Bạn đang xem bài viết Phân tích bài thơ Dại khờ Xuân Diệu Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ lớp 11 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Phân tích bài thơ Dại khờ của Xuân Diệu mang đến bài văn mẫu cực hay, ấn tượng nhất.Qua đó giúp các em có thể tham khảo để nâng cao kỹ năng viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ hay.
Dại khờ của Xuân Diệu là một tác phẩm được nhìn bằng đôi mắt nhìn cảm quan của người từng trải và sự giác ngộ. Để hiểu rõ hơn về bài thơ mời các bạn cùng theo dõi bài văn mẫu phân tích Dại khờ trong bài viết dưới đây. Ngoài ra các bạn xem thêm bài văn mẫu cảm nhận về tình cảm nhân vật trữ tình trong bài thơ Áo cũ.
Phân tích bài thơ Dại khờ
Ngoài những bài thơ tình độc đáo, Xuân Diệu còn có những bài thơ mang đậm triết lý nhân sinh. “Dại khờ” là một tác phẩm như thế. Bài thơ là những nhận định về thế giới nhân sinh với một chuỗi những đau khổ do con người tự gây ra cho mình. Bằng tư duy và cảm quan của một người từng trải, Xuân Diệu đã cắt nghĩa những cái khổ con người hay vướng phải. Từ đó đặt ra con đường để giải thoát cho chúng sinh. Dù chưa rõ ràng, dù vẫn còn là lời bỏ ngỏ nhưng cũng khiến mỗi người đọc phải trăn trở làm sao để thoát được kiếp khổ trầm luân ấy.
Thơ Xuân Diệu có rất nhiều màu sắc, lúc thì yêu đương cuồng nhiệt đến tan cả đất trời, lúc thì hờ hững, lạnh nhạt đến hờ hững, vô tình, lúc lại mang đậm suy tư triết lý. Chính những mảng màu sắc đối lập ấy đã làm nên tên tuổi của nhà thơ Xuân Diệu. Bài thơ “Dại khờ” nằm trong mạch cảm hứng sáng tác mang tính triết lý về cuộc đời. Ở đó nhà thơ đặt ra rất nhiều những lý do khiến con người phải khổ. Cái khổ đầu tiên và cũng là lớn nhất của con người chính là cái khổ vì tình.
Người ta khổ vì thương không phải cách,
Yêu sai duyên, và mến chẳng nhằm người.
Với quan niệm của một người từng trải, đặc biệt là trong tình yêu, Xuân Diệu cho rằng cái khổ lớn nhất của con người chính là yêu không đúng người, là cố yêu dù không được đáp trả. Biết là như vậy nhưng trong tình yêu con người thường hay mù quáng, cố chấp, cố theo đuổi tình yêu dù biết sẽ không bao giờ được đền đáp. Cũng đau khổ còn vì nhiều lý do khác ngoài tình:
Có kho vàng nhưng tặng chẳng tùy nơi
Người ta khổ vì xin không phải chỗ…
Không phải chỉ nghèo khó, túng thiếu mới là khổ mà giàu có “có kho vàng” nhưng “cho không đúng nơi” cũng khổ; cầu xin không phải chỗ cũng khổ. Như vậy theo ông nguyên nhân của cái khổ cũng chính xuất phát từ quan điểm và cách ứng xử của mỗi người. Cách thể hiện tình cảm của con người không đúng chỗ, thiếu vắng đi sự hiểu biết và cũng chính vì điều này nên khiến con người rơi vào bi kịch. Và thế là hành trình của con người mãi không thể thoát được chữ “khổ”:
Đường êm quá, ai đi mà nhớ ngó!
Đến khi hay, gai nhọn đã vào xương.
Vì thả lòng không kiềm chế dây cương,
Người ta khổ vì lui không được nữa.
Là một người từng trải và tin vào Phật pháp nên Xuân Diệu rất hiểu về đại ý của Phật pháp. Phật pháp dạy rằng con người không nên tham, sân, si, con người không phải cứ xin cái gì là sẽ có cái đó. Khi không đạt được thì cũng đừng nên oán trách, than vãn số phận hoặc bất kỳ ai. Bởi vì sướng khổ trong cuộc đời, số phận của mỗi người là do con người tự quyết định
Người ta khổ vì cố chen ngõ chật,
Cửa đóng bưng nên càng quyết xông vào.
Rồi bị thương, người ta giữ gươm dao,
Không muốn chữa, không muốn lành thú độc.
Bằng mỹ cảm của người say thơ, bằng sự từng trải của cuộc đời, Xuân Diệu đã khắc hoạt tài tình những góc khuất của cuộc đời con người. Nhà thơ đã chỉ ra muôn vàn cái khổ đau chồng chất của con người mà nguyên nhân cũng do con người gây ra “khổ vì cố chen vào ngõ chật”, “ khổ vì cửa đóng chặt mà cứ cố xông vào”, “khổ vì bị thương mà không muốn chữa”… Tất cả cái khổ ấy đều là do con người cố chấp, không chấp nhận theo quy luật của tự nhiên, luôn muốn mọi thứ theo ý mình. Cũng có thể nói chính lòng tham, sự độc đoán của con người là mầm mống khiến con người mãi đau khổ. Tham sân si để được gì? Cuối cùng chỉ chuốc lấy khổ đau mà thôi.
Để góp phần truyền tải nội dung tư tưởng, bài thơ sử dụng thể thơ 8 chữ phù hợp việc diễn tả, biểu lộ cảm xúc mang tính triết lý. Phép điệp ngữ, liệt kê, hình ảnh ẩn dụ độc đáo.Thêm vào đó là ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh và đậm chất triết lý. Tất cả đã góp phần tạo nên một thi phẩm mang tính triết lý sâu sắc về cuộc đời, thể hiện tài năng của nhà thơ Xuân Diệu.
Vì lẽ đó “Dại khờ” của Xuân Diệu có thể xếp vào những tác phẩm để đời, làm nên tên tuổi của nhà thơ trong nền văn học Việt Nam.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phân tích bài thơ Dại khờ Xuân Diệu Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ lớp 11 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.