Bạn đang xem bài viết Phân tích nghệ thuật châm biếm đả kích trong Vi Hành của Nguyễn Ái Quốc Văn mẫu lớp 12 Cánh diều tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Phân tích nghệ thuật châm biếm đả kích trong Vi Hành của Nguyễn Ái Quốc mang đến gợi ý cách viết và bài văn mẫu cực hay. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý ôn luyện trau dồi kiến thức biết cách viết bài văn phân tích hay.
Vi hành của Nguyễn Ái Quốc là truyện ngắn rất hay ai cũng thấy là tác giả bịa, nhưng là một sự bịa đặt khéo léo, tài tình, hợp lí, có khả năng tố cáo sâu sắc và do đó mà gây thú vị cho người đọc. Vậy sau đây là bài văn mẫu phân tích nghệ thuật châm biếm đả kích trong bài Vi hành, mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: phân tích Vi hành, đoạn văn suy nghĩ về tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa trong truyện Vi hành của Nguyễn Ái Quốc.
Dàn ý phân tích nghệ thuật châm biếm đả kích trong Vi Hành
I. Mở bài
– Giới thiệu chung về tác giả Nguyễn Ái Quốc
– Hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn, mục đích sáng tác truyện ngắn “Vi hành”
– Đặc sắc nghệ thuật của truyện: nghệ thuật châm biếm. Đây là thứ vũ khí nghệ thuật sắc sảo, đầy hiệu quả để tấn công kẻ thù của Nguyễn Ái Quốc.
– Nghệ thuật châm biếm sâu cay trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc
II. Thân bài
1. Xây dựng tình huống nhầm lẫn độc đáo
– Trên xe điện ngầm, đôi trai gái người Pháp tưởng nhầm tác giả là vua Khải Định đang “vi hành”. Họ tha hồ bình phẩm, bàn luận về dáng vẻ, cung cách cử chỉ, lối ăn mặc và hành động của vị hoàng đế. Khiếu hài hước cùng trí tò mò, hiếu kì của họ càng làm cho nhân vật Khải Định càng trở nên lố bịch, hài hước hơn.
– Người Pháp đã nhầm, nhưng chính phủ Pháp cũng “nhầm” nốt: “Ngay đến chính phủ cũng chẳng nhận ra khách thật của mình nữa… bèn đối đãi mọi người An Nam vào hàng vua chúa và phái tuỳ tùng đi hộ giá tuốt”. Qua đó, tác giả mỉa mai, tốc cáo hành động mật thám, theo dõi gắt sao những người Việt Nam yêu nước trên đất Pháp của bọn thực dân.
– Tình huống nhầm lẫn đã đạt hiệu quả châm biếm cao, chế giễu trực diện mà vẫn giữ được thái độ khách quan khi kể chuyện.
2. Khắc hoạ nhân vật sắc sảo
Nhân vật Khải Định dù không xuất hiện trực tiếp nhưng đã được khắc hoạ đầy đặn, sắc sảo.
– Ngoại hình thô kệch, xấu xí “cái mũi tẹt ấy, đôi mắt xếch ấy, cái mặt bủng như vỏ chanh ấy”.
– Phục sức kệch cỡm, lố lăng, rởm đời, “cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay thì đeo đầy những nhẫn”, “hắn còn đeo lên người cả bộ lụa là, đủ cả bộ hạt cườm”.
– Cung cách cử chỉ lúng túng, thiếu tự tin khi xuất hiện ở trường đua, trước công chúng, hé mở bản chất bù nhìn, vô dụng: “nhút nhát, lúng ta lúng túng”.
– Hành động đi chơi vi hành (ẩn danh, lén lút) ám chỉ sự ăn chơi vô độ, không mấy đàng hoàng, cao thượng của Khải Định, phơi bày nhân cách nhem nhuốc của y.
– Sự xuất hiện của Khải Định trên đất Pháp: như trò giải trí rẻ tiền, một tin giật gân trên giấy báo: “cái kho giải trí sắp cạn ráo như B. Đ. D vậy. Nhật báo chẳng còn cái gì bôi bác lên giấy cả. Đúng lúc đó thì có một anh vua đến với chúng ta”; “Hôm nay chúng mình có tí tiền nào đâu mà được xem vua ngay bên cạnh. Nghe nói ông bầu nhà hát múa rối có định kì giao kèo thuê đấy”.
- Vị vua An Nam như một thằng hề, một con rối giật dây, một kẻ mua vui không mất tiền, thậm chí là một con vật lạ thoả mãn tính hiếu kì của dân Pháp.
- Chân dung Khải Định là bức chân dung biếm hoạ điển hình, là đối tượng bị đả kích, châm biếm sâu cay nhằm bóc trần bản chất ngu dốt, tầm thường, bù nhìn tay sai của hắn.
