Bạn đang xem bài viết Phân tích đánh giá nhân vật Quan Công trong Hồi trống Cổ Thành Văn mẫu lớp 10 Cánh diều tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Văn mẫu lớp 10: Phân tích đánh giá nhân vật Quan Công trong đoạn trích Hồi trống Cổ Thành gồm dàn ý và bài văn mẫu hay được tuyển chọn từ bài làm của các bạn học sinh giỏi.
Phân tích nhân vật Quan Công giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi kiến thức để biết cách viết bài văn phân tích nhân vật hay. Qua đó nhanh chóng hoàn thiện viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện đạt điểm cao. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: phân tích nhân vật Trương Phi, phân tích đánh giá nhân vật Dì Mây.
Dàn ý phân tích nhân vật Quan Công
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật Quan Công.
2. Thân bài
Cần đảm bảo các ý sau:
– Quan Công là một người trung nghĩa nhưng thể hiện theo cách riêng của mình, không máy móc và cứng nhắc như Trương Phi.
– Trong tình thế bị mắc lại ở trên núi, phải chăm sóc vợ con Lưu Bị cũng thà chết chứ không chịu hàng → tấm lòng trung nghĩa.
– Trong đoạn trích, Quan Công rơi vào tình thế trớ trêu: vượt qua 5 cửa quan của Tào Tháo để hội ngộ anh em nhưng bị Trương Phi nghi ngờ bội nghĩa và phản ứng quyết liệt
→ Cửa ải thứ 6 này khó khăn, ngặt nghèo hơn 5 cửa vừa vượt qua.
→ Nhiệm vụ: hóa giải mối nghi ngờ của Trương Phi, chứng thực lòng trung của mình.
– Quá trình minh oan, lấy lại lòng tin của Trương Phi:
- Khi Quan Công mừng rỡ tiến đến giáp mặt Trương Phi, Trương Phi hăm hở vác xà mâu đâm Quan Công, Quan Công hỏi lí do nhưng không thể thanh minh được nên cầu cứu hai chị dâu thanh minh cho mình. “Chuyện này em không biết, ta cũng khó nói, may có hai chị ở đây, em đến mà hỏi”.
- Từ tốn thuyết phục với cách xưng hô đầy yêu thương → tình nghĩa cả quá trình được đem ra để Trương Phi có thể lắng mình lại.
- Tự ra điều kiện để lấy lại lòng tin của Trương Phi: chém đầu Sái Dương, chấp nhận thêm điều kiện về thời gian của Trương Phi, nhanh chóng thực hiện.
- Bắt một tên lính Tào, kể lại đầu đuôi cho Trương Phi hiểu.
→ Quan Công khác Trương Phi. Nếu Trương Phi bộc trực, ngay thẳng, rạch ròi trắng đen. Quan Công là người trung nghĩa, tài năng, khôn khéo, bình tĩnh, gỡ được tình thế khó khăn.
→ Chính vì thế mới xứng đáng là anh của Trương Phi.
3. Kết bài
Khái quát lại nhân vật: Quan Công qua đoạn trích là con người độ lượng, từ tốn, khéo léo, khiêm nhường, biết cân nhắc trước khi hành động.
Phân tích nhân vật Quan Công
Có thể nói tiểu thuyết chương hồi là thể loại đạt được nhiều thành tựu nổi bật nhất trong kho tàng văn học thời Minh – Thanh ở Trung Quốc. Một trong những tác phẩm nổi tiếng thời kì này phải kể đến “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung. Một trong số những nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho người đọc phải kể đến Quan Công.
Lịch sử ghi chép lại rằng: Quan Công hay còn gọi là Quan Vũ (160 – 220) là một danh tướng sống ở cuối nhà Đông Hán, thời Tam Quốc. Tên chữ của Quan Vũ là Trường Sinh, sau đổi thành Vân Trường, sinh ra và lớn lên tại Giải Lương, Hà Đông (nay là Vân Thành, tỉnh Sơn Tây). Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị, là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi.Quan Vũ được đánh giá là người dũng cảm phi thường, đứng đầu toàn quân. Trong tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung, Quan Vũ là người đứng đầu trong số ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán, gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu.
Nhân vật Quan Công trong “Tam Quốc diễn nghĩa” Là người “tuyệt nghĩa”. Chữ “nghĩa” ở đây có 2 mặt: trung nghĩa (trung thành với vua, với lí tưởng của nhà Hán), tín nghĩa (lòng tin trong quan hệ anh em, bạn bè). Ông có cách thể hiện riêng của mình chứ không máy móc, cứng nhắc như Trương Phi. Trong tình thế bị mắc lại ở trên núi, phải chăm sóc vợ con Lưu Bị. Vì sự an toàn của chị dâu, Quan Công đã phải chấp nhận hàng Tào, núp dưới trướng của Tào Tháo. Hành động này cũng thể hiện tấm lòng trung nghĩa của ông. Trong đoạn trích “Hồi trống cổ thành”, Quan Công rơi vào tình thế trớ trêu: vượt qua 5 cửa quan của Tào Tháo để hội ngộ anh em nhưng bị Trương Phi nghi ngờ bội nghĩa và phản ứng quyết liệt. Cửa ải thứ 6 này khó khăn, ngặt nghèo gấp bội 5 cửa vừa qua. Nhiệm vụ của ông bây giờ là hóa giải mối nghi ngờ của Trương Phi, chứng thực lòng trung thành của mình.
Khi Quan Công mừng rỡ tiến đến giáp mặt Trương Phi, Trương Phi hăm hở vác xà mâu đâm Quan Công, Quan Công hỏi lí do nhưng không thể thanh minh được nên cầu cứu hai chị dâu thanh minh cho mình. “Chuyện này em không biết, ta cũng khó nói, may có hai chị ở đây, em đến mà hỏi”. Từ tốn thuyết phục với cách xưng hô đầy yêu thương, tình nghĩa. Tự ra điều kiện khắc nghiệt để lấy lại lòng tin của Trương Phi: chém đầu Sái Dương, chấp nhận thêm điều kiện về thời gian của Trương Phi, nhanh chóng thực hiện. Bắt một tên lính Tào, kể lại đầu đuôi cho Trương Phi hiểu. Quan Công khác Trương Phi. Nếu Trương Phi bộc trực, ngay thẳng, rạch ròi trắng đen. Quan Công là người trung nghĩa, tài năng, khôn khéo, bình tĩnh, gỡ được tình thế khó khăn. Chính vì thế mới xứng đáng là anh của Trương Phi.
Qua đoạn trích, ta thấy Quan Công là con người độ lượng, từ tốn, khéo léo, khiêm nhường, biết cân nhắc trước khi hành động. Đồng thời là một bậc trượng phu tuyệt nghĩa, trung thành, giàu lòng tự trọng, chấp nhận nguy hiểm đến tính mạng để bảo vệ danh dự, chữ tín của mình.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phân tích đánh giá nhân vật Quan Công trong Hồi trống Cổ Thành Văn mẫu lớp 10 Cánh diều tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.