Bạn đang xem bài viết Nguồn gốc, đặc điểm và ý nghĩa của cây trứng gà tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cây trứng gà hay còn gọi là Lêkima là loại cây có nhiều tác dụng trong đời sống, tốt cho sức khỏe. Cũng bởi lẽ đó mà không ít gia đình lựa chọn cây lêkima để trồng trước nhà. Hãy để Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn giúp bạn tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm và ý nghĩa của loại cây này nhé!
Giới thiệu về cây trứng gà
Cây trứng gà (hay Lêkima) thuộc họ Hồng xiêm, là tên gọi một loại cây ăn quả có nguồn gốc từ vùng núi Andes ở Nam Mỹ.
Mọi người gọi là cây trứng gà bởi khi chín thì quả có màu sắc, hương vị bùi bùi gần giống với lòng đỏ quả trứng gà khi đã luộc chín. Điều đặc biệt hơn là loại quả này không bao giờ có sâu.
Cây trứng gà ưa khí hậu nóng ẩm và chịu rét tốt được người dân trồng chủ yếu ở vùng núi. Đặc biệt, khí hậu miền Nam là phù hợp với cây lêkima nhất, chính vì thế cây trồng tại đây có năng suất cao.
Cây trứng gà thuộc dòng thân gỗ, cây nhỏ – trung bình, cao 12-18m, cây phân nhiều nhánh và cành rất chắc khỏe. Lá thuôn và có hình mũi mác, có màu xanh đậm, nhẵn và dày, dài từ 9-15 cm.
Hoa cây trứng gà nhỏ, mọc đơn độc ở nách lá, có màu vàng xanh, có mùi thơm dễ chịu, hoa ra quanh năm.
Quả trứng gà có hình bầu dục hay hình quả trứng, thịt quả có màu vàng, ngọt, béo ngậy, khi ăn có vị giống trứng gà. Hạt của quả trứng gà rất to, có màu nâu sẫm và bóng láng.
Ý nghĩa phong thủy cây trứng gà
Về yếu tố thẩm mỹ: Cây trứng gà có lá xanh quanh năm, lại có thể tạo bóng mát, màu sắc của quả khi chín màu vàng vô cùng nổi bật, giúp không gian thêm thẩm mỹ. Hơn nữa, cây trứng gà khi trồng trước nhà sẽ làm tăng khả năng lọc không khí, tạo môi trường trong lành, tốt cho sức khỏe.
Về phong thủy: Hiện tại, chưa có tài liệu phong thủy nào ghi chép lại cây trứng gà mang ý nghĩa xấu trong phong thủy. Vì thế, các gia đình có thể yên tâm trồng cây trứng gà.
Công dụng của cây trứng gà đối với đời sống
Cây trứng gà được trồng ở rất nhiều nơi bởi quả trứng gà mang giá trị dinh dưỡng và còn tốt cho sức khỏe.
Tốt cho hệ tim mạch
Quả trứng gà có thể tăng cường lưu thông máu, tạo ra tế bào hồng cầu trong máu, kích thích cơ chế hoạt động của hệ thần kinh, ngăn các chứng giảm cholesterol, bệnh béo phì.
Tăng cường hệ miễn dịch
Trong quả trứng gà có hàm lượng vitamin C rất lớn, nhờ đó mà tăng cường sức đề kháng.
Chống viêm, chữa lành vết thương
Trong quả trứng gà có chứa nhiều hoạt chất có thể chống viêm, làm vết thương nhanh lành nhờ thúc đẩy quá trình tái tạo mô. Beta carotene từ bột quả trứng gà có tác dụng khử động cho cơ thể.
Giúp làm trắng da
Chiết xuất vitamin trong quả trứng gà giúp chống lại sự ảnh hưởng từ các tia UVA/UVB.
Chống lại sự lão hóa, ung thư
Nhà nghiên cứu Leonel Rojo (Đại học Rutger) trong Hội nghị Chuyển giao công nghệ thẩm mỹ được tổ chức bởi Hiệp hội Hóa Mỹ Phẩm New York (NYSCC) đã trình bày đặc tính chống lão hóa và chữa lành vết thương của tinh dầu hạt lêkima. Theo ông, tinh dầu hạt trứng gà có thể giúp chống lão hóa, làm gia tăng sự phát triển và tồn tại của elastin – chất giúp ngăn ngừa nếp nhăn trên da.
Bổ sung chất sắt cho cơ thể
Sắt trong trái trứng gà là một chất khoáng đa năng. Chúng giúp vận chuyển oxy đến các bộ phận trong cơ thể để duy trì đàn hồi, tăng cường trí nhớ, ổn định tinh thần.
Cách trồng và chăm sóc cây trứng gà
Kỹ thuật trồng
Cây trứng gà thường được trồng nhân giống bằng hạt, hoặc bằng phương pháp nhân giống vô tính như: giâm, chiết, ghép cành để mang lại năng suất cao hơn.
Cây có thể được trồng trên nhiều loại đất khác nhau.
Để cây trồng phát triển tốt nên trộn phân với đất bột cho vào hố, đặt bầu cây vào giữa hố, lấp đất phủ kín mặt bầu.
Khi cây bắt đầu bén rễ thì bắt đầu bón thúc bằng phân chuồng ủ pha loãng theo tỉ lệ ⅕ : ⅓ và luôn tưới nước để giữ ẩm cho cây.
Kỹ thuật chăm sóc
Cần phải giữ ẩm cho cây trứng gà bằng cách phủ rơm rạ quanh gốc và che nắng cho cây nếu thời tiết nắng gắt.
Trong mùa khô, cần cung cấp đủ nước cho cây trứng gà vào lúc trái đang lớn và lúc trái sắp chín, xới phá váng sau những cơn mưa lớn.
Bạn cần làm cỏ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9. Một năm cần xới gốc 2-3 lần. Sau 1 tháng cây hồi thì tiến hành bón thúc bằng phân đạm pha loãng (1%), cứ 1-2 tháng tưới một lần.
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn mong rằng với những chia sẻ bổ ích về cây trứng gà đã giúp bạn dễ dàng tiếp cận và hiểu rõ hơn công dụng, ý nghĩa và cách trồng của loại cây này. Xin chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khoẻ!
Có thể bạn quan tâm:
>> Chi tiết cách trồng dưa lưới đúng kỹ thuật, năng suất cao
>> Chi tiết cách trồng và chăm sóc dâu tây tại nhà cho trái đỏ chín mọng
>> Độc lạ cách trồng gừng không cần đất
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nguồn gốc, đặc điểm và ý nghĩa của cây trứng gà tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.