Bạn đang xem bài viết Những huyền thoại cầu lông Việt Nam tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Những huyền thoại cầu lông Việt Nam dưới đây là người đã truyền cảm hứng rất nhiều trong việc luyện tập thể thao, nâng cao sức khỏe. Đây cũng là những cái tên góp phần làm rạng danh nước nhà trên những đấu trường cầu lông thế giới. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chân dung những huyền thoại cầu lông Việt Nam trong bài viết dưới đây nhé.
- 1. Nguyễn Tiến Minh
- Tiểu sử
- Sự nghiệp
- Thành tích cá nhân
- 2. Nguyễn Hải Đăng
- Tiểu sử
- Thành tích cá nhân
- 3. Lê Đức Phát
- Tiểu sử
- Thành tích cá nhân
- 4. Phạm Cao Cường
- Tiểu sử
- Thành tích cá nhân
- 5. Đỗ Tuấn Đức
1. Nguyễn Tiến Minh
Tiểu sử
Nguyễn Tiến Minh (sinh ngày 12/02/1983), anh là tay vợt có lẽ là xuất sắc nhất lịch sử Việt Nam, không chỉ hiện tại mà hơn 15-20 năm qua.
Anh sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh trong một gia đình tương đối khá giả, đến với bộ môn cầu lông từ khá sớm. 10 tuổi anh đã đạt hạng nhất ở giải cấp phường.Tuy nhiên chỉ thực sự có tiếng vào năm 2004 khi anh đoạt chức vô địch giải quốc tế Malaysia Mở rộng vào tháng 11 năm 2004.
Là vận động viên đi lên chuyên nghiệp từ các giải phong trào, Tiến Minh không giống các vận động viên đẳng cấp cao khác khi anh dường như thiếu sự đào tạo bài bản từ nhỏ. Chính điều đó khiến anh thường xuyên bị hụt hơi trong các trận đấu, các giải đấu căng thẳng và kéo dài do thể lực không đảm bảo. Tuy nhiên, cũng chính vì lẽ đó mà Tiến Minh đã tự tìm cho mình những người thầy và những giáo án riêng, để từ đó cùng với năng khiếu bẩm sinh trở thành vận động viên khác biệt hoàn toàn với mọi vận động viên cầu lông khác ở Việt Nam.
Hiện tại, Tiến Minh đang thuộc biên chế của Sở Thể dục và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh
Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Những thông tin chi tiết về giải đấu cầu lông Việt Nam
Sự nghiệp
Được cha cho làm quen với cầu lông vào năm 10 tuổi, Tiến Minh ngay lập tức bị cuốn hút bởi môn thể thao này.
Có thể nói, ngay lập tức chàng trai 10 tuổi đã biết mình có một cơ duyên đặc biệt với môn thể thao này. Tình yêu với cầu lông của anh nhanh chóng chuyển thành một đam mê lớn lao khi vào năm 2001, lúc 18 tuổi, anh đã đưa ra quyết định: trở thành một vận động viên cầu lông chuyên nghiệp. Thay vì theo đuổi sự nghiệp học tập theo như mong muốn của gia đình. Quyết tâm này của anh ấy đã sớm được thể hiện ra bằng kết quả rõ rệt, khi mà anh ấy đã được chọn vào trong đội tuyển để thi đấu quốc gia trong cùng một năm. Tuy nhiên thực, vận động viên Nguyễn Tiến Minh chỉ được nhiều người biết đến khi mà vào năm 2002, lúc ở tuổi 19, anh đã xuất sắc chiến thắng lão tướng Nguyễn Phú Cường. Từ đó anh giành HCV nội dung cầu lông đơn nam giải vô địch quốc gia.
Năm 2002, Nguyễn Tiến Minh đã được chính thức thi đấu giải chuyên nghiệp và ưu tú lọt vào danh sách của Liên đoàn cầu lông thế giới BWF. Anh nổi tiếng hơn nữa vào năm 2004 khi đã giành chức vô địch Malaysia mở rộng vào tháng 11/2004.
Ngày 11 tháng 6 năm 2009, Tiến Minh gây bất ngờ tại giải cầu lông Singapore mở rộng 2009 khi vượt qua tay vợt số một thế giới ở thời điểm đó là Lý Tông Vỹ (Malaysia) với tỷ số 2-1. Tỷ số các set lần lượt là 24/22, 20/22, 21/19 để giành quyền vào tứ kết giải này và đây là bất ngờ lớn nhất tại giải. Tiếc rằng là tại tứ kết, anh đã không thể vượt qua tay vợt hạng 16 thế giới người Trung Quốc là Bào Xuân Lai, tay vợt sau đó đã đoạt chức vô địch. Với thành tích này, Nguyễn Tiến Minh đã lên được vị trí số 11 thế giới, song anh không giữ được vị trí này lâu và phải chịu ở vị trí thứ 15 ngay 2 tuần sau đó.
Ngày 25 tháng 7 năm 2009, tại giải Grand Prix Thailand Open, Nguyễn Tiến Minh đã xuất sắc đánh bại tay vợt chủ nhà là Boonsak Ponsana với tỷ số 2-0 (21/16, 21/13) trong trận chung kết qua đó giúp anh lần đầu tiên vào top 10 thế giới với vị trí số 9. Anh tiếp tục tham dự giải Nhật Bản mở rộng vào tháng 9 năm 2009. Nguyễn Tiến Minh lọt vào tới bán kết và một lần nữa gác vợt trước Bào Xuân Lai. Cuối tháng 9 năm 2009, Tiến Minh lần đầu tiên lên tới thứ hạng số 7 thế giới. Sau một thời gian dài thi đấu không thành công, tới tháng 3 năm 2010, Tiến Minh trở lại với vị trí số 7 và một tháng sau, anh vượt lên một bậc, trở thành tay vợt đứng thứ 6 trên thế giới theo xếp hạng của Liên đoàn Cầu lông Thế giới BWF. Ngày 2 tháng 12 năm 2010, Liên đoàn cầu lông thế giới (BWF) đã công bố bảng xếp hạng mới. Nguyễn Tiến Minh lần đầu tiên trong sự nghiệp lọt vào top 4 tay vợt mạnh nhất thế giới với số điểm 51.844 điểm (đây là thứ hạng cao nhất của anh cho đến hiện tại). Anh đã trở thành tay vợt đi vào lịch sử của môn cầu lông ở Việt Nam.
Anh là một trường hợp khá đặc biệt của cầu lông trên toàn thế giới. Nguyễn Tiến Minh, khởi đầu chỉ là một vận động viên phong trào, anh không được đào tạo bài bản, cũng không có HLV rèn giũa. Nguyễn Tiến Minh bằng niềm đam mê và ý chí mãnh liệt đã lọt vào top các tay vợt xuất sắc nhất.
Thành tích cá nhân
2. Nguyễn Hải Đăng
Tiểu sử
Nguyễn Hải Đăng là tay vợt sinh năm 2000, Hải Đăng được mệnh danh là “Momota Việt Nam”. Biệt danh này là do có phong cách và lối chơi khá giống với tay vợt số 1 thế giới người Nhật Bản, Kento Momota. Hải Đăng là cái tên thường xuyên xuất hiện trong những giải đấu lớn nhỏ trong nước và quốc tế. Sau khi liên tiếp vô địch trẻ quốc gia các năm 2017 và 2018, tay vợt trẻ này đã chính thức thi đấu chuyên nghiệp và nhanh chóng phát triển sự nghiệp cùng hai đàn anh Lê Đức Phát, Nguyễn Tiến Minh và thống trị nội dung đơn nam quốc gia.
Thành tích cá nhân
Khi 18 tuổi, Hải Đăng đã trở thành “hiện tượng” của lông Việt Nam khi liên tiếp dành những thành tích xuất sắc. Tại giải cầu lông quốc tế Việt Nam Open 2019, Hải Đăng đã đánh bại đối thủ hơn mình gần 300 bậc trên bảng xếp hạng thế giới là Lucas Claerbout ở vòng chính đơn nam và một tay vợt danh tiếng khác là Gergely Krausz (hạng 90 thế giới). Hiện Hải Đăng đang xếp hạng 234 trên bảng xếp hạng cầu lông thế giới.
Phong độ dâng cao không ngừng, Hải Đăng đang bền bỉ thi đấu tốt ở các giải đấu để “rượt đuổi tấm vé” tham dự Olympic 2020 (hiện hoãn sang năm 2021). Theo như lời của bà Huỳnh Ngọc Liên (thuộc Liên đoàn Cầu lông Việt Nam), sau một thời gian đàm phán, thương lượng, HLV đại tài Misbun Sidek đã nhận lời làm huấn luyện viên cho tay vợt trẻ sáng giá Nguyễn Hải Đăng. Huấn luyện viên Misbun Sidek chính là người có công phát hiện và nâng tầm tay vợt Lee Chong Wei lên đỉnh thế giới một thời vang tiếng.
Vận động viên cầu lông Việt Nam tài năng Nguyễn Hải Đăng tự hào là tay vợt duy nhất đại diện đất nước vượt qua vòng đấu loại trong mùa giải cầu lông quốc tế Việt Nam Open 2019. Giải đấu này được tổ chức ngay trên sân đội nhà tại nhà thi đấu Nguyễn Du (TP.HCM). Tay vợt trẻ tiếp tục có cơ hội thể hiện sự tiến triển thần tốc hơn nữa trong vòng thi đấu chính thức của mùa giải.
