Bạn đang xem bài viết Nguyên nhân và cách khắc phục Smartphone bị nóng tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nóng máy trong quá trình sử dụng là một điểm thường gặp nhất đối với người dùng Smartphone. Các bạn cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn tìm hiểu nguyên nhân và khi nào cần lưu ý khi smartphone bị nóng trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân làm cho smartphone ấm hơn khi sử dụng
Nguyên nhân điện thoại ấm lên khi sử dụng nằm ở qui tắc vật lý cơ bản: chuyển động tạo ra nhiệt lượng. Khi smartphone hoạt động các phần tử bên trong máy di chuyển liên tục nên sinh nhiệt. Lượng nhiệt mà điện thoại thông minh của bạn tạo ra phần lớn tỷ lệ thuận với lượng điện di chuyển qua nó.
Ví dụ như khi bạn chơi một game nặng đòi hỏi chức năng xử lý đồ họa và trung tâm máy cùng hoạt động, cả hai đều nằm trên cùng hệ thống trên chip thì lúc này máy sẽ nóng lên do cần nhiều năng lượng hơn để hoạt động.
Smartphone ấm hơn là điều bình thường vì đó là do cơ chế hoạt động của máy. Bạn chỉ nên lo lắng khi máy nóng bất thường, gây tụt pin quá nhanh, gây khó chịu và có khả năng hư hại cho máy thì đó là lúc bạn cần tìm nguyên nhân để khắc phục.
Nguyên nhân làm cho smartphone nóng bất thường
Về cơ bản smartphone được thiết kế đặc biệt để xử lí khi nhiệt độ cao. Khi nhiệt độ cao đến mức có khả năng gây hại cho máy, tốc độ xử lí sẽ bị giảm đi, máy hoạt động chậm hơn là một dấu hiệu cho thấy nhiệt độ vượt ngưỡng cho phép. Một số smartphone có cảnh báo để bạn ngừng sử dụng máy cho tới khi nhiệt độ trở lại bình thường.
Nguyên nhân gây nóng máy thường là do quá tải phần cứng, cấu hình máy yếu nhưng lại tải những chương trình quá nặng như game đồ họa hay xem video trong thời gian dài.
Một nguyên nhân khác là máy phải chạy nhiều chương trình cùng một lúc, chạy các tính năng bổ sung làm nóng máy. Và vì bất cứ lí do gì, bạn đều phải kiểm tra kết nối của máy như wifi, bluetooth, sạc pin,… tất cả đều cần năng lượng, điện đi qua máy nhiều hơn gây nóng chíp xử lí, nóng pin.
Người dùng sử dụng thẻ SD cũ, pin quá cũ, pin hay sạc điện thoại không chính hãng cũng là nguyên nhân gây nóng máy.
Các yếu tố từ bên ngoài gây nóng máy như: để điện thoại dưới ánh nắng mặt trời, gần nguồn nhiệt như cạnh bếp, lò nướng,…
Nếu bạn không dùng điện thoại quá mức và điện thoại vẫn quá nóng thường xuyên, đó có thể là một sự cố phần cứng và điện thoại của bạn cần sửa chữa.
Một số cách khắc phục điện thoại Android bị nóng máy
- Tránh để điện thoại nơi có nhiệt độ cao
Để khắc phục tình trạng điện thoại Android bị nóng máy thì một trong những điều bạn cần làm đó là hãy để điện thoại tránh xa những nơi có nhiệt độ cao vì khi thường xuyên để điện thoại ở gần những nguồn phát ra nhiệt độ cao thì máy sẽ bị ảnh hưởng và nóng lên, khiến cho tuổi thọ của điện thoại bị suy giảm.
- Không nên vừa sạc vừa sử dụng máy
Thói quen vừa sạc vừa sử dụng không chỉ là giảm tuổi thọ của pin điện thoại mà còn có thể khiến điện thoại bị nóng lên. Vì thế, bạn nên tránh hoặc giảm thiểu tối đa việc sử dụng điện thoại khi đang sạc pin. Chưa kể khi vừa sạc điện thoại vừa sử dụng còn có thể dẫn tới tình trạng cháy nổ rất nguy hiểm.
- Chơi Game hay xem video trong thời gian dài
Chơi game là cách bạn làm nóng điện thoại của mình nhanh nhất, và nếu cứ liên tục chơi game trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến các bộ phận bên trong máy. Do đó để tránh cho máy bị nóng lên bạn chỉ nên sử dụng máy trong một thời gian ngắn. Khi thấy điện thoại bắt đầu nóng lên thì bạn nên ngưng việc sử dụng máy để nhiệt độ của máy giảm xuống sau đó mới tiếp tục sử dụng.
- Tháo bao da điện thoại khi sạc pin
Bao da điện thoại tuy đẹp và giúp bảo vệ điện thoại nhưng cũng là nguyên nhân khiến cho điện thoại bị nóng lên khi sạc pin. Để tránh tình trạng điện thoại bị nóng bạn nên gỡ bao da điện thoại ra khi sạc pin.
- Không sử dụng thẻ SD cũ cho máy
Việc sử dụng thẻ SD cũ, máy sẽ phải hoạt động nhiều hơn, từ đó dẫn đến việc máy bị nóng nhiều hơn. Với trường hợp này, cách khắc phục tốt nhất là bạn hãy thay một chiếc thẻ nhớ mới để điện thoại có thể chạy ổn định hơn.
- Giảm độ sáng màn hình
Giảm độ sáng màn hình giúp tiêu hao ít năng lượng hơn vì máy không phải hoạt động nhiều đồng thời cũng làm giảm nhiệt độ của điện thoại.
- Không mở nhiều tính năng khi không cần thiết
Việc mở quá nhiều tính năng cũng như ứng dụng làm điện thoại phải hoạt động quá mức bình thường, làm máy nóng nhanh hơn. Cho nên tốt nhất bạn hãy tắt những tính năng và ứng dụng không cần thiết khi không cần đến nó.
- Sử dụng cáp sạc chính hãng khi sạc pin
Việc sử dụng cáp sạc lô, kém chất lượng ở bên ngoài cũng làm nóng máy, thậm chí có thể hư hỏng hay cháy máy. Vì thế, tốt nhất bạn nên sử dụng cáp sạc chính hãng.
- Sử dụng ứng dụng để kiểm soát nhiệt độ máy
Có những ứng dụng có sẵn trên Cửa hàng Play như Greenify một ứng dụng miễn phí có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề quá nhiệt trên điện thoại cũng như kéo dài tuổi thọ pin.
Nếu có thắc mắc nào trong quá trình thực hiện, bạn để lại bình luận dưới đây, Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn sẽ trả lời giúp bạn.
Siêu thị Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nguyên nhân và cách khắc phục Smartphone bị nóng tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.