giữa người với người đã gợi ra sự xúc động trong lòng người đọc bên cạnh đó tất giả đã thành công. Khi xây dựng một câu chuyện khéo léo đơn giản nhưng lại vô cùng quen thuộc gần gũi với học sinh.
Từ đó, chúng ta thấy được nhân vật Tuyết là người vô cùng đam mê học tập. Không chỉ vậy còn rất chăm chỉ và thông minh. Qua đó mỗi chúng ta, cần phải học hỏi rất nhiều. Dù khó khăn, vất vả cũng không được từ bỏ đam mê học tập. Sách mang lại cho chúng ta nhiều điều bổ ích, giúp ta thêm hiểu biết, suy nghĩ chín chắn và trưởng thành hơn.
Qua việc sử dụng ngôn ngữ đơn giản nhưng giàu tính biểu cảm, tác giả đã xây dựng lên một câu chuyện với nổi bật là nhân vật Tuyết. Từ đó đã để lại trong lòng mỗi học sinh bài học to lớn về việc học tập và đọc sách.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phân tích tác phẩm Người ở của Thái Chí Thanh Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện lớp 10 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.