Viêm tai ngoài là một trong những căn bệnh thường gặp ở trẻ em. Hãy đọc bài viết dưới đây đẩy biết nguyên nhân và những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tai ngoài ở trẻ nhé.
Nhiều gia đình có trẻ bị mắc viêm tai ngoài nhưng cha mẹ không để ý đến triệu chứng nên không thể nhận biết và điều trị kịp thời. Vì vậy, chạ mẹ nào chưa rõ thì hãy đọc ngay bài viết sau để nhận biết nguyên nhân và dấu hiệu gây bệnh viêm tai ngoài ở trẻ.
Viêm tai ngoài là gì, nguyên nhân gây bệnh?
Viêm tai ngoài là hiện tượng nhiễm trùng niêm mạc ống tai phía bên ngoài. Căn bệnh này thường gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn hay bơi lội. Căn bệnh này còn có tên gọi khác là “tai của vận động viên bơi lội”.
Các dấu hiệu nhận biết viêm tai ngoài ở trẻ em
Viêm tai ngoài ở mức độ nhẹ
Ở mức độ nhẹ, bệnh viêm tai ngoài sẽ có một số dấu hiệu như sau:
- Ngứa trong tai.
- Dấu hiệu đỏ nhẹ ở bên trong ống tai ngoài.
- Khó chịu ở trong tai, đặc biệt khi ấn vào vị trí sưng ở phía trước tai.
- Xuất hiện dịch trong suốt, không mùi chảy ra ngoài lỗ tai.
Viêm tai ngoài mức độ vừa
Viêm tai ngoài mức độ vừa có một số dấu hiệu nhận biết như sau:
- Ngứa tai dữ dội.
- Thấy đau tai thường xuyên và nhiều hơn.
- Có nhiều dịch chảy ra ngoài ống tai.
- Tai bị sưng tấy, chảy dịch và tắc nghẽn.
- Khả năng nghe bị kém đi, có cảm giác tai bị bóp nghẹt.
Viêm tai ngoài mức độ nặng
Viêm tai ngoài ở mức độ nặng sẽ có những dấu hiệu như:
- Đau tai dữ dội, đau lan sang mặt, cổ hoặc bên đầu.
- Tắc nghẽn ống tai, tai ngoài đỏ hoặc sưng đau.
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ.
- Sốt.
Trẻ lớn có thể nhận biết và nói cho cha mẹ triệu chứng hay cảm giác mà chúng gặp phải. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ, bạn có thể nhận biết bằng một số dấu hiệu như sau:
- Trẻ khóc thét khi bạn xoa hoặc kéo tai của trẻ.
- Trẻ không phản ứng với một vài âm thanh.
- Trẻ tỏ ra cáu gắt, bồn chồn hoặc bị mất thăng bằng.
- Trẻ chán ăn, điều này có thể do trẻ đau tai khi nhai.
- Bạn có thể kiểm tra tai trẻ, nếu có mủ hoặc chảy dịch thì đây cũng có thể là dấu hiệu. mắc viêm tai ngoài.
Phòng tránh viêm tai ngoài ở trẻ em bằng cách nào?
Sau đây là một số cách phòng tránh có thể áp dụng:
- Lau sạch tai cho bé bằng khăn tắm sau khi bơi hoặc tắm.
- Không nên dùng tăm bông để làm sạch tai cho trẻ.
- Hạn chế để nước lọt vào tai bé khi tắm hoặc bơi.
- Không đưa các vật lạ vào trong tai trẻ.
- Nếu trẻ dễ mắc viêm tai giữa, bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn dùng thuốc nhỏ vào tai để phòng ngừa.
Ngoài những cách làm trên, cha mẹ cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ để nâng cao sức khỏe và tăng sức đề kháng.
Trên đây là nguyên nhân và những dấu hiệu gây viêm tai ngoài ở trẻ mà các bậc cha mẹ cần lưu ý. Ngoài ra bài viết cũng đưa ra một số biện pháp để phòng tránh bệnh viêm tai ngoài cho trẻ, cha mẹ hãy tham khảo nhé!
Mua sữa bột các loại cho bé tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn:
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn