Bạn đang xem bài viết Những câu ca dao tục ngữ nói về tiết kiệm hay nhất tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tiết kiệm là đức tính cần có của mỗi người chúng ta. Khi mà bản thân chưa làm được gì cho gia đình, đất nước mà cứ mãi hoang phí, tiêu pha quá trớn thì của nào mà bù cho đủ. Tính tiết kiệm được nền giáo dục khai thác triệt để trong các câu hỏi, bài thi hay hiện diện trong sách giáo khoa môn đạo đức, ấy vậy mà cũng chưa có ai rèn luyện được đức tính này. Sau đây Wiki Cách Làm xin giới thiệu với các bạn bài viết tổng hợp các câu ca dao tục ngữ nói về tiết kiệm để các bạn thấy được giá trị của đức tính này và lưu lại truyền đến thế hệ con cháu sau này.
Ca dao tục ngữ nói về tiết kiệm đáng để học tập
1. Tiết kiệm sẵn có đồng tiền
Phòng khi túng lỡ không phiền lụy ai.
Câu ca dao này muốn đề cao tính tiết kiệm trong đời sống hằng ngày. Có mấy ai biếtrước được tương lai sẽ như thế nào, khi còn khỏe mạnh thì vẫn làm việc kiếm cơm ăn, nhưng ngã xuống thì ai sẽ lo chúng ta. Cho nên phải biết tiết kiệm để phòng hờ cho chuyện không may đến với mình.
2. Năng nhặt chặt bị.
Cuộc sống không tồn tại hai từ dễ dàng, hôm nay không giàu có nhưng ta biết tiết kiệm, chăm làm và để dành thì chẳng mấy chốc “túi” ta chóng đầy. Nếu cuộc sống khó khăn mà không biết tiết kiệm, cứ làm đâu tiêu đó thì biết bao giờ mới khấm khá được đây.
3. Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện.
Đây là câu nói hay mang ý nghĩa tiết kiệm được nhiều người truyền miệng nhất. Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện muốn nói đến thu nhập nhiều tiền nhưng không tiết kiệm thì xài cũng hết, chẳng bằng với kiếm ít tiền nhưng xài hoài chẳng hết đó mới là cái hay đáng học hỏi. Xài đúng lúc, để dành phần đủ cho tương lai chứ không nên hà tiện quá trở thành bần tiện.
4. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
Khi nói đến câu tục ngữ này, trong đầu các bạn sẽ liên tưởng đến hình ảnh đàn kiến nhỏ. Khi một con kiến nhỏ tìm được mồi thì khả năng tha về tổ là vô cùng giới hạn và mất thời gian, nhưng khi siêng năng làm việc kèm theo sự tiết kiệm không tiêu xài hoang phí thì dần dần của cải cũng trở nên đầy ắp. Các cụ ngày xưa dạy rất chí phải khi lấy hình ảnh đàn kiến nhỏ này ví vào câu tục ngữ trên.
5. Tích tiểu thành đại.
Tích tiểu thành đại là câu nói hay về đức tính tiết kiệm. Khi một con người tầm thường luôn tích cóp từng đồng thời gian sau sẽ trở nên nhiều tiền, lâu năm sau nếu giữ được đức tính đó sẽ giúp ta thành người giàu có, cứ thế mà phát triển lên. Theo như triết học thì tích tiểu thành đại có sự biến đổi về lượng (tiểu), đến một lúc nào đó dẫn tới biến đổi hoàn toàn về chất. (tiểu trở nên nhiều hơn, sau đó lại nhiều hơn nữa thay đổi cả cuộc sống của con người chúng ta).
6. Ăn ít no lâu, ăn nhiều chóng đói.
Nếu xét về mặt khoa học thì câu này có vẻ nghịch lý nhưng khi xét về đạo thì nó hoàn toàn chính xác. Ví dụ như chúng ta có một lượng gạo nhất định mà biết chia nhỏ ra nhiều phần để ăn vừa đủ, sự sống kéo dài thêm vài ngày. Nếu không biết kìm hãm mà cứ ăn vô độ thỏa thích thì ngày sau không có gì để ăn.
7. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.
Ta hiểu câu nói này như một lời khuyên quý giá về đức tính tiết kiệm trong cuộc sống. Trong hoàn cảnh khó khăn, miếng cơm manh áo khó tìm như đào lên một nén bạc, lúc này bản thân mỗi người phải tự biết tiết kiệm, ăn uống vừa đủ, sống giản dị khéo léo vậy mà ấm cả năm.
8. Ít chắt chiu hơn nhiều ăn phí.
Câu nói này có nghĩa là thà cầm trong tay số tiền ít rồi tiết kiệm chi tiêu, còn hơn là sau lưng có cả núi vàng mà hoang phí thì cũng sẽ lở. Câu ít chắt chiu hơn nhiều ăn phí phê phán những con người không biết tiết kiệm mà cứ tiêu xài bừa bãi thì không được đánh giá cao.
9. Ăn chắc, mặc bền.
Ăn chắc, mặc bền là câu nói hay về tính tiết kiệm rất phổ biến trong tầng lớp lao động nghèo. Ta lấy sức khỏe ra để làm việc kiếm về 5 đồng nhưng lại phục vụ cho việc ăn mặc xa xỉ hết 4 đồng thì làm sao mà khá được. Cứ giản dị trong cách ăn mặc, lịch sự ấm áp là được rồi không cần phải đua theo thời trang hay đến ăn trong các nhà hàng sang trọng. Bữa cơm đầy đủ dinh dưỡng mà không tốn quá nhiều tiền là được rồi.
10. Ăn phải dành, có phải kiệm.
Câu nói nhắc nhở ta biết siêng năng, tiết kiệm ở hiện tại để sau này tương lai không gặp nhiều khó khăn.
11. Góp gió thành bão.
Câu này có nghĩa tương đồng với tích tiểu thành đại, phải biết để dành thì mới có cơ hội tạo thành điều gì đó lớn hơn. Không nên kiếm đâu tiêu đó để rối hối hận cũng không kịp.
12. Của bền tại người.
Của bền tại người là câu nói hay về thành quả của sự tiết kiệm. Không thể đổ thừa cho hoàn cảnh, mọi người làm ta hoang phí mà hãy trách bản thân là chưa rèn luyện đức tính tiết kiệm thôi. Nhưng một khi đã tôi luyện thành sẽ mang lại nhiều điều bất ngờ trong cuộc sống.
13. Khi lành để dành khi đau.
Chẳng ai có thể cam đoan rằng mình mãi khỏe mạnh, không có bệnh tật ghé thăm. Cho nên luôn biết tiết kiệm khi còn khỏe mạnh để khi đổ bệnh không làm ra tiền còn có cái mà ăn.
14. Được mùa chớ phụ ngô khoai
Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng.
Đây là câu nói châm biếm những người không biết nhìn xa trông rộng, chỉ biết tiêu xài bừa bãi cho hiện tại khi đủ đầy. Nhưng nào ai biết được ngày mai ta sẽ như thế nào, có gạo mà ăn không cho nên nếu tiết kiệm được hãy cố tiết kiệm, mặc ai cười nhạo.
15. Ăn giả làm thật.
Khi còn sức khỏe ta phải lao động để kiếm tiền, tiết kiệm nhiều năm sau cuộc sống sẽ khá hơn trước. Chớ vội an xài thật nhiều mà không lao động bù lại thì cũng bằng không.
16. Con nhà Lính , tính nhà quan.
Con nhà lính tính nhà quan chê bai những con người nghèo hèn không biết tiết kiệm đòi học làm sang với người giàu. Cái bản tính đó ta bắt gặp được nhiều trong xã hội ngày nay, sẵn sáng bỏ ra nhiều tiền của để mua vật chất tiêu sản mang về cho nở mặt với người ta, đó là hành động tự mình đưa cổ vào thòng lọng chờ thắt gút lại.
17. Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn.
Câu nói khuyên ta nên biết tiết kiệm, gìn giữ những gì mình đang có để khi sa cơ thất thế cũng sẽ vượt qua. Làm người phải biết nhìn xa trông rộng, phòng ngừa những bất trắc của tương lai.
