Bạn đang xem bài viết Ngoài lồng đèn, còn có các loại đồ chơi khác trong tết trung thu tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Các món đồ chơi trung thu truyền thống Việt Nam Từ không chỉ để giải trí mà ông cha ta còn xem đó là công cụ giáo dục, là lời nhắn nhủ, là thứ nuôi dưỡng tâm hồn thế hệ trẻ. Đó là đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ, tò he.. tất cả đều được làm từ nguyên liệu có sẵn gần gũi với thiên nhân, cây cối. Bài viết dưới đây có thể sẽ giúp bạn hiểu hơn về các món đồ chơi truyền thống trong tết trung thu ngoài lồng đèn, bắt đầu nhé!
Đèn kéo quân
Đèn kéo quân là món đồ chơi yêu thích và quen thuộc của trẻ em Việt xưa khi trung thu về. Trong mắt trẻ nhỏ ngày xưa đèn kéo quân thật nhiệm màu, độc đáo khiến tất cả phải say mê nó. Nhắc đến đèn kéo quân ta nghĩ ngay đến chiếc đèn hình trụ được làm bằng giấy bao quanh một khung tre, loại đèn tưởng chừng như bình thường nhưng lại rất sống động khi nó biết “kể chuyện”.
Có thể xem đèn kéo quân là trò chơi “vui mà học”, chiếc lồng kéo biết xoay tròn, kéo theo biết bao nhiêu là hình hay dân gian còn gọi là các “quân”. Nó dạy các em về lịch sử, giáo dục lòng yêu nước. Nên không khó để có thể thấy hình ảnh dán trên đèn thường là các đoàn quân xung trận đánh giặc hoặc là những câu chuyện nói về việc nghĩa. Ngày nay, đèn kéo quân còn có thể thắp sáng bằng pin và có môtơ hỗ trợ cho đèn quay được.
Đèn cù
Đèn cù còn có tên gọi khác là đèn ông sư – là một trong những món đồ chơi truyền thống có mặt trong thời thơ ấu của bao thế hệ đi trước. Sở dĩ gọi nó là đèn cù vì khi chơi nó quay như cái cù.
Mất rất nhiều công đoạn để làm ra được món đồ chơi này. Từ chẻ nứa, vót nan đến làm bánh xe, giấy dán bóng màu. Tiếp đến là công đoạn vẽ trang trí cho đèn bằng sơn, buộc lõi dây thép và cắm vào đai đèn một bên bánh xe để khi bánh xe chuyển động đèn có thể xoay theo.
Trống ếch
Trống ếch là bộ trống nhỏ gồm có từ 3, 5 đến 7 chiếc, đặc biệt luôn phải có 1 trống cái trong bộ còn lại là trống con. Trống ếch cũng như nhiều loại trống khác, gồm có tang trống và mặt trống. Tang trống làm bằng gỗ mít được bào nhẵn, mặt trống được làm bằng da bào mòn. Khi làm xong trống mang đi phơi nắng cho mặt trống căng thêm. Trong đêm trung thu tiếng trống ếch có sức hút đặc biệt với đám trẻ con. Khi gõ trống phát ra tiếng “cắc, tùng” rất to và vang xa, tạo nên sự rộn ràng, tưng bừng và củng mang lại hương vị ngày Tết thiếu nhi.
Mặt nạ giấy bồi
Mặt nạ giấy bồi đã từng có một thời gian là món đồ chơi trung thu đã sắp bị biến mất chỉ vì bị lấn át bởi những đồ chơi hiện đại, các lồng đèn điện tử đầy đủ sắc màu và âm nhạc đến từ Trung Quốc. Mùa trung thu năm nay, những chiếc mặt nạ giấy bỗng dưng hot trở lại và xuất hiện với những hình ảnh quen thuộc như: ông Địa, chú Tễu, Thị Nở,.. ngoài ra còn có hình ảnh của những nhân vật quen thuộc trong cổ tích để các em thiếu nhi thoải mái hóa thân, biến mình thành các nhân vật yêu thích trong ngày trăng tròn.
Tiến sĩ giấy
Tiến sĩ giấy thường được bày cùng mâm ngũ quả vào dịp Tết Trung thu với mong muốn rằng con cái trong gia đình luôn học hành giỏi giang, sau này thành công, đỗ đạt cao, mang lại vinh hoa phú quý cho cả gia đình. Do đó, trong đêm trăng rằm, tiến sĩ giấy luôn được đặt trang trọng bên mâm ngũ quả dùng để cúng trăng.
Tò he
Chắc chắn tò he từng là món đồ chơi của rất nhiều người. Giữa muôn vàn đồ chơi trung thu truyền thống giúp tăng độ sôi động, náo nhiệt và hoạt bát của trẻ em thì tò he là thứ đồ chơi hướng đến sự khéo léo, tỉ mỉ. Tò he là việc làm ra những nhân vật cổ tích như chú cuội, chị hằng hoặc những con thú đáng yêu như thỏ ngọc,…
Từ những nguyên liệu quen thuộc và đơn giản, dễ kiếm như bột gạo nếp, phẩm màu tự nhiên, que tre cùng với sự sáng tạo, đôi tay khéo léo, người thợ sẽ tạo hình ra được những con tò he đủ mọi hình dáng và với nhiều cung bậc cảm xúc trên khuôn mặt.
Dù đã tồn tại rất lâu, nhưng đến giờ tò he vẫn là món đồ chơi trung thu dân gian còn tồn tại đến ngày hôm nay và phát triển mạnh mẽ.
Đêm trăng tròn đã sắp đến, ngoài lồng đèn, bạn đã chuẩn bị gì cho mình thêm về các loại đồ chơi truyền thống để đêm trung thu thêm rực rỡ chưa? Nếu chưa thì hãy thử các loại đồ chơi truyền thống khác vào năm nay xem thử thế nào nhé!!
Nguồn: dulichvietnam
Bạn sẽ quan tâm:
- Những ý tưởng trang trí cho mâm cỗ trung thu
- Vì sao đến rằm tháng 8 là phải ăn bánh trung thu? Nguồn gốc và ý nghĩa của chiếc bánh trung thu
- Các bài nhạc múa lân trung thu hay nhất cho bé
Kinh nghiệm hay Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngoài lồng đèn, còn có các loại đồ chơi khác trong tết trung thu tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.