Bạn đang xem bài viết Phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Chử Lầu Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể lớp 10 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Chử Lầu mang đến bài văn mẫu cực hay. Qua đó giúp các em học sinh có thể vận dụng, điều chỉnh và viết một cách tự tin chính xác hơn.
Qua bài văn mẫu phân tích Chử Lầu đã mang đến cho con người những giá trị vô cùng cao đẹp. Con người xưa không thụ động dựa dẫm vào thiên nhiên mà nỗ lực sáng tạo và trao dồi bản thân để hướng tới những nhận thức mới mẻ và sâu sắc, hướng tới một xã hội phát triển. Vậy sau đây là bài văn mẫu hay nhất mời các bạn đón đọc. Bên cạnh đó các bạn xem thêm Phân tích đánh giá chủ đề và đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Làm mẹ.
Dàn ý chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật truyện Chử Lầu
I. Mở bài
– Giới thiệu truyện Chử Lầu và khái quát nội dung chính.
– Nêu vấn đề cần nghị luận.
II. Thân bài
1. Đánh giá chủ đề
– Truyện viết ra cho ta thấy được khao khát muốn tìm hiểu và khám phá các hiện tượng tự nhiên của thế giới xung quanh.
– Giải đáp những thắc mắc về hiện tượng ngày và đêm về tuổi thọ của con người.
– Sự xuất hiện của cỏ cây mọc ngoài đồng lúc cần chăm bón và đợi ngày gặt hái (Lí giải qua phân tích các chi tiết trong truyện).
=> Truyện “Chử Lầu” đã cho thấy khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của con người trong những buổi đầu sơ khai.
2. Những nét nghệ thuật đặc sắc
– Nghệ thuật được sử dụng như tương phản để làm rõ nét thêm những giá trị của nội dung và chủ đề.
– Bức tranh trong truyện vẽ lên không quá cao xa hay sặc sỡ mà nó vô cùng đơn giản sử dụng những gam màu cơ bản và hình ảnh quen thuộc.
– Trí tưởng tượng bay bổng cùng lối tư duy đơn sơ nhưng lại rất logic, thời gian trong truyện mang tính ước lệ với không gian đa chiều.
– Các nhân vật đều mang những chức năng riêng cắt nghĩa và giải đáp các hiện tượng tự nhiên.
=> Nhờ vào đó người xưa thể hiện những mong ước chinh phục thế giới tự nhiên.
3. Giá trị tác phẩm
– Là những khát khao đẹp đẽ phản ánh nhận thức của con người, là khao khát truy tìm về cội nguồn cũng như giá trị hình thành của mình.
– Dẫu cho suy nghĩ của họ là từ những tư duy sơ khai xong họ vẫn luôn cố gắng từng ngày không ỷ lại và thiên nhiên, biết cách sáng tạo ra những cái mới hướng tới một tương lai tốt đẹp.
3. Kết bài
– Khẳng định giá trị chủ đề và nghệ thuật
Chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật truyện Chử Lầu
Có bao giờ bạn đặt cho mình những câu hỏi về những sự vật luôn hiện diện xung quanh chúng ta? Có lẽ hiện nay, với sự phát triển của các nghiên cứu khoa học, không khó để ta tìm ra để lời giải đáp cho những thắc mắc ấy. Thế nhưng, bạn đã thử tìm hiểu về cách lí giải cho chúng bằng những câu chuyện thần thoại chưa? Đó sẽ là một thế giới đầy kỳ bí, mới lạ khiến ta tò mò, thích thú. Truyện thần thoại “Chử Lầu” là một trong những tác phẩm giúp ta làm điều đó!
Thần thoại là những câu chuyện mà con người thời xa xưa sáng tạo ra rồi truyền miệng từ đời này sang đời khác. Ở thời điểm chưa có bất cứ cơ sở nào về khoa học,vũ trụ họ tự tìm cách lí giải cho vạn vật xung quanh mình bằng những suy nghĩ, niềm tin và trí tưởng tượng của riêng mình. Họ có cho mình những đức tin, vị thần mà họ cho rằng chính vị thần ấy đã tạo ra những điều đang hiện diện trên trần gian này.Câu truyện đã được các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Văn Nguyên và Đỗ Bình Trị nghiên cứu và tổng hợp lại thành văn bản vào trong” Tập 1: Văn học dân gian”. Cụ thể trong câu chuyện này, Chử Lầu là vị thần đã khai sinh ra mọi thứ. Ông tạo ra mặt trời và mặt trăng, soi rọi làm trái đất khô ráo rồi tạo ra bầu trời. Tiếp theo đó là tạo ra cỏ cây và muôn thú để làm nên thế giới tự nhiên đa sắc màu. Cuối cùng ông nặn ra con người, một sinh thể khác biệt và độc nhất. Ông thổi hồn vào chúng, cho ta sự sống, vạn vật từ đó mà sinh sôi, nảy nở. Chử Lầu đã ưu ái dành cho con người những điều giá trị và tốt đẹp nhất. Dẫu vậy, vì một vài sự cố, con người chúng ta đã đánh mất những đặc ân mà vị thần ấy ban tặng. Qua đó, cũng là sự giải thích về những quy luật cơ bản đang diễn ra hàng ngày trong cuộc sống của ta như: sự luân hồi chuyển kiếp, hiện tượng ngày và đêm, làm lụng vất vả để có được lương thực nuôi sống…Các hiện tượng, quy luật đơn giản, gần gũi giờ đây lại được giải thích một cách kỳ lạ nhưng lại vô cùng dễ hiểu.
Bằng tư duy sáng tạo và trí tưởng tượng bay bổng, lối phóng đại, cộng đồng người Việt xưa thật sự đã có cho mình những lời giải về thế giới tự nhiên, vô hình vô cùng huyền ảo, độc đáo. Ngay cả khi những nền tảng tri thức ít ỏi còn chưa được hình thành, con người chúng ta đã có thể sở hữu một thế giới tâm hồn hết sức rộng mở và đặc sắc. Điều đó cho thấy từ thời xa xưa, con người đã luôn nuôi dưỡng trong mình những khát khao mãnh liệt, muốn chinh phục thế giới và khẳng định chính mình. Nếu trong trí óc ta mang những khát vọng, hoài bão lớn lao, ta sẽ tìm cách nỗ lực để thực hiện mong muốn ấy.
Những tác phẩm văn học dân gian đóng vai trò vô cùng to lớn trong việc định hình bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Nền văn học đồ sồ ấy làm hiện lên sự đa dạng, phong phú trong văn hóa,lối sống của con người Việt Nam. Dẫu chưa được xác thực, nhưng những câu chuyện ấy vẫn cho thế hệ chúng ta hiện nay những hình dung, suy nghĩ về đời sống của tổ tiên, cội nguồn của ta. Dần dần, mỗi chúng ta cũng tự có cho mình những đức tin, truyền thống, giá trị mà dân tộc cố gắng phát huy, giữ gìn từ đời này sang đời khác. Dân tộc ta là những con người luôn sống với một tinh thần lạc quan, tâm hồn bay bổng, luôn nỗ lực không ngừng để cùng nhau đi đến một thế giới rực rỡ, tươi sáng hơn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Chử Lầu Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể lớp 10 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.