3. Lê Đức Phát
Tiểu sử
Lê Đức Phát sinh ngày 1/2/1998 tại Đồng Nai, hiện đang thi đấu trong màu áo Quân Đội. Lê Đức Phát sinh ra trong gia đình có truyền thống thể thao, cha là VĐV boxing Lê Văn Đức từng vô địch quốc gia năm 1988, 1989. Từ nhỏ được tiếp xúc và luyện tập boxing để theo nghiệp cha theo nghiệp cha nhưng không có năng khiếu nên bỏ dở và quyết định đi theo cầu lông. Năm 16 tuổi, anh mới chính thức tập chuyên nghiệp trong màu áo Quân Đội.
Thành tích cá nhân
Hiện tại, tay vợt này đang là hạt giống số 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng của Liên đoàn cầu lông thế giới BWF, Lê Đức Phát có đầy đủ mọi danh hiệu ở trong nước như vô địch các giải trẻ, Cúp CLB toàn quốc, giải Các cây vợt xuất sắc Quốc gia và Cá nhân Toàn quốc. Năm 2017, Lê Đức Phát đăng quang tại Pakistan, HCĐ tại Nepal các năm 2017 và 2018. Vị trí cao nhất trên bảng xếp hạng thế giới của tay vợt Quân Đội là 120, dự kiến sắp tới tài năng mới của cầu lông Việt Nam sẽ có những đột phá để lọt vào Top 100 thế giới.
Lê Đức Phát hiện đang chơi tấn công với sở trường là những quả gài cầu đập, hoặc phòng thủ phản công. Kỹ thuật ưng ý nhất của anh là những quả đập cầu cắm và tốc độ di chuyển nhờ sức trẻ. Tài năng của Quân Đội đang rất nỗ lực nhằm có cơ hội thể hiện thật tốt tại SEA Games 2022 ở sân nhà. Lê Đức Phát chia sẻ, anh dành mỗi ngày tập khoảng 6-7 tiếng. Sáng từ 8h30, Lê Đức Phát tập kỹ chiến thuật trong sân, chiều từ 15h30, anh bắt đầu tập các bài thể lực như chạy bộ, nhảy dây, gym, các bài tập sức mạnh và phản xạ…
4. Phạm Cao Cường
Tiểu sử
Phạm Cao Cường (sinh ngày 30 tháng 5 năm 1996) là một vận động viên cầu lông người Việt Nam. Anh được sinh ra một gia đình có 2 anh, Cao Hiếu và Cao Thắng, là 2 cựu vận động viên cầu lông của đội tuyển quốc gia. Cường bộc lộ tài năng của mình khi còn rất trẻ (ở tuổi 16), anh lọt vào top 8 ở giải cầu lông Vô Địch Quốc Gia ở thể thức đơn nam. Gia đình và sở thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh quyết định cho anh đi tập huấn ở Indonesia cùng huấn luyện viên Asep Suharno.
Thành tích cá nhân
5. Đỗ Tuấn Đức
Đỗ Tuấn Đức là vận động viên cầu lông Việt Nam đến từ Hà Nội. Anh sinh năm 1996, vẫn còn khá trẻ tuổi. Tay vợt tài năng này đã từng vinh danh huy chương đồng tại mùa Giải vô địch trẻ châu Á năm 2012 Gimcheon, Hàn Quốc. Anh chinh phục ngôi vị ở nội dung cầu lông đôi nam nữ phối hợp với Lê Thu Huyền. Đồng thời, năm 2016, anh vinh danh danh hiệu BWF Grand Prix đầu tiên tại Canada Open. Anh cũng chinh phục ngôi vị này ở nội dung đôi nam nữ với người đồng đội hiện tại Phạm Như Thảo.
BWF Grand Prix là mùa giải bao gồm hai cấp độ, là Grand Prix và Grand Prix Gold. Đây là hàng loạt những giải đấu cầu lông được Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF) công nhận trong danh sách những giải đấu lớn thuộc liên đoàn từ năm 2007.
Đỗ Tuấn Đức được đánh giá là người tiếp bước của danh thủ số một Nguyễn Tiến Minh. Anh có nhiều tiềm năng để trở thành cây vợt tượng đài của Việt Nam. Ở nội dung đánh đơn nam hay đôi nam nữ, Đỗ Tuấn Đức đều có thể phô diễn tài năng của mình. Anh khẳng định bằng những thành tích đã đạt được như: Huy chương đồng thiếu niên châu Á, giải BWF,….
Đăng bởi: Nguyễn Hải Đăng
Từ khoá: Những huyền thoại cầu lông Việt Nam
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Những huyền thoại cầu lông Việt Nam tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.