- Chân dung Khải Định là bức chân dung biếm hoạ điển hình
3. Ngôn ngữ và giọng điệu châm biếm thâm thuý, sâu cay
– Tiêu đề “Vi hành” mang nghĩa mỉa mai
– Lối nói ngược đầy mỉa mai, kiểu cười “ruồi” chết người: “Phải chăng là ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là Alexănng đệ nhất, có được sung sướng, có quyền uống nhiều rượu, và được hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam, dưới quyền ngự trị của ngài hay không?”
- “Đến nay, tất cả những ai ở Đông Dương có màu da trắng đều là những bậc khai hoá, thì bây giờ đến lượt tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế ở Pháp”.
- “Các vị ân cần theo dõi tôi chẳng khác nào bà mẹ hiền rình con thơ chập chững bước đi thứ nhất”…
– Cuối cùng là giọng mỉa mai cay đắng: “Tôi không sao che giấu nổi niềm tự hào được là một người An Nam và sự kiêu hãnh được có một vị hoàng đế”.
III. Kết bài
– “Vi hành” là tác phẩm thể hiện sự thống nhất cao giữa nghệ thuật và chính trị.
– Tác phẩm là làn roi quất mạnh vào bè lũ thực dân và tay sai. Nghệ thuật châm biếm trở thành vũ khí lợi hại, là một mũi tên sắc nhọn đánh trúng hai mục tiêu: thực dân Pháp và vua Khải Định.
– Nghệ thuật châm biếm là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trào lộng hài hước của phương Tây và tính chất trào phúng thâm sâu của phương Đông.
Phân tích nghệ thuật châm biếm đả kích trong Vi Hành
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ thiên tài của đất nước Việt Nam, người đi khắp nhiều nơi trên thế giới và có nhiều trải nghiệm tốt đẹp để đem về cho dân tộc của mình, hiểu được nỗi khổ của nhân dân chính vì vậy ông đã viết ra bài Vi hành để tố cáo và đả kích những tên quan triều đình bán nước hại dân của Việt Nam.
Tác phẩm được viết lên nhằm vạch ra tội ác của tên vua Khải Định, một tên bán nước, hại dân. Cuộc sống của nhân dân phải chịu rất nhiều cực khổ và đau đớn, nhưng một người đứng đầu đất nước như Khải Định lại không có ý thức và trách nhiệm đối với dân tộc của mình, những điều đó có ý nghĩa nhằm tố cáo và vạch trần tội ác của kẻ thù. Những điều đó đã làm cho Hồ Chí Minh cảm thấy phẫn nộ và muốn vạch ra những tội ác tày đày của hắn.
Trong chiếc thuyền có đôi trai gái người Pháp đang đi và câu chuyện được diễn ra với một trình tự vô cùng logic và thấu tình đạt lý, với diễn biến theo dòng thời gian, câu chuyện được xây dựng theo kết cấu mở và lối tiếp chuyện theo kết cấu chặt chẽ, những hoàn cảnh mở đầu mang tính chất dẫn dắt câu chuyện, khi đôi người Pháp này nhìn thấy một người trên chiếc tàu, và đã nhằm tưởng rằng đó là Khải Định, và tội ác của chúng còn đậm sâu cả bên nước Pháp, khi tính chất bán nước của hắn được nâng cao và rất rõ rệt, những hình ảnh thể hiện rõ điều đó, khi họ có những lời châm biếm và giễu cợt trước những lời nói khi nói về ông vua này.
Đối với đất nước Pháp cái nhìn của họ về Khải Định còn rất khinh bỉ, và coi thường, thì đối với Việt Nam điều đó càng được thấm sâu qua tư tưởng và nghệ thuật đả kích của Hồ Chí Minh, những biện pháp tạo dựng nên niềm tin yêu và một thái độ dứt khoát đối với kẻ thù đã được đẩy lên mạnh mẽ, nghệ thuật đả kích của Hồ Chí Minh có tác dụng vô cùng to lớn đối với nền văn học, khi nó phản ánh mạnh mẽ được thời đại, văn học chính là một phương diện để phản chiếu lại tâm hồn của thời đại. Và qua nghệ thuật tài hoa của mình, và sự trải nghiệm Hồ Chí Minh đã vạch ra những tội ác tày trời của hắn đối với dân tộc Việt Nam.
Là một người đứng đầu cả dân tộc đáng nhẽ phải là người viết lo cho dân cho nước nhưng ông lại có thái độ muốn bán nước cho Pháp, và có nhiều hành động chỉ vụ lợi cá nhân. Có thể nói hình ảnh của ông ta được mọi người rất khinh bỉ, không chỉ được tái hiện qua cái nhìn của đôi thanh niên mà nó còn được phản chiếu qua con mắt tinh tường của Hồ Chí Minh. Trước những hành động đó, Hồ Chí Minh đã viết lên tác phẩm Vi hành để tố cáo những việc làm của ông vua này, ngay trong nhan đề bài đã nói là vi hành, hành có nghĩa là đi và vi là công khai, nhưng ở đây sự giễu cợt đã xuất hiện ngay từ trong nhan đề của bài thơ, với một lối cách nhằm đả kích mạnh mẽ về tinh thần của ông vua này.
