Nhật thực là hiện tượng thiên văn khi quan sát ở Trái đất, thấy Mặt trăng che khuất Mặt trời. Nhật thực gần nhất diễn ra vào 25/10/2022.
Bạn đã nghe nhiều về hiện tượng nhật thực, nhật thực toàn phần hay một phần. Một khi hiện tượng này sắp xảy ra, chúng luôn tạo nên làn sóng quan tâm mạnh mẽ từ khắp mọi nơi trên Trái Đất và ai ai cũng mong muôn được chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn hiếm có này. Cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn tìm hiểu những thông tin thú vị.
Nhật thực là gì? Nguyên nhân xảy ra nhật thực
Nhật thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời trên cùng một đường thẳng và quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời.
Cụ thể,Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời trong khi Mặt Trăng lại chuyển động quanh Trái Đất. Với mỗi một chu kỳ của mình, Mặt Trăng đi vào vị trí nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời một lần. Do hai quỹ đạo lệch nhau khoảng 5 độ nên không phải lần nào Mặt Trăng cũng sẽ đi cắt qua đường nối giữa Trái Đất và Mặt Trời. Hay nói cách khác, có rất nhiều lần mặt trăng đi vào giữa thời điểm “trăng mới” (new moon). Đêm không trăng mới có một lần 3 thiên thể là Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất thẳng hàng với nhau.
Nhật thực năm 2022 xảy ra khi nào?
Từ nay đến hết năm 2022, hiện tượng nhật thực sẽ xảy ra vào ngày 25/10/2022. Lúc này sẽ là nhật thực một phần. Vị trí có thể nhìn thấy là Châu Âu, Nam/Tây Á, Bắc/Đông Phi và Đại Tây Dương. Tại Việt Nam không thể xem được hiện tượng này.
Phân loại nhật thực
Nhật thực toàn phần
Nhật thực toàn phần xảy ra khi đĩa tối của Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời, cho phép quan sát được vầng hào quang bao quanh Mặt Trời hay vành nhật hoa bằng mắt có dụng cụ bảo vệ. Trong thời gian xảy ra bất kỳ một lần nhật thực nào, chỉ có thể quan sát thấy nhật thực toàn phần từ một dải hẹp trên bề mặt Trái Đất.
Nhật thực một phần
Nhật thực một phần xảy ra khi Mặt Trời và Mặt Trăng không nằm chính xác trên cùng một đường thẳng, và Mặt Trăng chỉ che khuất một phần của Mặt Trời. Hiện tượng này thường được quan sát thấy ở nhiều nơi trên Trái Đất bên ngoài đường đi của nhật thực trung tâm.
Một số kiểu nhật thực chỉ có thể quan sát thấy như là nhật thực một phần, khi vùng bóng tối trượt qua một trong hai vùng cực Trái Đất và đường trung tâm lúc này không cắt qua bề mặt của Trái Đất.
Nhật thực hình khuyên
Nhật thực hình khuyên xảy ra khi Mặt Trời và Mặt Trăng nằm chính xác trên một đường thẳng, nhưng kích cỡ biểu kiến của Mặt Trăng nhỏ hơn kích cỡ biểu kiến của Mặt Trời. Vì thế Mặt Trời vẫn hiện ra giống như một vòng đai rực rỡ bao quanh Mặt Trăng. Thời gian diễn ra nhật thực hình khuyên lâu hơn nhật thực toàn phần nhưng cũng chỉ kéo dài trong vài phút.
Nhật thực lai
Nhật thực lai là kiểu trung gian giữa nhật thực toàn phần và nhật thực hình khuyên. Ở một số điểm trên Trái Đất, nó được quan sát thấy là nhật thực toàn phần, một số nơi khác nó lại là nhật thực hình khuyên. Thuật ngữ chung cho nhật thực toàn phần, hình khuyên hay nhật thực lai là nhật thực trung tâm. Nhật thực lai rất hiếm khi xảy ra.
Cách xem hiện tượng nhật thực an toàn
Việc quan sát nhật thực trực tiếp bằng mắt thường có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho mắt vì vậy người quan sát phải hết sức cẩn thận. Lưu ý những điều sau khi quan sát nhật thực như không được quan sát trực tiếp bằng mắt thường.
-
Quan sát nhật thực một cách gián tiếp hoặc sử dụng kính lọc chuyên dụng như kính lọc của thợ hàn mã số 14 hoặc kính lọc Mặt Trời từ các Câu lạc bộ Thiên văn học.
-
Việc quan sát nhật thực bằng kim râm (kính đen), phim chụp X-quang, ruột đĩa mềm, băng video không đảm bảo vì những loại này chỉ giảm độ sáng chứ không ngăn được các tia bức xạ có hại.
-
Chúng ta cũng có thể dùng một tấm bìa để hứng ảnh của Mặt Trời qua một chiếc ống nhòm hay kính thiên văn nhỏ, ngoài ra cũng có thể khoét một lỗ tròn nhỏ lên tấm bìa rồi quan sát ảnh của Mặt Trời xuyên qua lỗ tròn đó trên mặt đất.
Một vài câu hỏi thường gặp về hiện tượng nhật thực
Nhật thực xảy ra vào ban ngày hay ban đêm?
Vào ban ngày mới có khả năng mặt trăng nằm giữa trái đất và mặt trời, vậy nhật thực xảy ra vào ban ngày.
Nhật thực và nguyệt thực khác nhau như thế nào?
Vị trí tương đối
-
Nhật thực: Mặt trăng ở giữa khoảng cách từ Mặt trời cho đến Trái đất
-
Nguyệt thực: Trái đất ở giữa khoảng cách từ Mặt trời cho đến Mặt trăng
Thời điểm diễn ra
-
Nhật thực: Ban ngày, cần đeo kính để quan sát
-
Nguyệt thực: Ban đêm, có thể quan sát được bằng mắt thường
Địa điểm quan sát
-
Nhật thực: Ở một vài nơi nằm trong bóng tối hoặc bóng nửa tối Trái đất
-
Nguyệt thực: Có thể nhìn được từ bất cứ nơi nào ở nửa tối của Trái đất
Tần suất diễn ra
-
Nhật thực: Ít nhất 2 lần và tối đa là 5 lần trong 1 năm
-
Nguyệt thực: Chỉ xảy ra khoảng 1-2 lần trong năm, cứ 5 năm sẽ có 1 năm không diễn ra
Tham khảo thêm: Nguyệt thực là gì? Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi nào?
Hình ảnh đẹp về hiện tượng nhật thực
Tham khảo thêm: Nguyệt thực một phần là gì, xảy ra khi nào?
Trên đây là những thông tin liên quan đến hiện tượng nhật thật toàn phần mà chúng tôi đã tổng hợp được. Theo dõi những bài viết tiếp theo từ Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn để có thêm những thông tin hữu ích nhé!
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn