Bạn đang xem bài viết Nguyên nhân nào khiến con yêu ho về đêm và cách khắc phục tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho vào ban đêm, hầu hết đều khiến trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc và ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm.
Cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và cách cải thiện tình trạng trẻ ho về đêm qua bài viết sau!
Nguyên nhân khiến trẻ ho về đêm
Chảy dịch mũi
Tình trạng chảy dịch mũi có thể xảy ra khi trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp hay bị dị ứng với một tác nhân nào đó. Theo đó, các chất dịch nhầy trong mũi sẽ có thể chảy xuống cổ họng do tư thế nằm vào ban đêm và gây ngứa ở cổ họng khiến trẻ bị ho.
Ho gà
Ho gà là một bệnh lý phổ biến khiến trẻ bị ho vào ban đêm, nếu hệ miễn dịch của bé yếu sẽ có thể gây nôn mửa, các cơn ho tăng lên dẫn đến nguy hiểm sức khỏe.
Viêm thanh khí phế quản
Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi, bệnh gây ho khan nhất là vào ban đêm, thậm chí gây khó thở, sốt và khàn tiếng.
Viêm phổi
Trẻ có hệ miễn dịch còn non yếu nên dễ mắc phải các virus, vi khuẩn, nấm, bụi gây viêm phổi. Trẻ có xu hướng ho nhiều về đêm, thở gấp, nôn, đau ngực và sốt nếu bị viêm phổi.
Bên cạnh đó, nếu gặp phải thời tiết có nhiệt độ xuống thấp, các tác nhân như bụi, lông động vật,…cũng có thể khiến trẻ bị ho vào ban đêm.
Hen suyễn
Khi trẻ bị hen suyễn sẽ có dấu hiệu ho và thở khò khè khi trời tối, bên cạnh đó trẻ còn có các dấu hiệu như:
- Ngực căng tức, khó thở.
- Thở nông và nhanh.
- Ho nhiều hơn khi tiếp xúc với khói, phấn hoa, bụi.
Trẻ bị ho khi nào cần đến bệnh viện?
Thông thường, tình trạng trẻ bị ho vào ban đêm sẽ được cải thiện rõ rệt nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu trẻ bị ho kèm một số triệu chứng nguy hiểm khác thì bố mẹ nên đưa con nhanh chóng đến bệnh viện nhé:
- Ho kéo dài hơn 1 tuần không có dấu hiệu khỏi
- Trẻ bỏ ăn, khó nuốt, khó bú
- Ho ra máu
- Ho kèm sốt kéo dài
- Ho và nôn mửa không giảm
- Cổ họng bị sưng hạch, co giật
Cách cải thiện tình trạng trẻ ho về đêm
Để cải thiện tình trạng trẻ ho về đêm giúp trẻ có giấc ngủ dễ chịu, thoải mái thì bố mẹ có thể áp dụng những cách sau:
- Dọn phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát, loại bỏ những tác nhân có thể gây dị ứng như bụi bẩn, lông động vật,…
- Cho bé nằm gối cao hơn.
- Cho bé uống nhiều nước hơn, ưu tiên nước ấm để giữ ấm cổ họng, cải thiện đường thở.
- Nên dùng thêm máy tạo độ ẩm không khí để cải thiện tình trạng ho, khó thở, giảm chất nhầy.
- Trước khi ngủ thì bố mẹ nên dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho bé.
- Khi ngủ nên giữ ấm cho trẻ, nhất là ở cổ, tay, chân và ngực. Có thể dùng dầu gió thoa vào lòng bàn chân, bàn tay, bụng,…
- Không nên cho trẻ ăn tối muộn hay quá no, vì ăn không tiêu sẽ gây trào ngược khiến trẻ bị ho ban đêm.
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin về tình trạng ho về đêm thường gặp ở trẻ mà nhiều phụ huynh quan tâm. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn!
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nguyên nhân nào khiến con yêu ho về đêm và cách khắc phục tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.