Sự đả kích mạnh mẽ đã thấm sâu vào trong tinh thần của bài văn, với những việc làm chỉ mang tính chất ăn chơi, hưởng lạc, ông vua này đã dẫm lên sự nghèo khổ, bán đất nước của nước khác để có được cuộc sống tốt. Đó thực sự là một điều đáng khinh bỉ và phê phán một cách sâu sắc, trong mọi hoàn cảnh chúng ta đều thấy cách xây dựng hình tượng nhân vật của Hồ Chí Minh cũng mang đậm nét tố cáo và đang là hồi chuông cảnh tỉnh đối với một người đứng đầu đất nước, nhưng ông ta chỉ hành động như một kẻ bù nhìn, im lặng trước sự điều khiển của kẻ thù. Đó thực sự là một nỗi nhục lớn của dân tộc Việt Nam.
Trong câu chuyện các tình huống được tạo ra nhằm đang xâu chuỗi lại các vấn đề và sự việc được đề cập trong đó, mọi tình huống hoàn cảnh được tạo ra một cách logic và nó hợp với diễn biến của câu chuyện. Hàng loạt những chi tiết miêu tả điều đó đã thấm sâu trong tác phẩm với những câu chuyện vừa làm gây cười mà có ý nghĩa sâu sắc hơn đối với tất cả câu chuyện, những diễn biến mang tính chất sâu sắc và làm bộc bạch lên sự đả kích mạnh mẽ. Trong cuộc đối đáp giữa hai người Pháp chúng ta có thể thấy được sự khinh bỉ mạnh mẽ trong con người Pháp đối với tên vua bù nhìn này.
Mặc dù câu chuyện có sự hư cấu mạnh mẽ nhưng nó cũng đủ để tố cáo được kẻ thù, những hình ảnh đó được thể hiện một cách có giá trị và chi tiết trong bài, khi hình ảnh được xây dựng trong tác phẩm chỉ đều nhằm một mục đích tố cáo, những hình ảnh đó mang sức biểu trưng to lớn trong nghệ thuật của tác phẩm, giá trị của tác phẩm không chỉ dừng lại ở đó mà nó còn gợi lại cho người đọc bao kỉ niệm sâu sắc về những hình ảnh đặc sắc, những câu chuyện được nồng sâu vào tác phẩm. Giá trị đó gợi lên nhiều cảm xúc và mang đậm tính chất và giá trị của tác phẩm đối với nghệ thuật mạnh mẽ được sử dụng trong tài hoa của Người.
Thực dân Pháp là một đế quốc sừng sỏ và họ đã dùng những biện pháp mạnh để chi phối dân tộc Việt Nam, khi chúng đã đầu độc dân tộc ta bằng rượu và thuốc phiện đây là những loại thuốc gây ra tác dụng lớn đối với con người, những giá trị đó để lại cho con người những cảm xúc mạnh mẽ trong cuộc đời của tác giả, hình ảnh đó mạnh mẽ và đang thấm sâu vào trong kí ức của người Việt.
Mặc dù biết chúng đang dần đầu đọc và hành hạ dân tộc ta nhưng tên vua bù nhìn này lại là thủ phạm đứng đằng sau tất cả, những hành động bù nhìn khi phát hiện tội ác của kẻ thù đã làm cho dân ta cảm thấy bức xúc và vô cùng bức bối về mọi hoàn cảnh. Với nghệ thuật tài hoa, ngôn ngữ sắc sảo, và lối dẫn chuyện tạo tình huống tác phẩm đã được nâng lên mạnh mẽ với những nghệ thuật được sử dụng nhằm đả kích và phê phán tên vua bù nhìn của dân tộc. Những hình ảnh đó đã làm tăng lên giá trị của tác phẩm, những tình huống được tạo nên nhằm đả kích và phê phán mạnh mẽ tội ác của kẻ thù.
Những hình ảnh nổi bật của tên vua này được diễn tả qua những cuộc đối thoại giữa hai thanh niên người Pháp, cuộc du hành được diễn ra nhằm tố cáo tội ác của kẻ thù, những hình ảnh làm tăng lên giá trị và sức sống trong tác phẩm , khi nó tố cáo mạnh mẽ những hành động và sự khinh biệt của tất cả mọi người đối với tên vua này.
Hồ Chí Minh với nghệ thuật tạo hình, và lối viết phóng khoáng các tác phẩm của Người có ý nghĩa to lớn trong việc đả kích và phê phán mạnh mẽ tội ác của kẻ thù đối với dân tộc Việt Nam.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phân tích nghệ thuật châm biếm đả kích trong Vi Hành của Nguyễn Ái Quốc Văn mẫu lớp 12 Cánh diều tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.