Bạn đang xem bài viết Nghị luận trình bày ý kiến về Hòa nhập chứ không hòa tan Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ lớp 12 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận trình bày ý kiến về Hòa nhập chứ không hòa tan mang đến bài văn mẫu cực hay. Qua đó giúp các bạn có thể tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội liên quan đến tuổi trẻ hay.
Viết bài văn nghị luậntrình bày ý kiến về Hòa nhập chứ không hòa tan mà Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn đăng tải dưới đây được viết rất rõ ràng dễ hiểu. Qua đó giúp các bạn nhanh chóng nắm bắt kiến thức và cũng là tiết kiệm thời gian cho việc tìm kiếm. Bên cạnh đó để nâng cao kỹ năng viết văn nghị luận xã hội các bạn xem thêm: nghị luận về hiện tượng lười học của học sinh, nghị luận về hiện tượng nghiện Tiktok của giới trẻ hiện nay.
Nghị luận về ý kiến về Hòa nhập chứ không hòa tan
Thế giới ngày càng vận động đến xu hướng hội nhập. Ảnh hưởng và giao lưu văn hóa ngày càng mạnh mẽ. Ngày nay chúng ta không thể không tiếp nhận văn hóa thế giới bởi lẽ nếu không tiếp nhận văn hóa thế giới thì tình trạng lạc hậu, chậm phát triển càng thêm trầm trọng và nặng nề. Điện thoại di động, máy vi tính, tivi cũng như rất nhiều những sản phẩm điện tử, công nghệ sinh học, hóa học, lý học đang tràn ngập thế giới và trở thành những điều không thể thiếu trong đời sống vật chất và tinh thần của con người Việt Nam. Bên cạnh mặt tốt bởi ích lợi của nó cũng biểu hiện rất nhiều lo ngại về ảnh hưởng mặt trái của nó. Một số biểu hiện cần phải được quan tâm suy ngẫm để làm sao những giá trị văn hóa truyền thống mang bản sắc văn hóa Việt Nam được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống của con người Việt Nam.
Ngày nay khi công nghiệp tác động mạnh mẽ vào đời sống thì nhiều văn hóa nghệ thuật của dân tộc không còn khả năng hấp dẫn, cuốn hút mạnh mẽ. Thanh niên và cả tầng lớp trung lưu không còn thích xem tuồng, chèo, hát ca trù… Chiếc áo dài tân thời – sản phẩm văn hóa mặc kết hợp cả văn hóa mặc Đông – Tây đã và đang là vẻ đẹp văn hóa mặc mang bản sắc Việt Nam cũng cần phải được nhận thức và giữ gìn. Do điều kiện sinh hoạt vật chất ngày nay tốt hơn nên nhiều phụ nữ không được mảnh mai và vì vậy không thích mặc áo dài ngay cả những ngày lễ, tết.
Giữ gìn bản sắc văn hóa không có nghĩa là loại bỏ các yếu tố văn hóa ngoại lai. “Bảo tồn bản sắc văn hóa” khác với “bảo vệ bản sắc văn hóa”. “Bảo tồn bản sắc văn hóa” là giữ để cho không mất đi, còn “bảo vệ bản sắc văn hóa” là giữ không để cho xâm phạm. “Bảo tồn” không có nghĩa là chỉ giữ lấy mà còn phải làm cho nó phát triển lớn mạnh hơn, giàu có hơn và vẫn được bổ sung các yếu tố mới. Trong việc bảo tồn và phát triển cũng đòi hỏi phải biết lựa chọn, sàng lọc. Các yếu tố văn hóa bản địa trước đây đã từng dùng hợp với các yếu tố văn hóa ngoại nhập nhưng vẫn tạo ra những nét văn hóa bản sắc. Vấn đề là phải dung hợp như thế nào và điều đó phải trở thành nhận thức, ý thức thường trực trong tiếp nhận và sử dụng. Thực tế cho thấy nhiều người có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam rất quan ngại khi các yếu tố văn hóa ngoại nhập đã làm xâm phạm và làm lu mờ những giá trị văn hóa truyền thống. Gần đây trang phục và diễn xuất của nhiều ca sĩ, diễn viên trên sân khấu đã tạo ra sự phản cảm, trở thành một vấn đề nhức nhối khiến cho một bộ phận không nhỏ khán giả quay lưng với nghệ thuật sân khấu. Người Việt Nam thừa nhận và tiếp nhận cái tinh túy, đẹp đẽ của vũ Ba lê, của nhạc Rock, của kịch nói, của nghệ thuật điện ảnh nhưng không chấp nhận phim ảnh khiêu dâm cùng những trò chơi bạo lực trên máy tính.
Giữ gìn bản sắc văn hóa là một yêu cầu vừa lâu dài vừa cấp thiết. Có lẽ trước hết mỗi cá nhân phải nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa theo đúng cách nghĩ: mọi cái sẽ đi qua, cái còn lại của mỗi dân tộc là văn hóa. Xã hội và nhà trường phải tăng cường giáo dục để mọi công dân hiểu được những giá trị, những biểu hiện truyền thống văn hóa… Hiểu được chỗ hay và biết cách thưởng thức, thanh niên sẽ bớt thờ ơ với các loại hình sân khấu truyền thống của Việt Nam mà thế giới đang hết lời ca ngợi như chèo, tuồng, múa rối nước, cải lương… Biết được lý do tồn tại và phạm vi sử dụng của một hiện tượng văn hóa nước ngoài, thanh niên sẽ không học đòi chạy theo đến mức mù quáng. Hiểu được về văn hóa sẽ hạn chế được hàng loạt sai sót đáng tiếc xảy ra khá thường xuyên trong cuộc sống và trên các báo đài
Vấn đề hội nhập văn hóa là mối quan tâm của toàn xã hội, khi vừa đáp ứng bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại. Hội nhập để mang bản sắc văn hóa dân tộc đến với các quốc gia trên thế giới, để quảng bá hình ảnh Việt Nam tươi đẹp trong mắt bạn bè quốc tế. Chứ không phải chạy theo lối sống sính ngoại mà đánh mất đi những giá trị cốt lõi của văn hóa dân tộc. Đó mới là hội nhập đúng nghĩa.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nghị luận trình bày ý kiến về Hòa nhập chứ không hòa tan Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ lớp 12 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.