18. Ở đây một hạt cơm rơi
Ngòai kia bao hạt mồ hôi thấm đồng.
Hai câu ca dao trên muốn nhắn nhủ chúng ta sống phải biết tiết kiệm và biết ơn những người đã tạo nên thành quả để ta hưởng thụ. Không nên hoang phí để rồi đến ngày nào đó không có cái mà ăn.
19. Đi đâu mà chẳng ăn dè
Đến khi ăn hết lại ghè chẳng ra.
Hai câu trên thể hiện sự châm biếm đối với những người tham lam, ăn tiêu phung phí qua hình ảnh “ăn dè”, cho đến khi hết tài sản thì chẳng còn gì để mà ăn.
20. Heo kia chẳng vỗ thời to
Từng xu góp lại thành kho lúc nào.
Hành động bỏ tiền vào ống heo là sự tiết kiệm hay bắt gặp trong đời sống hằng ngày. Khi có đồng lẻ ta cẩn thận bỏ vào heo để dành, nhiều lần như thế ta cũng sẽ sở hữu được nhiều đồng xu và giá trị sẽ to hơn khoảng thời gian trước.
21. Làm người phải biết tiện tần
Đồ ăn thức mặc có ngần thì thôi.
Ý muốn nói những người đã đủ ăn đủ mặc thì nên dành dụm tiết kiệm, đừng nên tiêu xài phung phí.
22. Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm sông hương mặc người.
Hai câu ca dao thể hiện rõ tấm lòng chung thủy của người con gái cùng với tình yêu thương thắm thiết với chồng mình của người vợ tiết kiệm, không tiêu sài phung phí, căn bản.
23. Nên ăn có chừng, dùng có mực.
Đây là lời khuyên cũng như nhắc nhở ta nên ăn uống vừa đủ, tiêu xài vừa tầm theo căn bản đặt ra thì mới mong có dư để tương lai tránh khỏi nhiều điều rủi ro.
24. Thắt lưng, buộc bụng.
Câu tục ngữ này ý muốn nói đến tính tiết kiệm, chỉ nên xài đúng lúc không cần hoang phí. Như vậy không có nghĩa là hà tiện quá mức, mà phải tự mình suy xét khả năng tài chính của mình để có thể chi tiêu một cách hợp lý.
25. Chẳng lo trước, ắt lụi sau.
Khi lớn chúng ta nên nhận ra được nguyên tắc này, cổ nhân dạy không thừa đâu khi mà bản thân làm nhiều tiền đấy nhưng lại ăn xài phung phí, không tiết kiệm cho tương lai thì lỡ sa cơ người khác nhìn vào mà không thương tiếc đâu.
26. Một miếng khi đói, bằng một gói khi no.
Đây là câu tục ngữ rất nổi tiếng ở nước ta muốn nói khi khó khăn đói rách mà có ai thương mình cho mình miếng ăn thì sẽ cảm động. Nhưng khi đã giàu có rồi, chúc tụng nhau và tặng nhau những báu vật có giá trị ngàn vàng cũng không thể bằng cái thuở cơ hàn mà có người động lòng giúp đỡ. Vì thế ta nên trân trọng những người giúp đỡ mình trong lúc khó khăn và luôn tiết kiệm để phòng hờ tai họa không may.
Ngoài ra để tiết kiện bạn cần: Học cách tiết kiệm tiền hiệu quả
Sống ở trên đời ai mà không mong mình khá giả, được nhiều người nể trọng. Nhưng nhiều người cứ lầm tưởng rằng chi thật nhiều tiền người đời mới ca tụng, chỉ khi anh biết tiết kiệm làm cho cuộc sống đủ đầy mới khiến người người nể phục. Chúc các bạn có giây phút ngộ ra lẽ sống đúng đắn qua những câu ca dao tục ngữ về tiết kiệm mà Wiki Cách Làm đã sưu tầm ở trên nhé.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Những câu ca dao tục ngữ nói về tiết kiệm hay nhất tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.