Bạn đang xem bài viết Những lưu ý khi chăm sóc trẻ trong mùa giá rét tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khi thời tiết chuyển giao mùa gần về Tết là lúc cái rét lạnh xuất hiện, nhiệt độ thấp là nguyên nhân lớn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Dưới đây là một vài lưu ý về hạ thân nhiệt bố mẹ hãy nhớ xem xét kỹ lưỡng để bảo vệ bé khỏe mạnh trong mùa đông này nhé!
Đối tượng có nguy cơ bị hạ thân nhiệt
Hạ thân nhiệt là tình trạng rất dễ bắt gặp ở trẻ nhỏ trong giai đoạn thời tiết trở lạnh, nhiệt độ xuống thấp. Cụ thể, có 4 nhóm trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao bị hạ thân nhiệt:
- Trẻ sinh non, sinh ngạt
- Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi
- Trẻ sống trong điều kiện không tốt, không được trang bị trang phục giữ ấm
- Trẻ mắc bệnh lý nhiễm trùng nặng
Nguyên nhân gây hạ thân nhiệt ở trẻ
Cứ mỗi đợt gió lạnh về, số ca trẻ nhỏ nhập viện do mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt về phổi, phế quản tăng đột biến. Không chỉ trẻ nhỏ, các bé sơ sinh cũng nằm trong nhóm nguy cơ mắc bệnh cao vào mùa gió rét về.
Vậy đâu là nguyên nhân khiến nhiều trẻ nhỏ dễ nhiễm lạnh đến thế?
Đối với các bé độ tuổi nhi đồng, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp nhưng không được giữ ấm kỹ lưỡng, thiếu quần áo ấm, mũ, găng tay,.. và tiếp xúc với gió lạnh từ 20 – 30 phút sẽ có nguy cơ nhiễm lạnh rất cao.
Nếu trẻ muốn ra ngoài trời chơi trong ngày gió lạnh bố mẹ nên trang bị trang phục giữ ấm đầy đủ con con. Trong tình trạng nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 5 độ C không nên cho trẻ nhỏ ra ngoài.
Dấu hiệu hạ thân nhiệt ở trẻ nhỏ bao gồm: Run rẩy cơ thể, da tái màu, trắng nhợt nhạt, mất phương hướng, giọng nói run, lắp bắp,..
Đối với trẻ sơ sinh, nhiệt độ môi trường là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Do cơ thể không tồn tại lượng mỡ dự trữ giúp cho việc giữ ấm nên khi nhiệt độ xuống quá thấp, thân nhiệt của trẻ sơ sinh rất dễ bị tác động.
Các dấu hiệu hạ thân hiện thường thấy ở trẻ sơ sinh bao gồm:
- Da nhợt nhạt hoặc đỏ tấy
- Toàn thân lạnh toát, lưng và các chi có tình trạng phù cứng bì
- Hạ huyết áp; nhịp tim chậm, rối loạn
- Trẻ không năng động, khóc yếu, bú kém, cử chỉ lơ mơ, chậm chạp
- Hạ đường máu
Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ trong mùa giá rét
- Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, chế độ ăn khoa học, đúng giờ đủ bữa
- Giữ ấm không gian sống trong gia đình, đóng kín cửa sổ, nhất là phòng ngủ và giường ngủ của trẻ, không bật máy lạnh quá thấp hoặc bật quạt hướng thẳng vào người
- Cho trẻ tắm sớm và tắm nước ấm trên 23 độ C, không tắm ngay sau khi đi ngoài trời về, sau khi tắm cần mặc quần áo ủ ấm vào ngay
- Cho trẻ mặc đầy đủ quần áo ấm, găng tay, khăn choàng, tất,.. khi ra ngoài trời để tránh gió lùa vào cơ thể.
- Đối với trẻ sơ sinh, nên tắm cho trẻ trong thời gian từ 10h – 10h20 hoặc 13h20 – 16h; chỉ tắm cho bé dưới 5 phút, thay tã và quần áo thường xuyên, sử dụng phương pháp ủ ấm da kề da để làm ấm cho bé.
- Khi trẻ có dấu hiệu bị hạ thân nhiệt, cảm, ho nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện, cơ sơ y tế uy tín để được thăm khám, tuyệt đối không tự chữa trị cho trẻ.
Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn hiểu hơn về tình trạng hạ thân nhiệt ở trẻ con trong mùa đông này, nắm rõ các lưu ý để có thể phòng tránh bệnh, bảo vệ con em khỏe mạnh nhé!
Nguồn bài viết: Báo Sức khỏe và Đời sống
Mua sữa bột các loại cho bé tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ:
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Những lưu ý khi chăm sóc trẻ trong mùa giá rét tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.